K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

* Thế mạnh

- Quy mô dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Nước ta có nhiều dân tộc. Cộng đồng các dân tộc luôn đoàn kết, tạo nên sức mạnh trong xây dựng và phát triển đất nước. Các dân tộc còn tạo nên nền văn hoá đa dạng, giàu bản sắc, có giá trị để phát triển du lịch.

* Hạn chế

- Dân số đông gây sức ép lên kinh tế, xã hội và môi trường.

- Dân cư phân bố chưa hợp lí ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.

3 tháng 6 2019

HƯỚNG DẪN

a) Thế mạnh

- Địa hình: Việt Nam có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp.

+ Địa hình cacxtơ với hơn 200 hang động đẹp, có các Di sản Thiên nhiên Thế giới nổi tiếng: vịnh Hạ Long, động Phong Nha.

+ 125 bãi biển lớn nhỏ, trong đó có nhiều bãi tắm rộng, đẹp.

- Khí hậu đa dạng, phân hoá tạo thuận lợi cho phát triển du lịch khắp mọi miền đất nước quanh năm.

- Tài nguyên nước

+ Nhiều vùng sông nước (hệ thống sông Cửu Long, hồ Ba Bể; các hồ nhân tạo: Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà...) trở thành các điểm tham quan du lịch.

+ Nguồn nước khoáng thiên nhiên, nước nóng có ở nhiều nơi thu hút du lịch.

- Tài nguyên sinh-vật

+ Có hơn 30 vườn quốc gia và nhiều khu dự trữ sinh quyển.

+ Nhiều động vật hoang dã, thuỷ hải sản...

b) Hạn chế

- Một số tài nguyên địa hình, nước, sinh vật... còn khó khăn trong khai thác, hoặc chi phí khai thác lớn.       

- Một số tài nguyên bị cạn kiệt và môi trường một số nơi bị ô nhiễm (biển, sông, hồ...).

- Khí hậu: Trong năm có những thời gian khí hậu khắc nghiệt, thiên tai (bão, lũ lụt...).

14 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Hướng dẫn: quan sát bản đồ lưu vực các hệ thống sông ở Việt Nam và xác định:

+ Hệ thống sông Hồng

+ Hệ thống sông Thu Bồn

+ Hệ thống sông Cửu Long.
2.

(*) Lựa chọn: phân tích đặc điểm của hệ thống sông Hồng

(*) Trình bày:

a. Đặc điểm mạng lưới sông:

- Là hệ thống sông lớn thứ 2 cả nước sau hệ thống sông Mê Kông.

- Hệ thống sông được cung cấp nước bởi hơn 600 phụ lưu, trong đó có 2 phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô. Các phụ lưu lớn hợp với dòng chính sông Hồng tạo thành mạng lưới sông hình nan quạt, hội tụ tại Việt Trì (Phú Thọ).

- Sông Hồng đổ ra vịnh Bắc Bộ ở cửa chính Ba Lạt và nhiều chi lưu khác.

b. Đặc điểm chế độ nước sông:

- Chế độ nước sông có hai mùa rõ rệt (mùa lũ và mùa cạn)

+ Mùa lũ: bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 phù hợp với mùa mưa. Lượng nước mùa lũ chiếm khoảng 75% tổng lượng nước cả năm.

+ Mùa cạn: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 5 năm sau, lượng nước mùa cạn chỉ chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm.

- Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.

- Các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng có ảnh hưởng quan trọng, làm chế độ nước sông điều hoà hơn.

2:

Tham khảo:

 

Hệ thống sông Cửu Long:

- Chiều dài dòng chính: 4300km, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy tới Phnom Pênh chia thành 3 nhánh:

+ Một nhánh chảy vào hồ Tông-lê Sáp (Cam-pu-chia)

+ Hai nhanh sông Tiền và sông Hậu chảy vào Việt Nam.

- Có nhiều phụ lưu.

- Chế độ nước đơn giản, điều hòa.

- Mùa lũ kéo dài 5 tháng, chiếm hơn 75% tổng lượng nước cả năm.

7 tháng 11 2023

Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số thế giới:

Nhân tố kinh tế - xã hội

- Các quốc gia, vùng lãnh thổ có trình độ phát triển kinh tế cao, điều kiện sống tốt, thu nhập của người dân cao, cơ sở hạ tầng hiện đại thu hút dân nhập cư và ngược lại.

