Dựa vào thông tin mục 2 và hình 16.1, hãy:
- Trình bày đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp khai thác dầu, khí ở nước ta.
- Xác định một số mỏ dầu, khi của nước ta trên bản đồ.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tiêu chí Ngành | Vai trò | Đặc điểm | Phân bố |
Khai thác than | + Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản. + Nhiên liệu trong các ngành công nghiệp nhiệt điện, luyện kim, công nghiệp hóa chất,… | + Xuất hiện từ rất sớm. + Quá trình sử dụng than gây tác động xấu tới môi trường, đòi hỏi phải có các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế. | Các quốc gia có sản lượng than lớn là các quốc gia có nguồn tài nguyên này phong phú: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Liên bang Nga,… |
Khai thác dầu khí | + Nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản. + Nguyên liệu để sản xuất nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm. + Là mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều quốc gia. | + Việc khai thác phụ thuộc vào sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu. + Sản lượng và giá dầu khí có tác động mạnh tới sự phát triển kinh tế thế giới. + Khai thác dầu khí ảnh hưởng lớn đến môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu. | Tập trung ở các quốc gia có tài nguyên dầu khí: Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,… (dầu mỏ); Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Ca-ta,…(khí tự nhiên). |
Khai thác quặng kim loại | + Gắn với quá trình công nghiệp hóa trên thế giới do kim loại được sử dụng để sản xuất máy móc, thiết bị, làm vật liệu xây dựng, giao thông vận tải,… + Kim loại được sử dụng nhiều ở thiết bị trong đời sống,… | + Quặng kim loại được chia thành nhiều nhóm: kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, kim loại hiếm,… + Việc khai thác thiếu quy hoạch dẫn đến cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường. + Đòi hỏi phải có các vật liệu xây dựng và tái sử dụng. | Tập trung ở các nước có trữ lượng quặng kim loại nhiều hoặc 1 loại quặng kim loại có trữ lượng quặng lớn: sắt (Liên bang Nga, Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc,…), Bô-xít (Ô-xtrây-li-a, Ghi-nê, Xu-ri-nam,…), đồng (Chi-lê, Mê-hi-cô, Dăm-bi-a,…),... |
Tham khảo
Đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ:
- Quy mô các trung tâm lớn nhất, cơ cấu ngành rất đa dạng, nhiều ngành hiện đại.
- Hình thành một dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp trọng điểm: TP. HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
- Các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử,...TP. HCM là TTCN lớn nhất cả nước.
Nghành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt phát triển dựa trên những lợi thế: có nhiều nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí tự nhiên,...
Tham khảo:
- Phân bố
+ Lúa gạo, phân bố chủ yếu ở: đồng bằng ven biển đảo Hôn-su, ven bờ phía tây các đảo Xi-cô-cư và đảo Kiu-xiu.
+ Củ cải đường, phân bố chủ yếu ở: đảo Hô-cai-đô
+ Cây ăn quả, phân bố chủ yếu ở: phía nam và tây nam các đảo Kiu-xiu, Xi-cô-cư, phía đông bắc đảo Hôn-su, đảo Hô-cai-đô.
+ Chè, phân bố chủ yếu ở: đông nam đảo Hôn-su, đảo Kiu-xiu, đảo Xi-cô-cư.
+ Thuốc lá, phân bố chủ yếu ở: đảo Kiu-xiu.
+ Lúa mì, phân bố chủ yếu ở: phía bắc đảo Hô-cai-đô
+ Dâu tằm, phân bố chủ yếu ở: trung tâm đảo Hôn-su, phần nhỏ ở đảo Kiu-xiu.
+ Bò được nuôi ở hầu khắp cả nước, nhiều nhất là đảo Xi-cô-cư, đảo Hô-cai-đô, đảo Kiu-xiu, đảo Hôn-su.
+ Lợn và gà được nuôi tập trung nhiều nhất ở: đảo Hôn-su.
- Phát triển
- Nông nghiệp:
+ Thu hút 3% lao động, chiếm khoảng 1% GDP, diện tích đất canh tác chiếm 13% diện tích lãnh thổ.
+ Nền nông nghiệp hiện đại hướng vào sản xuất thâm canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa ở các khâu của quá trình sản xuất, tạo ra năng xuất và chất lượng sản phẩm cao.
+ Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại quy mô vừa và nhỏ.
+ Trồng trọt chiếm hơn 63% giá trị sản xuất nông nghiệp và được hiện đại hóa (chủ yếu là lúa gạo, rau và hoa quả).
+ Chăn nuôi khá phát triển (chủ yếu là: gà, bò, lợn,…), chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh, áp dụng công nghệ hiện đại và có sản lượng cao, chất lượng tốt.
