K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 3

Bồ câu đã giúp tướng Nguyễn Chích đánh giặc bằng cách giúp đưa tin, làm nên những chiến thắng vĩ đại. 

TÌNH YÊU NƯỚC TOẢ SÁNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID Nguyên thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói :” Chống dịch như chống giặc”. Vì thế mà những tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống “giặc” đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt. Mọi người Việt Nam, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến mỗi công dân; từ ngõ xóm, đồng quê đến thành thị, phố phường, từ trong nước...
Đọc tiếp

TÌNH YÊU NƯỚC TOẢ SÁNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID

Nguyên thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói :” Chống dịch như chống giặc”. Vì thế mà những tháng ngày qua, việc cả nước chống dịch Covid-19 như chống “giặc” đã tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước của người Việt. 

Mọi người Việt Nam, từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đến mỗi công dân; từ ngõ xóm, đồng quê đến thành thị, phố phường, từ trong nước đến đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc vẫn hướng về đất nước với tinh thần đoàn kết. Nổi bật trong cuộc chiến ấy là những chiến sĩ công an, quân đội, những bác sĩ, y tá đã quên ăn, quên ngủ, chấp nhận vất vả và hy sinh sự an toàn của bản thân vì sức khỏe và sự bình yên của nhân dân, đất nước. Hơn bao giờ hết, trong mỗi thời khắc “sống còn ấy” dòng máu Lạc Hồng lại chảy trong huyết quản mỗi con người Việt Nam.

Ngày nay, tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” được thể hiện rõ trong thời kỳ cả nước chống “giặc” Covid-19. Những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân trong cuộc chiến chống Covid-19 đã tiếp tục lan tỏa tinh thần ấy. Chỉ sau một tuần phát động sự ủng hộ của nhân dân đối với cuộc chiến chống Covid-19 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đã có rất nhiều tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp tham gia ủng hộ hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng bằng tiền mặt hoặc hiện vật, là hàng nghìn phần quà là khẩu trang y tế, nước súc miệng diệt khuẩn, những suất cơm cho những người phải cách ly, những người ở tuyến đầu chống dịch, là những cây ATM gạo miễn phí…

                         (Theo Đặng Quang Định, thiduakhenthuong.org.vn)

1.  Xác định câu chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)

2.  Theo văn bản, tình yêu nước của người Việt trong đại dịch covid biểu hiện qua những phẩm chất nào? (0,5 điểm)

3.  Tìm 1 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên. Căn cứ vào đâu em xác định như vậy. chuyển lời dẫn vừa tìm được thành lời dẫn gián tiếp. (1,0 điểm)

4.  Từ “giặc” trong văn bản trên được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Qua từ “giặc”, tác giả cho thấy điều gì? (1,0 điểm)

1
16 tháng 7 2021

1, Câu chủ đề: Tinh thần yêu nước trong mùa dịch

2. Phẩm chất: yêu nước, yêu thương con người, tấm lòng cao đẹp, lòng hảo tâm, vị tha...

3. -Lời dẫn trực tiếp: " Chống dịch như chống giặc", vì đặt trong dấu ngoặc kép

-Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Nguyên thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói rằng chống dịch như chống giặc.

4. -Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ

=>Qua từ "giặc", tác giả muốn ví đại dich Covid 19 này như giặc ngoại xâm. Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, phải chiến đấu hàng ngàn năm để bảo vệ nền độc lập, hoà bình cho dân tộc.Ngày nay, tuy đất nước đang phát triển thì bây giờ bị lây lan nguồn dịch này,căn bệnh quái ác đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng trên thế giới. Vì vậy, chúng ta càng phải cùng nhau đứng lên bảo vệ người dân, bảo vệ đất nước thoát khỏi căn bệnh dịch lớn này. Hãy thực hiện tốt các chỉ thị để cuộc sống trở về nhịp điệu thường ngày của nó!

19 tháng 7 2021

Tham khảo 
 

1. Tháng 11-979, tại Kinh đô Hoa Lư nước Đại Cồ Việt, Đinh Tiên Hoàng đế và Thái tử kế vị Đinh Liễn, trong một đêm uống rượu ngủ say ở ngoài sân cung đình, đã bị kẻ bề tôi là Đỗ Thích sát hại. Sự kiện “Đỗ Thích thí Đinh Đinh” này đã dẫn ngay đến những rối loạn triều chính nghiêm trọng. Và triều đình nhà Tống ở phương Bắc-luôn ôm mộng thôn tính nước Việt ở phương Nam-đã không bỏ qua cơ hội này.

