K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

* Quy mô dân số và tình hình tăng dân số

Năm 2021. Việt Nam có số dân là 98,5 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Dân số nước ta tăng nhanh trong nửa cuối thế kỉ XX, ở giai đoạn 1954 - 1960 mức gia tăng dân số lên tới 3,9% đã dẫn tới hiện tượng bùng nổ dân số. Từ năm 1989 đến nay, tỉ lệ tăng dân số có xu hướng giảm nhưng mỗi năm nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người.

* Cơ cấu dân số

 - Cơ cấu dân số theo dân tộc

+ Trên lãnh thổ Việt Nam có 54 dân tộc củng sinh sống, trong đó chiếm tỉ lệ lớn nhất là dân tộc Kinh (khoảng 85,3%), các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14,7%.

+ Các dân tộc luôn đoàn kết, phát huy kinh nghiệm sản xuất, giữ gìn văn hoá, bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội.

+ Hiện nay, có trên 5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

+ Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, có đóng góp tích cực vào quả trình xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

 - Cơ cấu dân số theo giới tính

+ Tỉ số giới tính của dân số nước ta năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ. Tĩ số giới tính có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi. Tình trạng mất cân bằng giới tính đang diễn ra ở lứa tuổi sơ sinh khá nghiêm trọng, có 112 bé trai được sinh ra so với 100 bé gái (năm 2021).

 - Cơ cấu dân số theo tuổi

+ Cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta đang thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng dân số nhóm 0 - 14 tuổi, tăng tỉ trọng dân số nhóm 15 – 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên.

* Phân bố dân cư

- Mật độ dân số trung bình của nước ta là 297 người/km² (năm 2021).

- Tuy nhiên, phân bố dân cư có sự khác nhau giữa đồng bằng với trung du và miền núi, giữa các vùng kinh tế, giữa thành thị và nông thôn.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là hai vùng có mật độ dân số thấp nhất, lần lượt là 136 người/km² và 111 người/km². Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất, lần lượt là 1 091 người/km² và 778 người/km² (năm 2021).

- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đang có sự thay đổi theo thời gian. Tỉ lệ dân thành thị tăng lên trong tổng dân số do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đẩy nhanh quá trình đô thị hoá ở nước ta.

4 tháng 2 2023

Dân cư châu Á phân bố không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau:

- Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á.

- Các khu vực thưa dân: Bắc Á, một phần của Tây Á (A-rập-xê-út) và Trung Á.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tính chất nhiệt đới thể hiện qua các yếu tố bức xạ:

+ Lượng bức xạ tổng cộng của nước ta lớn; cán cân bức xạ trên lãnh thổ luôn dương (từ 70 - 100 kcal/cm2/năm).

+ Nhiệt độ trung bình năm ở hầu hết mọi nơi trên cả nước đều trên 200C (trừ vùng núi cao) và tăng dần từ Bắc vào Nam.

+ Số giờ nắng nhiều, đạt từ 1400 - 3000 giờ/ năm.

- Tính chất ẩm thể hiện qua yếu tố lượng mưa và độ ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 - 2000 mm/năm. Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao, lượng mưa trong năm thường nhiều hơn, khoảng 3000 - 4000 mm/ năm.

+ Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao, trên 80%.

16 tháng 8 2023

tham khảo

 Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…

13 tháng 8 2023
15 tháng 8 2023

THAM KHẢO:

- Tài nguyên sinh vật vùng biển nước ta rất phong phú và đa dạng.

+ Về thực vật, nước ta có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai thế giới; đã phát hiện trên 600 loài rong biển, khoảng 400 loài tảo biển cùng nhiều loài cỏ biển có giá trị.

+ Về động vật, biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế như: cá nục, cá trích, cá thu, cá chuồn,... Ngoài ra, vùng biển Việt Nam còn có hàng nghìn loài giáp xác (tôm, cua,..) và các loài nhuyễn thể (mực, ốc, trai, sò,...), hàng trăm loài chim biển (yến, hải âu,..) cùng nhiều loài có giá trị khác.
14 tháng 8 2023

Tham khảo
- Việt Nam nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á; vị trí cầu nối giữa hai lục địa (Á - Âu và Ô-xtrây-li-a), hai đại dương (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương).

- Việt Nam nằm gần nơi giao nhau của các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng lớn trên Trái Đất.

- Trên đất liền, Việt Nam có chung đường biên giới với ba quốc gia (Trung Quốc, Lào, Campuchia) và có chung Biển Đông với nhiều nước.

- Hệ tọa độ địa lí:

+ Hệ tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ.

+ Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50'B (ở phía nam) và từ kinh độ 101°Đ (ở phía tây) đến trên 117°20’Đ (ở phía đông).

15 tháng 8 2023

tham khảo:

- Dọc bờ biển nước ta có khoảng hơn 120 bãi biển, bãi cát phẳng, độ dốc trung bình phù hợp cho phát triển du lịch. Có nhiều bãi tắm đẹp, đặc biệt là dải bờ biển từ Đại Lãnh (Khánh Hòa) cho tới Phan Thiết (Bình Thuận).

- Các đảo và quần đảo của nước ta cũng có giá trị du lịch rất lớn, như: vịnh Hạ Long, đảo Phú Quốc,…

15 tháng 8 2023

tham khảo:

Câu 1. Đặc điểm các kiểu địa hình bờ biển nước ta:

Có 2 dạng chính:

Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển.Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo: khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát. Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.

Câu 2. Đặc điểm thềm lục địa nước ta:

Mở rộng tại các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, với độ sâu không quá 100m.Thu hẹp và sâu hơn ở vùng biển miền Trung.
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Địa hình bờ biển nước ta khá đa dạng:

+ Các đồng bằng châu thổ, các bãi triều

+ Một số nơi núi lan ra sát biển làm cho đường bờ biển khúc khuỷu với các mũi đã, bán đảo, vũng, vịnh sâu,…

+ Ven biển Trung Bộ còn xuất hiện kiểu địa hình cồn cát, đầm phá.

- Địa hình thềm lục địa:

+ Mở rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía nam và tây nam.

+ Thu hẹp ở miền Trung.

14 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Địa hình bờ biển nước ta khá đa dạng:

+ Các đồng bằng châu thổ, các bãi triều

+ Một số nơi núi lan ra sát biển làm cho đường bờ biển khúc khuỷu với các mũi đã, bán đảo, vũng, vịnh sâu,…

+ Ven biển Trung Bộ còn xuất hiện kiểu địa hình cồn cát, đầm phá.

- Địa hình thềm lục địa:

+ Mở rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía nam và tây nam.

+ Thu hẹp ở miền Trung.

3 tháng 2 2023

Đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới

- Từ khoảng giữa thế kỉ XX, số dân thế giới tăng rất nhanh (bùng nổ dân số), nhưng gần đây đã tăng chậm lại.

- Năm 2020 số dân thế giới đạt khoảng 7,8 tỉ người.

- Tuy nhiên, ở các khu vực, các quốc gia, số dân có sự biến động khác nhau.

- Dân số tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, chiếm khoảng 83,3% dân số thế giới và ngày càng tăng.

14 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng:

+ Nước ta đã xác định được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.

+ Ở Việt Nam có đủ các nhóm khoáng sản, như: khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…), khoáng sản kim loại (sắt, đồng, bô-xit, man-gan, đất hiếm,..) và phi kim loại (a-pa-tit, đá vôi,...).

- Phần lớn các mỏ có quy mô trung bình và nhỏ:

+ Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. Điều này gây khó khăn cho việc khai thác và công tác quản lí tài nguyên khoáng sản.

+ Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, như: dầu mỏ, bô-xit, đất hiếm, titan,…

- Khoáng sản phân bố tương đối rộng: tài nguyên khoáng sản ở nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước. Các khoáng sản có trữ lượng lớn phân bố tập trung ở một số khu vực như:

+ Dầu mỏ và khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa;

+ Than đá tập trung ở vùng Đông Bắc;

+ Than nâu có nhiều ở đồng bằng sông Hồng;

+ Titan phân bố chủ yếu ở vùng Duyên hải miền Trung;

+ Bô-xit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên,...
2.
- Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, như: vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải,…
- Do có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố tương đối rộng khắp trong cả nước.