- Lâm nghiệp:
+ Diện tích rừng lớn, chiếm 66% diện tích lãnh thổ. Chú trọng bảo vệ rừng, tăng diện tích rừng, rừng trồng chiếm 40% tổng diện tích rừng.
+ Ngành khai thác và chế biến gỗ có sự tăng trưởng nhanh. Sản lượng khai thác gỗ tròn năm 2020 là 30,2 triệu m3.
- Thủy sản:
+ Đánh bắt thủy sản được hiện đại hõa, áp dụng công nghệ kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo. Là một trong những nước có đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới, sản lượng đánh bắt hàng năm cao. Đánh bắt xa bờ được chú trọng và chiếm phần lớn sản lượng, là nguồn cung cấp hàng xuất khẩu quan trọng.
+ Nuôi trồng thủy sản được chú trọng phát triển, phân bố rộng rãi.
a) Tình hình phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta
Sản lượng dầu thô, than sạch, điện của nước ta năm 2000-2007
Năm | 2000 | 2005 | 2007 |
Dầu thô ( triệu tấn) | 16.3 | 18,5 | 15,9 |
Than sạch ( triệu tấn) | 11,6 | 34,1 | 42,5 |
Sản lượng điện (tỉ kwh) | 26,7 | 52,1 | 64,1 |
Nhận xét :
- Trong giai đoạn 2000-2007
+ Sản lượng dầu thô tăng giảm không ổn định
+ Sản lượng than sạch tăng 30,9 triệu tấn , gấp 3,7 lần
+ Sản lượng điện tăng 37,4 tỉ kwh, tăng gấp 2,4 lần
- Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp so với toàn ngành công nghiệp ngày càng giảm, từ 18,6% ( 2000) xuống còn 13,7% (năm 2005) và 11,1% ( 2007)
b) Những nơi khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, than , các nhà máy nhiệt điện và các nhà máy thủy điện đã xây dựng
- Khai thác dầu mỏ : Mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng
- Khai thác khí tự nhiên : Mỏ Lan Đỏ, Lan Tây (thềm lục địa phía Nam), Tiền Hải (Thái Bình)
- Khai thác than : chủ yếu ở Quảng Ninh, ngoài ra còn khai thác ở mỏ Quỳnh Nhai (Điện Biên), mỏ Phú Lương (Thái Nguyên)
- Các nhà máy thủy điện :
+ Trên 1.000 MW : Hòa Bình ( trên sông Đà)
+ Dưới 1.000 MW : Thác Bà (trên sông Chảy), Nậm Mu ( trên sông Chảy), Tuyên Quang (trên Sông Gâm), A Vương (trên sông Vu Gia), Vĩnh Sơn (trên sông Côn), Sông Hinh ( trên sông Ba), Đa Nhim ( trên sông Đồng Nai), Hàm Thuận - Đa Mi ( trên sông La Ngà), Trị An ( trên sông Đồng Nai), Thác Mơ , Cần Đơn ( trên sông Bé), Đrây Hling (trên sông Xrê Pôk), Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A (trên sông Xê Xan)
- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng : Sơn La (trên sông Đà), Cửa Đạt (trên sông Chu), Bản Vẽ ( Trên sông Cả), Rào Quán ở Quảng Trị , Xê Đan 4 ( trên sông Xê Đan), Xrê Pôk 3, X ê Pôk 4, Buôn Kuôn, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah ( trên sông Xrê Pôk), Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đại Ninh ( trên sông Đồng Nai)
- Các nhà máy nhiệt điện
+ Trên 1.000 KW : Phả Lại ( Hải Dương), Phú Mỹ ( Bà Rịa - Vũng Tàu), Cà Mau
+ Dưới 1.000 KW : Na Dương (Lạng Sơn), Uông Bí (Quảng Ninh), Ninh Bình, Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thủ Đức (tp Hồ Chí Minh), Trà Nóc ( tp Cần Thơ)
bài của bạn đúng rồi nhưng mình xin có góp ý là bạn nên tìm ở lược đồ sẽ dễ và cũng chính xác đấy
VD các nhà máy thủy điện trên 1.000 MW : móng dương, quảng ninh,vũng áng 1, vĩnh tân 2, phý mỹ ,...(mình tìm trên lược đồ)
đấy chỉ là góp ý kến riêng của tớ có j sai mong cậu thông cảm !
CHÚC BẠN HỌC TOOTS~ ^ ^
Tham khảo!
Chiếm 29% GDP cả nước.
- Là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, giá trị sản lượng đứng thứ 2 thế giới.
- Cơ cấu ngành công nghiệp: đa dạng, phát triển mạnh các ngành có kĩ thuật cao.
+ Ngành hiện đại: công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử
+ Ngành truyền thống: Dệt may, Xây dựng.