Các quốc gia, vùng lãnh thổ trình độ phát triển kinh tế thấp hơn, tỉ lệ dân số làm nông nghiệp cao => nhu cầu về nguồn lao động nhiều hơn, gia tăng dân số cao.

- Chính sách dân số, phong tục tập qán, tâm lí xã hội, độ tuổi kết hôn,… của các nước, vùng lãnh thổ trong những thời kì nhất định ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng dân số.

Ví dụ: Trung Quốc là 1 quốc gia có tâm lí “trọng nam khinh nữ”, trước khi điều chỉnh chính sách dân số, người dân cố đẻ con trai => mức sinh cao.

Nhân tố tự nhiên – sinh học

- Điều kiện tự nhiên góp phần làm tăng hoạc giảm mức nhập cư.

Ví dụ: Những vùng đồng bằng màu mỡ, khí hậu ôn hòa thu hút nhiều dân cư đến sinh sống. Ngược lại, những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, núi cao hiểm trở sẽ có ít dân cư sinh sống.

- Cơ cấu sinh học của dân số cũng tác động đến gia tăng dân số.

Ví dụ: Quốc gia có dân số nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao => mức độ gia tăng dân số cao.

11 tháng 10 2021

Giúp mình với :))

 

11 tháng 10 2021

- kế hoạch hóa gia đình ( mỗi nhà được sinh đẻ 2 con,...)

11 tháng 3 2022

Tham khảo

Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ

- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân  bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo

- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo

- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng

11 tháng 3 2022

Tham khảo :

 

a) Thế mạnh: vị trí địa lí, tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, thu hút đầu tư

-Vị trí địa lí thuận lợi: Đối với các vùng lân cận là cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước; vùng Tây Nguyên: cây công nghiệp lâu năm; vùng duyên hải Nam Trung Bộ: cây ăn quả, thuỷ sản,...). Đối với thị trường trong nước thông qua hệ thống giao thông khá phát triển. Đối với thị trường quốc tế và khu vực (thông qua đầu mối giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh)

-Tài nguyên: dầu khí ở thềm lục địa (trong bản đồ khoáng sản có các mỏ Bạch Hổ, Rồng), đất sét làm vật liệu xây dựng và tiềm năng thuỷ điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé)

Học sinh cần nêu tất cả các khả năng phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Rừng còn khá nhiều (ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước (Sông Bó cũ), Đồng Nai - tiếp giáp với phía Nam Tây Nguyên). Điều kiên đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê,...), cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương,...). Vùng biển có các ngư trường lớn.

-Nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất - kĩ thuật tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển tốt (thể hiện trên bản đồ ở chỗ trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước)

-Vùng có khả năng rất lớn về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm toàn bộ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, với các trung tâm công nghiệp lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu

b) Hạn chế

-Mùa khô kéo dài, hạn chế cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và đặc biệt là dự trữ nước cho các hồ thuỷ điện (điển hình là hồ Trị An)

-Cơ sở năng lượng của vùng đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp

-Vấn đề môi trường đôi với các lãnh thổ tập trung công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,...

26 tháng 9 2019

a) Thế mạnh: vị trí địa lí, tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, thu hút đầu tư

-Vị trí địa lí thuận lợi: Đối với các vùng lân cận là cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm lương thực thực phẩm lớn nhất cả nước; vùng Tây Nguyên: cây công nghiệp lâu năm; vùng duyên hải Nam Trung Bộ: cây ăn quả, thuỷ sản,...). Đối với thị trường trong nước thông qua hệ thống giao thông khá phát triển. Đối với thị trường quốc tế và khu vực (thông qua đầu mối giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh)

-Tài nguyên: dầu khí ở thềm lục địa (trong bản đồ khoáng sản có các mỏ Bạch Hổ, Rồng), đất sét làm vật liệu xây dựng và tiềm năng thuỷ điện (trên sông Đồng Nai và sông Bé)

Học sinh cần nêu tất cả các khả năng phát triển cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Rừng còn khá nhiều (ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước (Sông Bó cũ), Đồng Nai - tiếp giáp với phía Nam Tây Nguyên). Điều kiên đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê,...), cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương,...). Vùng biển có các ngư trường lớn.

-Nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất - kĩ thuật tập trung, cơ sở hạ tầng phát triển tốt (thể hiện trên bản đồ ở chỗ trong vùng có Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước)

-Vùng có khả năng rất lớn về thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm toàn bộ vùng kinh tế Đông Nam Bộ, với các trung tâm công nghiệp lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu

b) Hạn chế

-Mùa khô kéo dài, hạn chế cấp nước cho dân sinh, cho công nghiệp và đặc biệt là dự trữ nước cho các hồ thuỷ điện (điển hình là hồ Trị An)

-Cơ sở năng lượng của vùng đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp

-Vấn đề môi trường đôi với các lãnh thổ tập trung công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,...

15 tháng 12 2022

Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:

- Nguồn cung cấp nước sông: 

+ Tuỳ vào nguồn cung cấp nước mà mùa lũ ở các sông khác nhau:

Nếu sông chỉ phụ thuộc vào một nguồn cung cấp nước (mưa) thì chế độ nước của nó khá đơn giản.Nếu sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp nước khác nhau (vừa do mưa, vừa do băng, tuyết tan) thì có chế độ nước tương đối phức tạp.

+ Nước ngầm có vai trò quan trọng trong điều hòa nước sông:

Những vùng cấu tạo bởi đá granit và đá biến chất thì có khả năng thấm nước, tạo nguồn nước ngầm phong phú, nên sông ngòi có lượng nước dồi dào. Những vùng có cấu tạo đá phiến sét không thấm nước nên vào mùa mưa khi có mưa lớn, lũ lên rất nhanh, đến mùa khô thì nước sông cạn kiệt hoặc rất ít nước.

 - Địa hình: ở miền núi, do độ dốc địa hình, sông có tốc độ dòng chảy nhanh hơn ở đồng bằng.

- Thực vật: 

Khi nước mưa rơi xuống, một lượng nước lớn được tán cây giữ lại, nước thấm dần vào đất tạo những mạch nước ngầm. Rừng ở thượng nguồn các con sông giúp điều hoà dòng chảy, giảm lũ lụt,...

- Hồ, đầm: nối với sông có tác dụng điều hoà chế độ nước sông. 

Khi nước sông lên, một phần nước chảy vào hồ, đầm. Vào mùa cạn, hồ cung cấp nước ngược lại cho sông.

* Ví dụ: Biển Hồ Cam-pu-chia (Cambodia) giúp sông Mê Công điều hoà dòng chảy vào mùa lũ.

13 tháng 8 2023

#Tham_khảo:

- Nước ta có 9 hệ thống sông lớn là: Hồng, Thái Bình, Kỳ Cùng - Bằng Giang, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai và Cửu Long.

- Chế độ nước của hệ thống sông Hồng:

+ Là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc nước ta, chảy theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Toàn bộ hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô.

+ Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển.

+ Chế độ dòng chảy khá đơn giản với mùa lũ dài khoảng 5 tháng, tập trung tới 75 - 80% tổng lượng nước cả năm. Do mùa lũ xảy ra đồng thời giữa sông chính và các phụ lưu nên lũ thường lên nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Thu Bồn:

+ Là hệ thống sống lớn ở duyên hải miền Trung nước ta.

+ Toàn bộ hệ thống sông có hơn 80 phụ lưu chảy theo các hướng khác nhau, nhưng đoạn dòng chảy chính ở hạ lưu khi đổ ra biển có hướng tây - đông.

+ Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu - đông nhưng tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm.

+ Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh.

- Chế độ nước của hệ thống sông Cửu Long:

+ Là phần dòng chảy thuộc hạ lưu hệ thống sông Mê Công.

+ Hệ thống sông Mê Công có rất nhiều phụ lưu (trong đó có hơn 280 phụ lưu trên lãnh thổ nước ta). Khi chảy về lãnh thổ Việt Nam, sông chia thành hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu.

+ Chế độ nước đơn giản và khá điều hòa, mùa lũ dài khoảng 5 tháng, chiếm 75 - 80% tổng lượng nước cả năm.

+ Do sông có diện tích lưu vực lớn, độ dốc nhỏ nên lũ thường lên chậm và rút chậm. Tuy nhiên, hệ thống sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, đặc biệt là trong mùa cạn.

3 tháng 2 2023

- Khái niệm: Sinh quyển là một trong những quyển của lớp vỏ Trái Đất mà thành phần, cấu trúc và năng lượng của nó chủ yếu được xác định bởi hoạt động của cơ thể sống.

- Giới hạn của sinh quyển: Gồm phần thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển (lớp đất và vỏ phong hóa).