K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH

1. Hiện trạng:

Theo Tổng cục Thống kê, tỷ số giới tính khi sinh (SRB) phản ánh sự cân bằng giới tính của số bé trai và bé gái khi được sinh ra. Tỷ số này ở mức sinh học thông thường là 104-106 bé trai/100 bé gái. Bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào của tỷ số giới tính khi sinh chệch khỏi mức sinh học bình thường đều phản ánh những can thiệp có chủ đích và sẽ làm ảnh hưởng đến sự mất cân bằng tự nhiên, đe dọa sự ổn định dân số của quốc gia và toàn cầu.

Vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh thực sự đang trở thành thách thức với công tác dân số tại Việt Nam. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong giai đoạn đầu từ năm 1999 đến năm 2005, xu hướng biến động SRB của Việt Nam không rõ ràng và dường như dao động trong khoảng 104 đến 109 bé trai/100 bé gái. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, SRB của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu tăng đáng kể. Năm 2021, SRB ở mức 112 bé trai/100 bé gái và năm 2022, SRB giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm 2021 (tương ứng là 111,5 bé trai/100 bé gái so với 112,0 bé trai/100 bé gái). Dù tỷ số này có sự tăng giảm qua các năm nhưng hiện vẫn đang ở mức cao hơn so với mức cân bằng tự nhiên.

Số liệu của Tổng cục Dân số – kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho thấy, mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam tuy xuất hiện muộn hơn một số nước nhưng tăng nhanh và lan rộng, xảy ra ở cả thành thị và nông thôn. Xét ở phạm vi vùng kinh tế – xã hội, năm 2006 có 3/6 vùng mất cân bằng giới tính khi sinh thì đến năm 2021 cả 6/6 vùng đã bị mất cân bằng giới tính khi sinh ở cả thành thị và nông thôn.

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đặc biệt cao ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc (114,1), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (110,6). Đặc biệt có 6 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh rất cao trên 120 bé trai/100 bé gái như: Bắc Giang (126,8/100), Hà Nam (125,3/100), Hưng Yên (123,6/100), Sơn La (121,8/100), Hòa Bình (121,8/100), Bà Rịa – Vũng Tàu (121,1/100).Đáng lưu ý, Việt Nam là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới có sự chênh lệch giới tính khi sinh ngay từ đứa con đầu tiên (110/100), tức là các cặp vợ chồng đã nghĩ đến lựa chọn giới tính khi sinh ngay ở lần sinh đầu.Bên cạnh đó, mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh cao hơn nhiều ở những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao, tình hình kinh tế khá giả. Năm 2019, tỷ số giới tính khi sinh trong nhóm nghèo nhất là 108,2 so với 112,9 ở nhóm giàu nhất. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tỷ số giới tính khi sinh cao hơn ở một số nhóm dân tộc thiểu số so với các dân tộc khác.

2. Nguyên nhân và những hệ lụy

Theo giới chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam, nhưng nguyên nhân gốc rễ, cốt lõi vẫn là định kiến giới. Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã “ăn sâu, bám rễ” vào tiềm thức của mỗi cá nhân và trở thành quan niệm truyền thống của người Việt Nam. Quan niệm thiên lệch về giới này đã được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến vị trí, vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Tiếp đến là việc tiếp cận kỹ thuật mới để lựa chọn giới tính phổ biến rộng trong thời gian gần đây. Hầu hết người dân đều có thể tiếp cận dịch vụ siêu âm, phá thai với mục đích lựa chọn giới tính. Mặc dù Chính phủ đã tăng cường khung pháp lý để giải quyết sự gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh (đã có các quy định cấm xác định giới tính thai nhi và tất cả các hình thức lựa chọn giới tính nhằm đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức sinh học bình thường vào năm 2025), song việc thực thi chưa mang lại hiệu quả tích cực.

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi của nước ta chưa phát triển. Ở các khu vực nông thôn, nhiều người già không có lương hưu, hay trợ cấp xã hội, trong khi họ cần sự chăm sóc về y tế. Tất cả phụ thuộc vào khả năng phụng dưỡng của con cái mà theo quan niệm của gia đình truyền thống, trách nhiệm đó chủ yếu thuộc về con trai. Nhiều người vì thế sẽ cảm thấy lo lắng cho tương lai và bất an khi về già nếu không có con trai.

