K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 3

Thế mạnh và hạn chế của dân số nước ta

 - Thế mạnh

+ Quy mô dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Nước ta có nhiều dân tộc. Cộng đồng các dân tộc luôn đoàn kết, tạo nên sức mạnh trong xây dựng và phát triển đất nước. Các dân tộc còn tạo nên nền văn hoá đa dạng, giàu bản sắc, có giá trị để phát triển du lịch.

 - Hạn chế

+ Dân số đông gây sức ép lên kinh tế, xã hội và môi trường.

+ Dân cư phân bố chưa hợp lí ảnh hưởng đến việc khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.

11 tháng 6 2019

a) Thế mạnh

- Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

- Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.

b) Hạn chế

- Thể lực người lao động nước ta còn yếu.

- Thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.

- Đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, công nhân có tay nghề cao còn ít.

- Lực lượng lao động phân bố không đều, tập trung quá cao ở các vùng đồng bằng và duyên hải gây căng thẳng đối với vấn đề giải quyết việc làm. Ở vùng núi và trung du giàu tài nguyên lại thiếu lao động.

- Lực lượng có tay nghề chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, nhất là   thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,...).

- Năng suất lao động thấp; cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động nông nghiệp vẫn còn chiếm ưu thế.

16 tháng 2 2019

- Nguồn lao động dồi dào (năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng một triệu lao động).

- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú, có khả năng tiếp thu, vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh...

- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động có chuyên môn kĩ thụật đang làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 21% so với tổng lực lượng lao động cả nước (năm 2005).

- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

31 tháng 3 2017

a) Thế mạnh

- Về số lượng: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

- Về chất lượng:

+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong sản xuât nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...) được tích luỹ qua nhiều thế hệ.

+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế.

b) Hạn chế: So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.



31 tháng 3 2017

a) Thế mạnh

- Về số lượng: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

- Về chất lượng:

+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc (đặc biệt là trong sản xuât nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...) được tích luỹ qua nhiều thế hệ.

+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục và y tế.

b) Hạn chế: So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.


26 tháng 1 2016

a. Thế mạnh:

- Nước ta có nguồn lao động dồi dào.

Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.

            - Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo.

- Nguồn lao động nước ta có kinh nghiệm sản xuất được tích lũy qua nhiều thế hệ.

            - Chất lượng người lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.

            - Lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học tăng mạnh.

b. Hạn chế:

- Lao động nước ta còn thiếu tác phong công nghiệp

- Lao động phân bố không đều giữa các vùng trong cả nước.

- Lực lượng lao động có trình độ cao vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

            - Lao động có trình độ tập trung chủ yếu ở các thành phố. Trong khi đó khu vực nông thôn, đồng bằng và trung du, miền núi giàu tài nguyên lại thiếu lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật.

4 tháng 9 2019

a) Thế mạnh

- Số lượng: dân số hoạt động kinh tế chiếm tỉ lệ lớn (42,5 triệu lao động năm 2005, 45,0 triệu lao động năm 2008). Mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động, đây là nguồn nhân lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế.

- Chất lượng nguồn lao động tăng lên:

+ Lao động qua đào tạo tăng lên từ 12,3% (1996) lên 25% (2005).

+ Người lao động cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật, có kinh nghiệm sản xuất phong phú được tích lũy qua nhiều thế hệ (về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...).

- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm đang giảm.

- Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu lao động theo khu vực và thành phần kinh tế.

b) Hạn chế :

- Chất lượng lao động chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn ít so với sự phát triển kinh tế hiện nay.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.

- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.

26 tháng 8 2016

1. Nông nghiệp nước ta có những tiến bộ:

- Sản xuất lương thực và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác tăng lên tục

-Được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới

- Đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.

- Xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới với nhiều sản phẩm có giá trị.

Điểm hạn chế: 

- Năng xuất lao động thấp

_ Chất lượng của một số sản phẩm chưa cao

_ Chưa đảm bảo được an toàn vệ sinh

+ Môi trường nước và đất đang bị ô nhiễm nhiêm trọng

Chế biến sản phẩm chưa đáp ứng đủ nhu cầu chế biến các mặt hàng.

25 tháng 8 2016

-  Trong công cuộc đổi mới sau chiến tranh nhằm khôi phục đất nước, ngành Nông nghiệp, nông thôn đã vượt qua mọi khó khăn để đạt những thành tựu to lớn và toàn diện.

Điểm sáng ấn tượng nhất của bức tranh nông nghiệp cho đến nay, không thể không nhắc đến thành quả của năm 2014, với tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 30,86 tỷ USD. Con số này đã đưa nước ta thành một trong những quốc gia XK nông, lâm, thuỷ sản lớn trên thế giới với nhiều sản phẩm chủ lực.

Điển hình có 10 mặt hàng nông sản đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD, gồm: gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản. Hạt điều, hạt tiêu có giá trị XK cao nhất thế giới và được đánh giá cao về chất lượng; gạo, cà phê đứng thứ hai; cao su đứng thứ 4; thủy sản đứng thứ 5; chè đứng thứ 7… Đây là những mặt hàng có sức cạnh tranh cao, chiếm được vị thế quan trọng trên thị trường thế giới.

Theo đánh giá của các chuyên gia, những kết quả đó đã thể hiện sự nỗ lực không ngừng của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chính sách hợp lý, phù hợp nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp nông dân và người buôn bán nỗ lực sản xuất kinh doanh, phát triển đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Hơn nữa, Việt Nam đã biết nắm bắt cơ hội và tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, tạo ra một cú hích lớn đối với sự phát triển của ngành sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. 

Nền kinh tế của Việt Nam nói chung, các sản phẩm của ngành Nông nghiệp nói riêng có nhiều cơ hội tham gia vào 7 thị trường mậu dịch tự do gồm: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN; khu vực tự do ASEAN – Trung Quốc; khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ; ASEAN - Australia; ASEAN - Hàn Quốc; ASEAN - Nhật Bản và Việt Nam – Nhật Bản. Đến nay, Việt Nam có quan hệ thương mại ổn định với hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Có thể nói, những thành tựu sau 40 năm đổi mới, phát triển của ngành Nông nghiệp Việt Nam đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống của người dân và ổn định kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Để duy trì và phát triển hơn nữa những thành quả trên, hiện nay, ngành Nông nghiệp Việt Nam đang tập trung tái cơ cấu ngành.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát cho biết, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNN) sẽ theo hướng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng hiệu quả và phát triển bền vững. Cụ thể, ngành sẽ tập trung khai thác và tận dụng tốt nhất lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; phát triển các mặt hàng nông sản có thế mạnh cạnh tranh trên thế giới như cà phê, cao su, lúa gạo, cá da trơn, tôm, hạt điều, hải sản, rau quả, đồ gỗ....

Song song đó, xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn; mở rộng hình thức trang trại, kinh tế hợp tác, áp dụng khoa học công nghệ cao, tăng cường kết nối giữa sản xuất với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nhấn mạnh, hội nhập quốc tế là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam, là công cụ quan trọng để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế quốc gia cũng như ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vì vậy, các cấp, các ngành, các địa phương cần chủ động tìm hiểu thông tin để nắm vững quy luật hội nhập; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia XK hàng nông sản…

Với sự chỉ đạo quyết liệt của “vị tổng tư lệnh” ngành Nông nghiệp, hi vọng rằng, nếu chương trình TCCNN cũng triển khai tốt như quá trình “phá rào” đổi mới chính sách 30 năm trước đây, thì chắc chắn trong thời gian tới, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ xuất hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ, nhanh chóng đưa Việt Nam trở thành một cường quốc về sản lượng, giá trị và thương hiệu các sản phẩm nông sản.

 

 Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (TP. Cần Thơ) cho rằng, mặc dù nông nghiệp nói chung chỉ đóng góp khoảng 17%-19% tổng GDP của nền kinh tế, nhưng gắn liền với 70% dân số sống ở nông thôn, có đời sống gắn với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.

Trong các năm qua, Chính phủ và bộ, ngành đã có rất nhiều quan tâm đối với lĩnh vực này bằng nhiều chính sách có tính lâu dài và tình thế, nhất là tái cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển nông nghiệp, nhưng sự chuyển biến chưa thật sự nhiều.

Trong Báo cáo Chính phủ cũng đã ghi nhận hạn chế, yếu kém của nông nghiệp nước ta là cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới chưa đạt mục tiêu, đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn còn thấp, hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, sản xuất nhiều loại hàng nông sản còn manh mún, hiệu quả chưa cao, năng suất và thu nhập của người lao động sản xuất nông nghiệp còn thấp.

“Qua đó, cho thấy nền nông nghiệp của chúng ta hiện rất mong manh trước tình hình và sự tham gia vào nền kinh tế thế giới dễ bị tổn thương”, đại biểu Phương nhận định.

Thêm vào đó, đầu năm 2016 thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu đã xảy ra ở một số vùng, nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long, cho thấy nền nông nghiệp Việt Nam càng mong manh hơn, hay nói khác đi là nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước khó khăn kép gồm thị trường và điều kiện tự nhiên.

Nhận định của đại biểu Phương khá tương đồng với quan điểm của đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An).

“Thật đáng lo vì sản xuất nông nghiệp nước ta đang rất mong manh, đời sống người dân bấp bênh, dễ bị tổn thương trong quá trình hội nhập”, vị đại biểu đến từ Long An chia sẻ.

Cụ thể, sản xuất nông nghiệp chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên, nhất là tác động hạn, xâm nhập mặn đang có nguy cơ làm nông nghiệp tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng trưởng âm và có ảnh hưởng đến nông nghiệp tại các vùng khác như Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Tình trạng này, theo đại biểu Đỉnh, cho thấy, dự báo hệ thống ngắn hạn về khí hậu, thời tiết của ta chưa đáp ứng kịp thời và các phối hợp liên ngành trong lĩnh vực thông tin, ứng phó còn kém.

Vấn đề thứ hai, theo đại biểu Lê Công Đỉnh là việc đảm bảo tính bền vững trong phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Sản xuất nông nghiệp nước ta luôn dao động theo thị trường, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, sản xuất nông nghiệp sẽ còn chịu các tác động lớn khi Việt Nam thực hiện các Hiệp định thương mại tự do, nhất là Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP.

“Chúng ta đã làm gì để giúp người nông dân hiểu biết và chủ động ứng phó để không bị tổn thương trong quá trình hội nhập này hay cứ để người nông dân tự bơi trong khi chưa biết bơi”, đại biểu Đỉnh đặt câu hỏi.

Đại biểu Nguyễn Thị Huệ (Đắk Lắk) cung cấp thêm thông tin, từ hơn 4 năm nay giá cà phê trên thị trường nội địa ngày một xuống dần.

 Sau khi giá cà phê chạm đỉnh trên 50.000 đồng/1kg, nay đã có lúc dưới 30.000 đồng/1kg. Mới đây có dịp tăng nhẹ lại nhưng chưa ai dám đảm bảo rằng giá sẽ ổn định và tốt hơn. Giá hồ tiêu cũng đang giảm không phanh, từ trên 200.000 đồng/1kg thì đến nay chỉ còn 130.000 đồng đến 140.000 đồng/1kg.

Thị trường nông sản hàng hóa, đặc biệt là những mặt hàng được giao dịch trên các sàn tài chính tái sinh nay phải phụ thuộc và chịu rủi ro rất nhiều về giá cả.

Bên cạnh đó, nạn hạn hán đang hoành hành, nhiều vùng sản xuất cà phê và hồ tiêu đang bị thiếu nước tưới trầm trọng, năng suất và diện tích đang giảm dần. Đặc biệt, một số vùng người nông dân phải đau lòng nhìn cây cà phê bị chết cháy vì khô hạn.

 +, Để khắc phục những hạn chế trong phát triển nông nghiệp hiện nay, theo đại biểu Lê Công Đỉnh đề xuất 5 chiến lược cơ bản là:

(i) Gia tăng tính cạnh tranh của sản phẩm có tính cạnh tranh về chủng loại, quy mô, giá thành, nhất là với lúa gạo, cà phê, tiêu, cao su, thủy sản nước ngọt và một số chủng loại rau màu;

 (ii) Từng bước khắc phục nhược điểm cổ hủ của sản xuất nông nghiệp Việt Nam, đó là sản xuất phân tán, sản phẩm không có xác nhận, quy mô, chất lượng không đồng nhất sẽ khó vượt các rào càn về kỹ thuật thương mại trong xuất khẩu cũng như phải chịu tác động cạnh tranh của hàng nông sản nhập khẩu. Một trong những biện pháp quan trọng và nhanh chóng triển khai đó là liên kết doanh nghiệp với nông dân trong việc phát triển các vùng chuyên canh có kết hợp với tiêu chuẩn hóa, nhất là theo hướng sản xuất an toàn hoặc theo tiêu chuẩn của các nhà tổng phát hàng.

(iii) Xem xét lại các phương thức và quy mô các ngành không có tính cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập để có những định hướng và chính sách phù hợp hơn.

(iv) Cần nghiên cứu và đề xuất có chiến lược rõ ràng đối với phân khúc các sản phẩm nông nghiệp.

(v) Có giải pháp bền bỉ, nâng cao khả năng của nông dân trong quản lý nông nghiệp quy mô tập trung, kết hợp với hệ thống hỗ trợ nông nghiệp về cơ giới, tư vấn xử lý sau thu hoạch và các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả chuyển dịch lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Với các vấn đề về hội nhập, theo vị đại biểu này, Quốc hội, Chính phủ cần phải có các giải pháp giúp cho nông dân hiểu được phải làm gì để chủ động trong quá trình hội nhập. Phân tích những tác động từ bên ngoài, các vấn đề về nội tại cũng như những thuận lợi, khó khăn của nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập TPP.

Còn đại biểu Nguyễn Thanh Phương kiến nghị, Chính phủ trong năm 2016 và kế hoạch 2016-2020 cần có những chính sách điều hành đột phá hơn, đầu tư nhiều hơn, chú ý nhiều đến sản xuất và tiêu thụ, tiếp tục xem trọng nền nông nghiệp hơn nữa để có thể vượt qua khó khăn, làm chuyển biến căn bản nền nông nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả và vai trò của nông nghiệp.

Ở góc độ vi mô hơn, đại biểu Nguyễn Thị Huệ mong muốn, Nhà nước cần đưa ra phương sách kịp thời để cứu cây cà phê vùng Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, cần phải tạo điều kiện cho nông dân tiếp xúc với thị trường trực tiếp giúp nông dân hiểu biết căn bản về giao thương, giao dịch hàng hóa, giảm các tầng trung gian không cần thiết trong chuỗi cung ứng

3 tháng 2 2016

a) Khu vực đồi núi

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

+Địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

+ Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất.

+ Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất.

+ Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

b) Khu vực đồng bằng

-Các thế mạnh:

+Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.

+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

-Hạn chế:

Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

10 tháng 1 2017

Khu vực đồi núi

Các thế mạnh:

Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như: đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram,... và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như: bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm - nông nghiệp nhiệt đới.

Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi có các cao nguyên và các thung lũng, lạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc. Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể nuôi trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.

Các mặt hạn chế:

Địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai như: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất.

Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất.

Các thiên tai khác như: lốc, mưa đá, sương muối, rét hại,... thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

Khu vực đồng bằng

Các thế mạnh:

Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là gạo.

Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như: thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

Hạn chế: Các thiên tai như: bão, lụt, hạn hán,... thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

28 tháng 10 2023

Thế mạnh

- Nguồn lao động dồi dào, trẻ và năng động tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật.

- Nguồn chi phí lao động rẻ, số lượng lao động trẻ ngày càng tăng.

Hạn chế

- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao.

- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.

loading...

31 tháng 3 2017

a) Khu vực đồi núi

-Các thế mạnh:

+Khoáng sản: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng, vonfram…và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng. Đó là nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

+Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm-nông nghiệp nhiệt đới. Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; trong đó nhiều loài quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

Miền núi nước ta còn có các cao nguyên và các thung lũng, tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc.Ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, ở vùng cao còn có thể trồng được các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới. Đất đai vùng bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực.

+Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.

+Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng….nhất là du lịch sinh thái.

-Các mặt hạn chế:

Ở nhiều vùng núi, địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra các thiên tai như lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất. Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại….thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.

b)Khu vực đồng bằng

-Các thế mạnh:

+Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông snar, mà nông sản chính là lúa gạo.

+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.

+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.

+Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

-Hạn chế:

Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về nguoi và tài sản.

12 tháng 12 2021

Tham khảo

Dân số tăng nhanh vượt quá mức cung ứng sẽ dẫn đến dịch bệnh, thương tật, tử vong gia tăng, giảm sức lao động. Hiện nay, ở những nước nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng dinh dưỡng hạn chế, tỷ lệ mắc bệnh tăng, đặc biệt là tỷ lệ suy dinh dưỡng cao.

- Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, các chính sách về dân số.- Quản lý và ngăn chặn việc di dân tự do. - Tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của việc sinh ít con.