Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp nước ta.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
a) Ngành nông nghiệp:
- Sự phát triển:
+ Sản xuất theo hướng thâm canh với quy mô nhỏ, áp dụng công nghệ tiên tiến, cho năng suất cao với chất lượng hàng đầu thế giới.
+ Trồng trọt chiếm hơn 60% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (2020). Trình độ cơ giới hoá nông nghiệp rất cao. Các sản phẩm chính gồm: lúa gạo, lúa mì, rau, cây ăn quả….
+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, tỉ trọng có xu hướng tăng. các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm.
- Phân bố:
+ Các vùng trồng trọt chính là đảo Hô-cai-đô, tỉnh Cu-ma-mô-tô (đảo Kiu-xiu), tỉnh Ca-ga-oa (đảo Xi-cô-cư), tỉnh A-ki-ta (đảo Hôn-su),...
+ Chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô
b) Ngành lâm nghiệp
- Sự phát triển:
+ Diện tích và tỉ lệ che phủ rừng lớn, rừng trồng chiếm 40% tổng diện tích rừng.
+ Nhật Bản vẫn phải nhập gỗ nguyên liệu và nhiều sản phẩm từ gỗ.
- Phân bố: hầu khắp cả nước.
c) Ngành thủy sản
- Sự phát triển:
+ Khai thác thuỷ sản: có lịch sử phát triển lâu đời; đã đạt đến mức công nghiệp hoá. Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2020 là 3,2 triệu tấn (đứng thứ tám thế giới). Thuỷ sản khai thác xa bờ chiếm tỉ lệ lớn trong tổng sản lượng. Đội tàu khai thác thuỷ sản của Nhật Bản lớn hàng đầu thế giới (năm 2020).
+ Nuôi trồng thuỷ sản: được chú trọng phát triển. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 1 triệu tấn năm 2020 (đứng thứ 14 trên thế giới). Các loài thuỷ sản được nuôi trồng chủ yếu là tôm, rong biển, trai lấy ngọc, hàu,...
- Phân bố: hầu khắp cả nước.
Lời giải:
a) Ngành nông nghiệp:
- Sự phát triển:
+ Nông nghiệp có quy mô lớn, năng suất cao. Hình thức sản xuất chủ yếu là các trang trại với quy mô rất lớn, chủ yếu sử dụng máy móc và kĩ thuật hiện đại.
+ Các cây trồng chính là lúa mì, lúa gạo, ngô, đậu tương, cây ăn quả.... các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm,...
+ Hoa Kỳ là nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.
- Phân bố:
+ Khu vực phía nam Ngũ Hồ: chuyên canh cây thực phẩm, chăn nuôi bò sữa.
+ Khu vực Đồng bằng Trung tâm chuyên canh lúa mì, ngô,
+ Ven vịnh Mê-hi-cô trồng lúa gạo, bông, đậu tương.
+ Khu vực Đồng bằng Lớn chăn nuôi bò thịt.
b) Ngành lâm nghiệp
- Sự phát triển:
+ Lâm nghiệp có quy mô lớn và mang tính công nghiệp. Sản lượng gỗ tròn của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới với 429,7 triệu m3 (năm 2020).
+ Trồng rừng ngày càng được chú trọng phát triển.
- Phân bố: Lâm nghiệp tập trung ở vùng núi Rốc-ki, ven vịnh Mê-hi-cô,..
c) Thuỷ sản
- Sự phát triển:
+ Khai thác thủy sản phát triển mạnh do có nguồn lợi thuỷ sản dồi dào, phương tiện và công nghệ khai thác hiện đại. Năm 2020, sản lượng thuỷ sản khai thác của Hoa Kỳ đạt 4,3 triệu tấn (đứng thứ sáu trên thế giới).
+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng còn thấp (0,5 triệu tấn) và đang có xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, đồng thời giúp bảo vệ và duy trì nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.
- Phân bố: Khai thác thủy sản tập trung ở ven bờ Đại Tây Dương, ven vịnh Mê-hi-cô, phía Bắc Thái Bình Dương.
Tham khảo!
+ Lúa mì: tập trung nhiều nhất ở vùng phía tây và tây nam, khu vực giáp với U-crai-na, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan.
+ Củ cải đường: chủ yếu ở vùng ven biển Ca-xpi, số ít ở biên giới với U-crai-na
+ Khoai tây: trồng nhiều ở vùng bên trong của vùng phía tây như: Ca-dan, Chê-li-a-bin, Nô-vô-xi-biếc
+ Hạt hướng dương: trồng chủ yếu ở vùng Xa-ma-na, chân dãy Cáp-ca
+ Đàn bò: khu vực Hồ Bai-can, Tu-la, Ca-dan
+ Đàn cừu: vùng phía nam và tây nam, giáp với Ca-dắc-xtan, Trung Quốc và Mông Cổ.