Nghe lời tâu bày của Thái thường bác sĩ Hầu Nhân Bảo, đương chức Tri (quản lý) Ung Châu (nay là Nam Ninh, Quảng Tây): “An Nam quận vương (Đinh Bộ Lĩnh) cùng với con trai là (Đinh) Liễn bị giết, nước ấy sắp mất, có thể nhân lúc này đem một cánh quân sang đánh lấy. Nếu bỏ qua lúc này mà không mưu tính, sợ lỡ cơ hội”, và theo mưu kế gọi là: “Tiếng sét đánh mau, che tai không kịp” của Tể tướng Lư Đa Tốn, Hoàng đế Tống Thái Tông đã quyết định ngay việc đưa quân sang xâm lược nước Việt.

Vào tháng 7 năm Canh Thìn (980), Bộ chỉ huy quân Tống xâm lược được thành lập, gồm Hầu Nhân Bảo-Tổng chỉ huy, Tôn Toàn Hưng-Phó tổng chỉ huy, cùng một loạt tướng lĩnh: Trần Khâm Tộ, Hắc Thủ Tuấn, Thôi Lượng, Lưu Trừng, Vương Soạn, Giả Thực… và được lệnh đem các cánh quân thủy bộ lên đường Nam chinh ngay.

Tin dữ đã được cấp báo về Hoa Lư, từ Lạng Sơn, vào lúc triều đình nhà Đinh mới tạm đưa được người con nhỏ 6 tuổi của Đinh Tiên Hoàng đế là Đinh Toàn lên ngồi ngai kế vị, mẹ đẻ của Đinh Toàn là Dương Thái hậu “buông rèm thính chính” và Thập đạo tướng quân Lê Hoàn làm Phó vương nhiếp chính.

Đối sách của những người đứng đầu triều đình Hoa Lư này, trước nạn ngoại xâm, trước hết-phù hợp với lòng dân và quân sĩ-là kháng chiến và chọn Phạm Cự Lạng làm đại tướng quân. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” liền đó chép tiếp:

“Khi (triều đình) đang bàn kế hoạch xuất quân thì Cự Lạng cùng các tướng quân khác-đều mặc áo trận-đi thẳng vào Nội phủ, nói với mọi người rằng: “Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. (Nhưng) bây giờ thì chúa thượng còn trẻ thơ, (mà) chúng ta dẫu hết sức liều chết để đánh giặc, may được chút công lao thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn ông Thập đạo (Tướng quân Lê Hoàn) làm Thiên tử, sau đó hãy xuất quân thì hơn”. Quân sĩ nghe vậy đều hô: “Vạn tuế”. (Dương) Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời đăng quang ngôi Hoàng đế”.

Bấy giờ là tháng 8 năm Canh Thìn (980). Vừa đúng lúc Hoàng đế nhà Tống tuyên chiếu chỉ chính thức phát động và ra lệnh cho các cánh quân xâm lược Đại Cồ Việt xuất phát!

2. Về cuộc kháng chiến chống Tống và trận Bạch Đằng lần thứ hai, sử liệu gốc không những ít mà còn mâu thuẫn và mơ hồ.

Sử sách chính thống, cổ truyền của ta đều nói: Chiến sự bắt đầu vào tháng 3 năm Tân Tỵ (981), khi các cánh quân Tống của “Hầu Nhân Bảo đến Lãng Sơn, Trần

  Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng”. Đây là câu viết trong “Đại Việt sử lược”-bộ sử cổ nhất, từ đầu thế kỷ 14, còn sót lại được đến nay. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” ở nửa sau thế kỷ 15 chép lại nguyên văn như thế nhưng thay chữ “Lãng” bằng chữ “Lạng”. Sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” (cuối thế kỷ 19) cũng chép theo đúng sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, chỉ thêm tên Tôn Toàn Hưng vào cạnh tên Hầu Nhân Bảo.

