K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
19 tháng 3

- Tôi là học sinh lớp 2: Vào ngày khai trường, các bạn thường muốn đến trường sớm vì các bạn cảm thấy háo hức / cảm thấy muốn được gặp lại thầy cô, bạn bè, … 

- Niềm vui của Bi và Bống: Bi và Bống không vẽ tranh cho mình mà lại vẽ tặng cho nhau vì cả hai đều luôn nghĩ đến nhau, người này muốn người kia vui. 

- Em có xinh không? : Cuối cùng, voi em nhận thấy bản thân xinh nhất khi là chính mình. 

- Cầu thủ dự bị: Theo cách hiểu của gấu, cầu thủ dự bị là người chơi được cho cả hai đội. 

- Cô giáo lớp em: Em thích khổ thơ thứ hai vì khổ thơ này tả một khung cảnh rất đẹp. 

- Cái trống trường em: trong những ngày hè, trống trường buồn vì nhớ các bạn học sinh. 

29 tháng 9 2023

Việc làm của Hải Thượng Lãn Ông đúng với câu: Thầy thuốc như mẹ hiền là: Ông không quản ngày đêm, mưa nắng, trèo đèo lội suối đi chữa bệnh cứu người. Đối với người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, ông thường khám bệnh và cho thuốc không lấy tiền.

13 tháng 1 2017

b, Lời chối từ của ông Lí một cách gián tiếp, khước từ sự van xin, mỉa mai thói đàn bà yếu đuối của bác

→ Chọn đáp án D

31 tháng 5 2018

                            Bạn ơi bài công dân số một có hai phần mà bạn !

                           Trả lời phần nào thế bạn ? Hay trả lời cả hai phần ?

31 tháng 5 2018

1. Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ờ Sài Gòn.

2. Nhìn chung, các câu nói của anh Thành trong đoạn trích này đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu dân cứu nước. Những câu nói thể hiện trực tiếp của anh Thành về dân về nước là:

*   Chúng ta là đồng bào, cùng máu mủ da vàng với nhau. Nhưng... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

*   Vì anh với tôi... chúng ta là công dân nước Việt...

3. Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau.

Những chi tiết cho thây câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau là:

-  Anh Lê gặp anh Thành đế báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.

-   Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi anh Lê, rõ nhất là hai lần đối thoại:

+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba... thì... ờ... anh là người nước nào?

+ Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không xin việc lảm ở Sài Gòn này nữa.

Anh Thành trả lời: ...vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì.

Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không gặp nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.

Nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

12 tháng 3 2017

Đọc bài văn Cái cối tân và trả lời câu hỏi:

a. Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre.

b. Các phần mở bài, kết bài trong bài Cái cối tân. Mỗi phần ấy nói điều gì?

Mở bài (Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống) Giới thiệu đồ vật được miêu tả: cái cối.

Kết bài (Cái cối cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi... theo dõi từng bước anh đi...) Kết thúc bài văn: Tình cảm gần gũi thân thiết giữa bạn nhỏ với các đồ trong nhà trong đó có cái cối tân.

c. Phần mở bài giống phần mở bài trực tiếp, phần kết bài giống phần kết bài mở rộng trong văn kể chuyện đã học.

d. Trình tự của phần thân bài tả cái cối

Cái vành → cái áo → hai cái tai → lỗ tai: hàm ràng cối → dăm → đầu cần → cái chốt → dây thừng buộc cần.

- Xay lúa với u. Tiếng cối ù ù vui cả xóm.

 

Tả hình dáng bắt đầu từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ. Sau đó tả công dụng.

26 tháng 9 2018

a) Bài "Kéo co" giới thiệu tập quán của những địa phương sau:

Tập quán thi kéo cơ ở làng Hữu Trấp huyện Quế Võ tỉnh Bác Ninh

Tập quán thi kéo co ở làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc

b) Thuật lại các tập quán kéo co ở hai địa phương trên như sau

Thi kéo co ở làng Hữu Trấp huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh:

Thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai được tặng viện, người đông hơn thế là chuyển bại thành thắng sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng

2 tháng 1 2017

Tìm đoạn mở bài và kết bài:

- Đoạn mở bài: "Mùa xuân trăm hoa., cũng là mùa công múa".

- Đoạn kết bài: "Quả không ngoa khi., nghệ sĩ múa của rừng xanh".

b) Các đoạn trên giống các cách mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.

c) Em có thể chọn những câu nào trong bài văn trên để:

- Mở bài theo cách trực tiếp?

- Kết bài theo cách không mở rộng?

+ Em có thể chọn các câu văn sau để mở bài trực tiếp: Mùa xuân là mùa công múa.

+ Em có thể chọn các câu sau để kết bài không mở rộng:

Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.

19 tháng 1 2019

a) Trong bài thơ đó, mỗi con vật được nhân hoá nhờ các từ ngữ nào ?

- Trong bài thơ đó, mỗi con vật được dùng các từ ngữ sau để nhân hoá :

Cua Càng : thổi xôi, đi hội, cõng nồi

     

Tép : được gọi là cái tép, đỏ mắt, nhóm lửa, chép miệng : xong!

Ốc : được gọi là cậu ốc, vặn mình, pha trà

Tôm : chú tôm, lật đật, đi chợ, dắt tay bà Còng

Sam : bà Sam, dựng nhà

Còng : bà Còng

Dã tràng : ông dã tràng, rụng hai răng, khen xôi dẻo

b) Em thích hình ảnh nào ?

- Tuỳ các em chọn hình ảnh mà mình thích nhất.

Ví dụ : Em thích hình ảnh :

Cua Càng đi hội Cõng nồi trên lưng Vừa đi vừa thổi Mùi xôi thơm lừng

Vì hình ảnh này tả được con cua có cái mai trên lưng (giống như cái nồi) và vừa đi vừa làm những bong bóng nước sủi ra (giống nhu một nồi cơm đang sôi). Tác giả đã dùng trí sáng tạo để viết ru một hình ảnh thật ngộ nghĩnh và lí thú.