Tham khảo!
Chiếm 29% GDP cả nước.
- Là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, giá trị sản lượng đứng thứ 2 thế giới.
- Cơ cấu ngành công nghiệp: đa dạng, phát triển mạnh các ngành có kĩ thuật cao.
+ Ngành hiện đại: công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử
+ Ngành truyền thống: Dệt may, Xây dựng.
+ Nhiều ngành có vị thế cao trên thế giới: vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, robot, tàu biển, ô tô, xe máy,…
- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven bờ Thái Bình Dương.
Tham khảo!
- Sự phát triển của sản xuất công nghiệp:
+ Hoa Kỳ là cường quốc công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp đứng thứ 2 thế giới.
+ Năm 2020, công nghiệp và xây dựng chiếm 18.4% GDP Hoa Kỳ, đây cũng là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kỳ.
+ Nền công nghiệp có cơ cấu đa dạng, nhiều ngành có trình độ khoa học - công nghệ và kĩ thuật cao, sản lượng đứng hàng đầu thế giới.
+ Một số ngành công nghiệp tiêu biểu ở Hoa Kỳ là: công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến.
- Đặc điểm phân bố:
+ Công nghiệp năng lượng: khai thác than ở vùng núi A-pa-lát; khai thác dầu mỏ, khí đốt ở bang Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô…
+ Công nghiệp chế biến phát triển ở các trung tâm công nghiệp thuộc các bang trung tâm như Chi-ca-gô, Mít-xu-ri, A-can-dát, Mít-xi-xi-pi…
+ Công nghiệp hàng không - vũ trụ phát triển ở các trung tâm ven vịnh Mê-hi-cô( Hao-xtơn, Đa-lát) và ven Thái Bình Dương (Lốt An-giơ-lét, Xít-tơn)
+ Ngành điện tử - tin học tập trung ở khu vực đông bắc và phía tây.
=> Nhìn chung hoạt động sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ tập trung mạnh nhất ở khu vực đông bắc và đang có sự chuyển dịch dần về các bang phía nam và ven Thái Bình Dương, hình thành Vành đai Mặt trời.
Tham khảo!
Tình hình phát triển ngành công nghiệp Trung Quốc
- Nền công nghiệp Trung Quốc có quy mô lớn, cơ cấu đa dạng, nhiều sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới. Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đóng góp 37,8% vào GDP cả nước.
Sự phân bố của một số ngành công nghiệp
- Công nghiệp luyện kim: phân bố ở các trung tâm công nghiệp như Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Bao Đầu, Lan Châu, Nam Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Quý Dương, Côn Minh, U-rum-si.
- Công nghiệp điện tử - tin học: phân bố ở các trung tâm công nghiệp như Thẩm Dương, Vũ Hán, Thành Đô, Trùng Khánh, Quảng Châu, Hồng Kông, Đài Bắc.
- Nhà máy thủy điện: phân bố chủ yếu trên sông Trường Giang.
- Nhà máy nhiệt điện: phân bố chủ yếu ở Thẩm Dương, Bắc Kinh, Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.
- Công nghiệp của Trung Quốc đang chuyển GDP dịch theo hướng hiện đại hoá: gia tăng các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao.
- Các ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là công nghiệp chế tạo, năng lượng, luyện kim, điện tử - tin học....
- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc tập trung ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải. Các trung tâm công nghiệp lớn là Thượng Hải, Thâm Quyến, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thiên Tân,...
- Nội thương:
+ Cùng với sự phát triển của sức sản xuất và quy mô dân số, hoạt động thương mại trong các quốc gia ngày càng phát triển về cả không gian trao đổi sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm.
+ Quy mô thị trường hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng.
+ Việc mua bán hàng hóa thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
+ Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi thương mại truyền thống.
- Ngoại thương:
+ Thị trường thế giới hiện nay là thị trường toàn cầu, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang là xu hướng quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới.
+ Thương mại quốc tế ngày càng tăng về khối lượng và giá trị hàng hóa.
+ Các mặt hàng xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ô tô, lương thực và dược phẩm.
- Các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lớn trên thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Canada,...
- Hiện nay các quốc gia thuộc một khu vực có xu hướng liên kết với nhau và hình thành các tổ chức thương mại khu vực như EU, USMCA, MERCOSUR, ASEAN, APEC,....
* Bưu chính
- Gồm các dịch vụ vận chuyển thư tín, bưu phẩm, chuyển tiền và điện báo. Mạng lưới bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp.
- Chất lượng không ngừng được nâng cao với nhiều dịch vụ hiện đại mới ra đời: chuyển phát nhanh, khai thác dữ liệu qua bưu chính, bán hàng qua bưu điện,....
- Mạng lưới bưu cục được mở rộng nhưng vẫn chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trung tâm công nghiệp.