Ở nhiều vùng nông thôn, các công việc nặng nhọc đều đòi hỏi sức lao động chân tay của nam giới. Vì vậy, con trai vừa là trụ cột về tinh thần, vừa là trụ cột về kinh tế cho cả gia đình. Những chuẩn mực xã hội mới như gia đình qui mô nhỏ, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con cũng là lý do khiến các cặp vợ chồng tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính để chắc chắn sinh con theo ý muốn.

3. Giải pháp khắc phục cần đồng bộ và bền bỉ

Theo các chuyên gia, để giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện nay, phải giải quyết nguyên nhân “gốc rễ” của vấn đề, tức là thay đổi nhận thức của người dân về việc sinh con trai hay con gái. Đồng thời, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, hướng đến một xã hội bình đẳng hơn, không còn tình trạng “trọng nam khinh nữ” cũng là việc cần thiết phải làm.

Tại Việt Nam, trước tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng gia tăng, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản để giải quyết vấn đề này như Luật Bình đẳng giới, Luật hôn nhân gia đình, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Pháp lệnh dân số, các nghị định, Quy định về cấm lựa chọn giới tính khi sinh… Trong các bộ luật này, ngoài những quy định chung áp dụng một cách bình đẳng đối với nam và nữ còn có những chính sách điều chỉnh pháp luật riêng phù hợp với những đặc thù về giới tính của phụ nữ, trẻ em gái.

Đặc biệt, Luật Bình đẳng giới ra đời là sự khẳng định rõ ràng nhất, tập trung nhất nỗ lực và bước tiến không ngừng của Chính phủ Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng nam nữ, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và đưa ra những biện pháp thiết thực có tính đến những đặc thù về giới tính của phụ nữ.

Theo Tổng Cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, công tác dân số hiện nay phải giải quyết đồng bộ và toàn diện các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế – xã hội. Để giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, cần can thiệp, giải quyết nguyên nhân căn bản, gốc rễ của vấn đề là “định kiến giới, tâm lý ưa thích con trai hơn con gái” đã “ăn sâu” vào tiềm thức của mỗi cá nhân và trở thành quan niệm truyền thống của người Việt Nam. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh truyền thông theo các nhóm đối tượng; đặc biệt cần quan tâm đến việc nâng cao hiệu lực thực thi những quy định của pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh đã được quy định trong các luật, pháp lệnh, quy định về cấm lựa chọn giới tính khi sinh; tranh thủ sự hỗ trợ của tổ chức quốc tế để vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số…

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh chỉ được giải quyết triệt để khi Việt Nam triển khai đồng bộ các giải pháp lâu dài và bền bỉ với sự quyết tâm và vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

6 tháng 3 2023

Đây là môn giáo giục địa phương ai bt giải giúp mik với ạ!!

7 tháng 3 2023

sao ghi là địa lý

14 tháng 8 2023

Tham khảo

(*) Lựa chọn: Thực hiện nhiệm vụ 1

(*) Trình bày: Mô tả đặc điểm chủ yếu của địa hình thành phố Hà Nội

Vị trí địa lí:

+ Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông.

+ Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.

Diện tích: Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

Địa hình Hà Nội:

+ Thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển.

+ Nhờ phù sa bồi đắp, 3/4 diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác.

+ Phần diện tích đồi núi chiếm 1/4 diện tích thành phố,phần lớn thuộc các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức,… với các đỉnh như: Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m...

+ Khu vực nội thành Hà Nội có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng,…

11 tháng 8 2023

Tham khảo:
Các nghề mới xuất hiện.
Các nghề vẫn ổn định trong những năm gần đây.
Các nghề đang giảm số lượng lao động.
Các nghề thu hút nhiều nhân lực lao động và giới trẻ hiện nay.
Các lĩnh vực lao động có nhụ cầu tăng lên trong xã hội.