+ Nhiều ngành có vị thế cao trên thế giới: vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, robot, tàu biển, ô tô, xe máy,…
- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven bờ Thái Bình Dương.
- Tình hình phát triển của ngành nông nghiệp Hoa Kỳ: Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nông sản phát triển hàng đầu thế giới (đạt 143,2 tỉ USD năm 2020). Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại với quy mô lớn, sử dụng máy móc, kĩ thuật hiện đại.
+ Nông nghiệp: trồng trọt có sản lượng lớn, sản lượng ngô và đậu tương đứng đầu thế giới. Chăn nuôi phát triển mạnh, một số sản phẩm chăn nuôi có sản lượng lớn hàng đầu thế giới.
+ Lâm nghiệp: quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất gỗ tròn và xuất khẩu gỗ, hoạt động trồng rừng được chú trọng phát triển.
+ Thủy sản: đánh bắt thủy sản phát triển mạnh, nuôi trồng thủy sản có vị thế nhỏ hơn, sản lượng còn thấp nhưng đang có xu hướng tă
Tham khảo
+ Lúa mì phân bố chủ yếu ở: vùng đồng bằng trung tâm, phía nam sông Mít-xu-ri, phía tây sông Mít-xi-xi-pi.
+ Ngô phân bố chủ yếu ở: phía bắc đồng bằng trung tâm, ven sông Ô-hai-ô và hồ Mi-si-gân.
+ Đậu tương phân bố chủ yếu ở: ven sông Ri-ô Gran-đê, phía tây nam đồng bằng ven biển Đại Tây Dương, phía bắc đồng bằng trung tâm.
+ Cây ăn quả phân bố chủ yếu ở: phía tây nam cao nguyên Cô-lô-ra-đô, bắc và tây bắc dãy A-pa-lát.
+ Bông phân bố chủ yếu ở: phía nam vùng đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.
+ Củ cải đường phân bố chủ yếu ở: nội địa phía tây lãnh thổ, dọc sông Cô-lôm-bi-a.
+ Gà được nuôi chủ yếu ở: vùng cao nguyên và đồng bằng trung tâm lãnh thổ,
+ Bò được nuôi chủ yếu ở: phía bắc và đông bắc Bồn địa lớn, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô, phía bắc đồng bằng Trung Tâm, phía tây dãy A-pa-lát.
+ Lợn được nuôi chủ yếu ở: vùng đồng bằng Trung Tâm, đồng bằng ven biển Đại Tây Dương.
Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và xuất khẩu nông sản phát triển hàng đầu thế giới (đạt 143,2 tỉ USD năm 2020). Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại với quy mô lớn, sử dụng máy móc, kĩ thuật hiện đại.
+ Nông nghiệp: trồng trọt có sản lượng lớn, sản lượng ngô và đậu tương đứng đầu thế giới. Chăn nuôi phát triển mạnh, một số sản phẩm chăn nuôi có sản lượng lớn hàng đầu thế giới.
+ Lâm nghiệp: quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất gỗ tròn và xuất khẩu gỗ, hoạt động trồng rừng được chú trọng phát triển.
+ Thủy sản: đánh bắt thủy sản phát triển mạnh, nuôi trồng thủy sản có vị thế nhỏ hơn, sản lượng còn thấp nhưng đang có xu hướng tăng.
- Tiềm năng: dầu mỏ của nước ta được phân bố trong các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa; đặc biệt là thềm lục địa phía Nam, với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
- Sự phát triển:
+ Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm 1986, từ đó sản lượng liên tục tăng qua các năm và đạt 18,5 triệu tấn năm 2005
+ Công nghiệp hoá dầu đang dần hình thành, trước hết là xây dựng các nhà máy lọc dầu, cùng với các cơ sở hoá dầu khác để sản xuất chât dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp và các hóa chất cơ bản.
+ Công nghiệp chế biến khí: phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm, hóa lỏng khí,...
Tham khảo
- Nhìn chung, ngành công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga vẫn luôn phát triển ổn định với sản lượng khai thác không ngừng tăng lên, chỉ riêng giai đoạn năm 2020 có sự sụt giảm do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
- Theo thống kê của Liên bang Nga, năm 2018 nước này đã khai thác 556 triệu tấn dầu và 725 tỷ tấn khí đốt, thu về ngân sách khoảng 9 nghìn tỷ rub (tương đương 137 tỷ USD). Sản lượng khai thác dầu của Liên bang Nga chiếm khoảng 11,5% sản lượng khai thác dầu toàn cầu với giá trị xuất khẩu chiếm tới 13% tổng giá trị xuất khẩu dầu mỏ thế giới. Không chỉ sở hữu những con số ấn tượng, vị thế và vai trò của Liên bang Nga trên thị trường năng lượng thế giới cũng không ngừng được khẳng định. Đến năm 2020 nước này đã khai thác 524,4 triệu tấn dầu và 557,6 tỉ m3 khí.
- Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường Liên bang Nga, trữ lượng dầu thô của Liên bang Nga khoảng 9,04 tỷ tấn trong khi trữ lượng khí đốt là khoảng 14,47 tỷ m3 (thống kê của Tập đoàn BP thậm chí còn cao hơn với trữ lượng dầu thô của Liên bang Nga là khoảng 14,5 tỷ và khí đốt là 35 tỷ m3). Bộ Năng lượng Liên bang Nga cho biết, với tốc độ khai thác như hiện nay thì lượng dầu thô của Nga sẽ đủ để khai thác trong vòng 30 năm và lượng khí đốt là trong vòng 100 năm.
- Mặc dù gặp khó khăn do lệnh cấm vận từ các nước phương Tây nhưng các tập đoàn năng lượng Nga đều cố gắng khắc phục khó khăn và đưa vào hoạt động một loạt các dự án trọng điểm như Sila Sibiri, Severnyi Potok 2, Tureskii Potok. Riêng dự án Yamal LNG mới đây nhất đã giúp Liên bang Nga vượt Mỹ để trở thành đối tác cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất cho Châu Âu.
- Nhờ không ngừng áp dụng các công nghệ khai thác hiện đại mà trong năm 2018 có đến 2 công ty của Liên bang Nga nằm trong danh sách các công ty có sản lượng khai thác dầu khí lớn nhất thế giới và doanh thu của các công ty dầu khí Liên bang Nga trong năm 2018 đạt gần 57,7 tỷ USD.
Tham khảo
- Phân bố
+ Công nghiệp chế tạo, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Ô-xa-ca,…
+ Công nghiệp luyện kim, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a,…
+ Công nghiệp điện tử - tin học, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, Na-ga-xa-ki, Phu-cu-ô-ca,…
+ Công nghiệp hóa chất, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Cô-chi,…
+ Công nghiệp thực phẩm, phân bố chủ yếu ở: I-ô-cô-ha-ma, Ky-ô-tô, Mu-rô-ran,…
- Phát triển
Công nghiệp là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, chiếm 29% GDP và giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới. Cơ cấu ngành đa dạng, nhiều lĩnh vực công nghiệp có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao hàng đầu thế giới.
+ Công nghiệp chế tạo: phát triển mạnh, chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu, nổi bật với sản xuất ô tô, đóng tàu đứng hàng đầu thế giới. Ngành có khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng, áp dụng tối đa các công nghệ tiên tiến và đạt hiệu quả cao.
+ Công nghiệp luyện kim: chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập từ nước ngoài, tốc độ phát triển nhanh, ứng dụng phổ biến kĩ thuật và công nghệ hiện đại. Là nước xuất khẩu thép đứng thứ 2 thế giới.
+ Công nghiệp điện tử - tin học: phát triển với tốc độ nhanh, dẫn đầu thế giới, sản phẩm nổi bật là máy tính và rô bốt.
+ Công nghiệp hóa chất: là một trong những ngành công nghệ cao, các sản phẩm như: nhựa, vật liệu cách nhiệt, cao su tổng hợp,… xuất khẩu sang nhiều nước.
+ Công nghiệp thực phẩm: có sản phẩm đa dạng, trình độ phát triển cao, đầu tư ra nước ngoài lớn.
(*) Đặc điểm phát triển và phân bố của công nghiệp khai thác dầu, khí ở nước ta:
Phân bố:
- Tập trung chủ yếu ở:
+ Thềm lục địa phía Nam: Bể Cửu Long (hơn 90% sản lượng khai thác).
+ Một số địa phương khác: Thềm lục địa phía Nam Trung Bộ, Vịnh Bắc Bộ.
Đặc điểm:
- Sản lượng:
+ Tăng liên tục qua các năm.
+ Năm 2020: 18,5 triệu tấn dầu và 10,8 tỷ m3 khí.
- Loại dầu, khí:
+ Dầu: Dầu mỏ nhẹ, chất lượng tốt.
+ Khí: Khí thiên nhiên, chủ yếu là khí mêtan.
- Hình thức khai thác:
+ Khai thác ngoài khơi.
+ Khai thác bằng giàn khoan.
(*) Một số mỏ dầu, khí trên bản đồ:
- Bể Cửu Long:
+ Mỏ Bạch Hổ.
+ Mỏ Rồng Đỏ.
+ Mỏ Đại Hùng.
- Thềm lục địa phía Nam Trung Bộ:
+ Mỏ Cá Voi Xanh.
+ Mỏ Thiên Ưng.
- Vịnh Bắc Bộ:
+ Mỏ Lan Tây.
+ Mỏ Hồng Ngọc.