* Viễn thông
- Viễn thông phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế, chủ yếu là điện thoại và internet.
- Điện thoại:
+ Tính đến năm 2019 có 5 tỉ người dùng điện thoại cá nhân với 8 tỉ thuê bao di động. Bình quân số máy điện thoại trên thế giới là 107,7/100 dân, riêng điện thoại thông minh là 68,9/100 dân.
+ Các quốc gia có số thuê bao nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga.
- Internet:
+ Ra đời năm 1989, internet đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành viễn thông thế giới nhờ thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin toàn cầu.
+ Số người sử dụng internet ngày càng đông, năm 2019 có hơn 4,3 tỉ người trên thế giới sử dụng internet.
+ Một số quốc gia đứng đầu như : Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Trung Đông,...
+ Khu vực Nam Á và châu Phi có tỉ lệ sử dụng internet rất thấp phổ biến mức dưới 50% dân.
Tham khảo!
- Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của HK. Tuy nhiên tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm: năm 1960 là 33,9%, năm 2004 chiếm 19,7% GDP.
- Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì gồm 3 nhóm ngành:
+ Công nghiệp chế biến
+ Công nghiệp điện lực
+ Công nghiệp khai khoáng
- Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành công nghiệp có sự thay đổi: giảm tỉ trọng của các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, dệt, gia công đồ nhựa... tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp hàng không – vũ trụ, điện tử
- Phân bố công nghiệp thay đổi
+ Trước đây, sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tài, hóa chất, dệt...
+ Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu, công nghiệp hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử...
- Ngành công nghiệp Hoa Kỳ có sự chuyển dịch theo lãnh thổ. Vùng Đông Bắc là nơi phát triển sớm nhất của Hoa Kỳ, tập cung nhiều trung tâm công nghiệp lâu đời
Tham khảo
Yêu cầu số 1: Trình bày tình hình phát triển ngành nông nghiệp của Nhật Bản
- Ở Nhật Bản, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 1% GDP và sử dụng hơn 3% lực lượng lao động (năm 2020).
- Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là các trang trại có quy mô vừa và nhỏ. Nền nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng công nghệ cao, giảm tối đa nguồn lao động.
- Ngành trồng trọt: có vị trí quan trọng, chiếm hơn 63% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp (năm 2020). Các cây trồng chính của Nhật Bản là lúa gạo, lúa mì, đậu tương, củ cải đường, chè, cây ăn quả.
- Ngành chăn nuôi: được chú trọng phát triển nên tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nông nghiệp. Ngành chăn nuôi được áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có giá trị cao như bò sữa, bò thịt,...
- Ngành thủy sản:
+ Khai thác thuỷ sản chiếm ưu thế với sản lượng đánh bắt hằng năm lớn nhưng có xu hướng giảm. Các loại thuỷ sản khai thác chủ yếu là cá ngừ, cá thu, cá tuyết, mực,...
+ Nuôi trồng thuỷ sản ngày càng được chú trọng, các loại thuỷ sản nuôi trồng như cá hồi, cá chép, lươn, ngọc trai, rong biển,...
- Ngành lâm nghiệp: là ngành được chú trọng phát triển.
+ Nhật Bản có diện tích rừng lớn, khoảng 25 triệu ha (năm 2020) và ổn định trong nhiều năm. Trong đó, rừng trồng chiếm khoảng 40% tổng diện tích rừng với trữ lượng gỗ ngày càng tăng.
+ Ngành khai thác và chế biến gỗ của Nhật Bản đang có sự tăng trưởng nhanh, đáp ứng nhu cầu gỗ trong nước.
Yêu cầu số 2: Nhận xét đặc điểm phân bố ngành nông nghiệp của Nhật Bản
- Lúa gạo được trồng nhiều trên đảo hôn su
- Lúa mì, củ cải đường, đậu tương được trồng nhiều trên đảo Hô cai đô
- Khu vực phía nam trồng nhiều các loại cây như lúa gạo, chè, đậu tương, rau quả…
- Khu vực ven biển phát triển ngành thuỷ sản
Tình hình phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp nước ta
1. Phát triển:
- Sản lượng gỗ khai thác: Tăng từ 15 triệu m3 năm 2000 lên 23 triệu m3 năm 2020.
- Diện tích rừng trồng: Tăng từ 3,4 triệu ha năm 2000 lên 5,8 triệu ha năm 2020.
- Giá trị xuất khẩu lâm sản: Tăng từ 2,5 tỷ USD năm 2000 lên 11 tỷ USD năm 2020.
2. Phân bố:
- Rừng tập trung: Phân bố chủ yếu ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Rừng phòng hộ: Phân bố ở các khu vực đầu nguồn sông, ven biển và khu vực có nguy cơ sạt lở đất.
- Rừng đặc dụng: Phân bố ở các khu vực có giá trị về cảnh quan, khoa học và lịch sử.