11 tháng 8 2023

Tham khảo
Trung tâm hướng nghiệp trong nhà trường.
Trung tâm giới thiệu việc làm.
Các buổi thảo luận, trao đổi về xu hướng phát triển nghề.
Các bài báo, bài viết có nội dung liên quan đến xu hướng phát triển
trang web trực tuyến liên quan đến xu hướng phát triển nghề.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Vấn đề cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản

- Năm 2021 dân số Nhật Bản là 126.230.080 người. Trong đó, cơ cấu dân số Nhật Bản hiện này thuộc kiểu già hóa theo độ tuổi lần lượt là:

+ Nhóm tuổi 0 - 14 tuổi chiếm 13.1%.

+ Nhóm tuổi từ 15 - 64 tuổi chiếm 64.0%.

+ Nhóm tuổi từ 64 tuổi trở lên chiếm 22.9%.

=> Con số 22.9% ở nhóm tuổi 64 tuổi trở lên đang nằm ở mức báo động nhưng được các chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 35% vào năm 2050. Con số này cũng chứng minh dân số Nhật Bản già hóa qua các năm.

Bài tập thực hành. a) Mỗi tổ tiến hành khảo sát thực tiễn việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn nơi mình sinh sống (những việc gì trên thực tế dân được biết, việc gì dân được bàn. Việc gì dân được quyết định và việc gì dân được giám sát); cách thức thực hiện các việc đó như thế nào? b) Mỗi tổ cử một, hai bạn làm nhiệm vụ của các đại diện học...
Đọc tiếp

Bài tập thực hành.

a) Mỗi tổ tiến hành khảo sát thực tiễn việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn nơi mình sinh sống (những việc gì trên thực tế dân được biết, việc gì dân được bàn. Việc gì dân được quyết định và việc gì dân được giám sát); cách thức thực hiện các việc đó như thế nào?

b) Mỗi tổ cử một, hai bạn làm nhiệm vụ của các đại diện học sinh để thu thập ý kiến, nguyện vọng của các bạn trong tổ, sau đó tham gia thảo luận với các đại diện của các tổ khác, cuối cùng đưa ra nghị quyết chung của lớp về các vấn đề mọi người cùng quan tâm như: cách tổ chức ôn thi tốt nghiệp, nghe giới thiệu hướng nghiệp tại địa phương, hoạt động văn nghệ, thể thao để chia tay với trường,…

0
31 tháng 7 2023

Tham khảo

- Đặc điểm dân cư:

+ Mỹ Latinh có dân số khoảng 652 triệu người. Quy mô dân số có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

+ Thành phần dân cư đa dạng, bao gồm: người bản địa, người có nguồn gốc châu âu, người da đen, người gốc châu á và người lai...

+ Tỷ lệ gia tăng dân số của khu vực khá thấp, khoảng 0,94% (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.

+ Mật độ dân số trung bình của khu vực là 33 người/km2, Tập Trung Đông đó khu vực ven biển thưa thớt ở vùng nội địa.

+ Dân số khu vực Mỹ Latinh đang có xu hướng già hóa tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao; cơ cấu dân số theo giới tính của khu vực Mỹ Latinh khá cân bằng giữa nam và nữ.

- Đặc điểm đô thị hóa:

+ Mỹ Latinh là khu vực có quá trình đô thị hóa sớm, mức độ đô thị hóa cao với trên 81% dân số sống ở khu vực thành thị (năm 2020). Các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh có tỉ lệ dân thành thị cao trong khu vực là: Urugoay, Ác-hen-ti-na, Chi Lê,…

+ Trình độ đô thị hóa thấp, do: vùng nông thôn gặp nhiều khó khăn trong canh tác, vì vậy người dân kéo ra thành phố để mong muốn tìm kiếm việc làm, gây ra tình trạng đô thị hóa tự phát.

+ Một số siêu đô thị ở Mỹ La-tinh là: Mê-hi-cô Xi-ti; Xao Pao-lô; Ri-ô đê Gia-nê-rô,…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
10 tháng 11 2023

Nghề nghiệp em mơ ước trong tương lai là nghề giáo viên.

Tìm kiếm nghề giáo viên dưới dạng văn bản:

Tìm kiếm nghề giáo viên dưới dạng hình ảnh:

Tìm kiếm nghề giáo viên dưới dạng video: