Dựa vào thông tin mục 1 và hình 1.1, hãy xác định và nêu đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
- Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với ba quốc gia (Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia) và có chung Biển Đông với nhiều nước.
- Hệ tọa độ địa lí:
+ Tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ.
+ Tọa độ địa lí trên biển: Phía Đông 117°20’Đ, phía Nam 6°50'B và phía Tây 101°Đ.
- Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
– Vị trí châu Á:
+ Nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc.
+ Thuộc bán cầu Đông: Từ gần 30º Đ đến gần 170º T.
+ Tiếp giáp với 2 châu lục (châu Âu, châu Phi) và ba đại dương lớn (Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải).
– Hình dạng: Châu Á có dạng hình khối rõ rệt.
– Kích thước: Châu lục có diện tích lớn nhất thế giới (44 triệu km2 – kể cả các đảo).
Tham khảo
- Theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển Việt Nam trong Biển Đông bao gồm 5 bộ phận là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Vùng biển của Việt Nam mở rộng ra tới ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông với diện tích khoảng 1 triệu km2 (gấp hơn ba lần diện tích phần đất liền).
- Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở giữa Biển Đông. Hiện nay, một số đảo và quần đảo của nước ta được tổ chức thành các đơn vị hành chính cấp huyện.
- Đặc điểm kích thước và hình dạng của châu Âu: Diện tích nhỏ, khoảng 10,5 triệu km2. Lãnh thổ trên đất liền trải dài từ khoảng 360B đến 710B.
- Đặc điểm vị trí địa lí của châu Âu: là châu lục ở phía tây của lục địa Á-Âu, nằm hoàn toàn trên bán cầu bắc. Có ba mặt giáp biển và đại dương.
Tham khảo
* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm khí hậu:
- Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.
- Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.
* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm sinh vật và đất
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.
- Việt Nam có hệ sinh vật phong phú, đa dạng, do:
+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật;
+ Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa.
tham khảo
- Vị trí địa lí của Vùng biển Việt Nam:
+ Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông.
+ Biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Phạm vi của vùng biển Việt Nam:
+ Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2, bao gồm 5 bộ phận là: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
+ Đối với vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất về đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước, được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng với tọa độ địa lí xác định.
+ Vùng biển miền Trung mở rộng ra Biển Đông, bao gồm nhiều đảo, quần đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hoà).
+ Vùng biển Nam Bộ bao gồm một phần vịnh Thái Lan, có nhiều đảo và quần đảo như Phú Quốc, Côn Sơn,...
* Nêu tên các huyện đảo của Việt Nam
- Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô - thuộc tỉnh Quảng Ninh
- Huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ - thuộc thành phố Hải Phòng.
- Huyện đảo Cồn Cỏ - thuộc tỉnh Quảng Trị.
- Huyện đảo Hoàng Sa - thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Huyện đảo Lý Sơn - thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
- Huyện đảo Trường Sa - thuộc tỉnh Khánh Hòa.
- Huyện đảo Phú Quý - thuộc tỉnh Bình Thuận.
- Huyện đảo Côn Đảo - thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Huyện đảo Kiên Hải và Phú Quốc - thuộc tỉnh Kiên Giang.
Tham khảo
♦ Phạm vi:
- Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2, là một phần của Biển Đông.
- Theo Luật biển Việt Nam năm 2012 (phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982), vùng biển Việt Nam bao gồm 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
♦ Vị trí:
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.
- Các đảo và quần đảo phân bố rộng khắp trên vùng biển nước ta.
+ Các đảo và quần đảo gần bờ tập trung nhiều ở vùng biển đông bắc (tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng) và vùng biển tây nam (tỉnh Kiên Giang).
+ Hai quần đảo xa bờ là quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) nằm giữa Biển Đông.
- Vùng biển và hải đảo Việt Nam còn có vị trí chiến lược do nằm trên đường hàng hải và hàng không quốc tế hoạt động rất nhộn nhịp, nối liền các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, châu Á và các châu lục khác.
- Vùng biển và hải đảo nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa các vùng lãnh thổ trong nước, cho việc giao thương mở đường ra Biển Đông của một số nước và khu vực xung quanh.
Các huyện đảo của Việt Nam:
- Huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng);
- Huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng);
- Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh);
- Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu);
- Huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị);
- Huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng);
- Huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang);
- Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi);
- Phú Quý (Bình Thuận);
- Phú Quốc (Kiên Giang);
- Trường Sa (Khánh Hòa);
- Vân Đồn (Quảng Ninh).
Tham khảo:
Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
`-` Phạm vi lãnh thổ:
`+ `Diện tích rộng lớn, khoảng 9,5 triệu Km2.
`+` Lãnh thổ Hoa Kỳ bao gồm: phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai. Trong đó: Phần trung tâm Bắc Mỹ: diện tích khoảng 8 triệu km2, chiều bắc - nam kéo dài từ khoảng vĩ độ 25°B đến vĩ độ 49°B, chiều đông - tây từ khoảng kinh độ 125°T đến kinh độ 67°T. Bán đảo A-la-xca: ở tây bắc châu Mỹ, có diện tích hơn 1,5 triệu km2. Quần đảo Ha-oai nằm giữa Thái Bình Dương với diện tích hơn 16 nghìn km2.
`-` Vị trí địa lí:
`+` Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, cách xa các trung tâm kinh tế khác;
`+` Vị trí tiếp giáp: phía bắc, giáp Ca-na-đa và Bắc Băng Dương; phía đông, giáp Đại Tây Dương; phía tây, giáp Thái Bình Dương; phía nam, giáp Mê-hi-cô.
`-` Thuận lợi:
`+ `Diện tích lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên phân hóa đa dạng tạo điều kiện phát triển kinh tế đa dạng.
`+` Giáp ba đại dương lớn, nên Hoa Kỳ dễ dàng giao lưu với các nước khác trên thế giới bằng đường biển.
`+` Giáp Ca-na-đa và Mê-hi-cô là hai quốc gia có tài nguyên phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế.
`- `Khó khăn:
`+` Lãnh thổ rộng lớn nên gặp khó khăn trong quản lí dân cư - xã hội và khó kiểm soát tình hình nhập cư trái phép.
`+` Khó khăn trong giao lưu về kinh tế - văn hóa với thế giới, hoạt động thương mại tốn kém về chi phí vận tải.
`+ Chịu nhiều thiên tai từ biển và đại dương như: bão, sóng thần…
Đặc điểm vị trí của Hoa Kỳ:
- Là quốc gia có diện tích lớn, khoảng 9,8 triệu km2
- Bao gồm:
+ Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ: từ khoảng vĩ độ 25oB đến vĩ độ 49oB và kinh độ 67oTây đến kinh độ 125oT
+ Bản đảo A-la-xca: là bán đâỏ rộng ở chây Mỹ
+ Phần đảo Ha-oai: nằm giữa Thái Bình Dương
- Hoa Kỳ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, giáp với Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, tiếp giáp với các nước Ca-na-đa và Mê-hi-cô
b) Thuận lợi:
+ Lãnh thổ rộng lớn, thiên nhiên phân hoá, tạo điều kiện phát triển kinh tế đa dạng.
+ Tiếp giáp với các quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú, đồng thời là những thị trường tiêu thụ rộng lớn
THAM KHẢO:
1.Một số dãy núi có hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung
- Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn (Trường Sơn Bắc),…
- Các dãy núi chạy theo hướng vòng cung gồm các cánh cung lớn ở vùng núi phía Đông Bắc, như: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều,…
2.Lựa chọn: Trình bày đặc điểm: Đất nước nhiều đồi núi
Trình bày:
- Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
- Đồi núi nước ta chạy dài 1 400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo (như vùng biển Hạ Long, Quảng Ninh trong vịnh Bắc Bộ).
- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích phần đất liền và chia thành nhiều khu vực; điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung, bị đồi núi ngăn cách thành nhiều đồng bằng nhỏ.
3.Lấy ví dụ thể hiện tác động của con người đến địa hình nước ta.
- Quá trình con người khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế,… đã làm biến đổi các dạng địa hình tự nhiên, đồng thời tạo ra ngày càng nhiều các dạng địa hình nhân tạo, như: đê (ví dụ: đê sông Hồng,…), đập (ví dụ: đập thủy điện Hòa Bình, đập thủy điện Trị An,…), các công trình kiến trúc đô thị (ví dụ: khu đô thị Ecopark; khu đô thị Ciputra Hà Nội,…),…
Tham khảo
+ Nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam, là vùng đất cuối cùng ở phía nam châu Phi;
+ Lãnh thổ phần đất liền trải dài theo chiều vĩ tuyến từ khoảng vĩ độ 22°N đến gần vĩ độ 35°N và theo chiều kinh tuyến từ khoảng kinh độ 17°Đ đến kinh độ 33°Đ.
+ Có chung biên giới với 6 quốc gia là Na-mi-bi-a, Bốt-xoa-na, Dim-ba-bu-ê, Mô-dăm-bích, E-xoa-ti-ni, Lê-xô-thô và tiếp giáp hai đại dương là: Tây Dương và Ấn Độ Dương.
+ Án ngữ con đường biển quan trọng giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Tham khảo
Xác định các điểm cực Bắc, cực Nam phần đất liền của nước ta.
- Điểm cực Bắc tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105°20’Đ
- Điểm cực Nam tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có vĩ độ 8°34’B, kinh độ 104°40’Đ
Đặc điểm của vị trí địa lí của nước ta:
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
+ Nằm trên bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
+ Phần lãnh thổ đất liền nước ta kéo dài từ vĩ độ 8°34’B đến vĩ độ 23°23’B và từ kinh độ 102°09’Đ đến kinh độ 109°24’Đ.
+ Vùng biển nước ta kéo dài từ khoảng vĩ độ 6°50’B từ kinh độ 101°Đ đến kinh độ 117°20’Đ trên Biển Đông.
- Vị trí địa lí của nước ta có các đặc điểm nổi bật:
+ Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, trung tâm hoạt động của gió mùa châu Á.
+ Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều sinh vật trên đất liền và trên biển.
+ Nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
+ Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai và chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu.
tham khảo
♦ Yêu cầu số 1: Xác định các điểm cực Bắc, cực Nam phần đất liền của nước ta.
- Điểm cực Bắc tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, vĩ độ 23°23’B, kinh độ 105°20’Đ
- Điểm cực Nam tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có vĩ độ 8°34’B, kinh độ 104°40’Đ
♦ Yêu cầu số 2: Đặc điểm của vị trí địa lí của nước ta:
- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
+ Nằm trên bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
+ Phần lãnh thổ đất liền nước ta kéo dài từ vĩ độ 8°34’B đến vĩ độ 23°23’B và từ kinh độ 102°09’Đ đến kinh độ 109°24’Đ.
+ Vùng biển nước ta kéo dài từ khoảng vĩ độ 6°50’B từ kinh độ 101°Đ đến kinh độ 117°20’Đ trên Biển Đông.
- Vị trí địa lí của nước ta có các đặc điểm nổi bật:
+ Nằm trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc, trung tâm hoạt động của gió mùa châu Á.
+ Nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều sinh vật trên đất liền và trên biển.
+ Nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.
+ Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai và chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu.
1. Vị trí trên đất liền:
- Nằm ở rìa Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Tiếp giáp với 3 quốc gia: Trung Quốc, Lào, Campuchia.
- Có đường bờ biển dài: 3.260 km.
- Địa hình: đa dạng, phức tạp.
2. Vị trí trên biển:
- Nằm trong khu vực biển Đông.
- Có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên: sinh vật biển, dầu khí,...
3. Vị trí về kinh tế - xã hội:
- Nằm trên vành đai kinh tế năng động của châu Á - Thái Bình Dương.
- Có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, giao thương quốc tế.
4. Vị trí về an ninh quốc phòng:
- Vị trí chiến lược: Nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.
- Biển Đông là khu vực có tranh chấp chủ quyền.
- Nguy cơ bị các thế lực thù địch lợi dụng để gây bất ổn.
Đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam:
- Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa: Nóng ẩm, mưa nhiều.
- Vị trí địa lí thuận lợi: Giao thương quốc tế, phát triển kinh tế biển, du lịch.
- Vị trí địa lí chiến lược: Có nhiều thách thức về an ninh quốc phòng.