Không kể sai lầm của một bản dịch cũ, sách “Đại Việt sử lược” đã viết địa danh Lãng Sơn thành Ngân Sơn, khiến có người đã tưởng tượng thêm ra một đường tiến binh nữa của quân Tống là theo hướng Cao Bằng-Bắc Kạn ngày nay (qua Ngân Sơn) để tràn xuống trung châu nước Việt, mà ngay cái cách đổi chữ “Lãng” thành chữ “Lạng” của các sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” cũng đã khiến thêm rối loạn sự nhận thức về các địa điểm đóng quân của giặc và chiến trường đánh giặc, khi lại khiến nhiều người tưởng tượng ra sự thể: Quân Tống cũng có thể đã theo đường biên giới Lạng Sơn (qua Chi Lăng) mà thâm nhập vào trung tâm nước Việt!

Sự thực lịch sử là: Để vào nước Việt, quân Tống chỉ dùng một đường ven biển đông bắc đất nước ta, cả thủy lẫn bộ, giống như các lần Nam chinh trước đấy, từ cuộc hành quân của Mã Viện đi trấn dẹp Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở buổi đầu Công nguyên, cho đến lúc bấy giờ là thế kỷ 10. Chỉ khác một điều là bấy giờ đã xuất hiện tòa Kinh đô Hoa Lư của nước Đại Cồ Việt từ năm 968, cho nên đích đến của quân Tống cũng là nhằm vào đấy! Vì thế, các cánh quân thủy bộ của chúng mới tới Lãng Sơn (Quảng Ninh ngày nay), Bạch Đằng (giữa Quảng Ninh và Hải Phòng ngày nay) và Tây Kết (Hưng Yên bây giờ) vào thời gian tháng 3 năm Tân Tỵ (981) như các bộ sử chính thống cổ truyền của ta đã chép.

Nhưng căn cứ thêm vào sử liệu gốc Trung Quốc thì thấy rằng: Từ thời gian trước tháng 3 năm Tân Tỵ (981), chiến tranh đã xảy ra rồi, trong khi sử cũ nước Việt-chắc là vì không nắm kỹ và chi tiết được những diễn biến chiến sự về phía giặc xâm lược Tống, nên đã “bỏ qua”!

Mặt khác, sử liệu trong dân gian và những tư liệu trên thực địa nước ta cũng lại cho thấy có nhiều điều khớp với những ghi chép chi tiết, những tản mạn trong sử sách Trung Quốc.

Ấy là từ cuối tháng Chạp năm Canh Thìn (đầu năm 981) đã có những cuộc giao tranh giữa cánh quân Tống do chủ tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy và quân dân nhà Tiền Lê do Hoàng soái Lê Hoàn-đóng hành dinh ở vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng ngày nay) và Chí Linh (Hải Dương bây giờ) chỉ huy trên dọc tuyến trận từ cửa sông Bạch Đằng đến vùng Lục Đầu giang!

Có một thực tế lịch sử là: Giặc đã vào sâu được nội địa nước ta và đã mưu toan từ nhiều hướng, tiến về Hoa Lư. Nhưng vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của quân dân ta và đặc biệt là thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa cánh quân của Hầu Nhân Bảo và cánh quân của Tôn Toàn Hưng, cho nên cuối cùng, chủ lực của giặc đều phải lui về, hoặc đến tập kết ở vùng gọi là “Hoa Bộ” để chỉnh đốn lực lượng.

Đến đây thì nổi lên vấn đề địa danh “Hoa Bộ”. Cũng giống như việc xác định đúng được vị trí của Lãng Sơn là xác định đúng được đường tiến binh của quân Tống, việc xác định đúng được vị trí của “Hoa Bộ” là xác định đúng được vùng tập kết chủ lực của giặc, dẫn đến diễn biến đích thực của trận Bạch Đằng lần thứ hai.

Trên thực địa nước ta, cho đến bây giờ vẫn không thấy có địa danh “Hoa Bộ” ở chỗ nào. “Hoa Bộ” chỉ nằm chủ yếu trong sử sách Trung Quốc. Vì thế, đây là tiếng Hán (Bắc Kinh) để phiên âm một địa danh tiếng Nôm, thuần Việt. Do đấy, có thể chuyển ngữ “Hoa Bộ”-là địa danh tiếng Hán Việt-sang cách phát âm tiếng Trung (Bắc Kinh) của địa danh này. Từ đấy sẽ gặp được sự “na ná” (đồng âm) của một địa danh tiếng Nôm, thuần Việt, ngày nay vẫn tồn tại trên thực địa, chỉ vùng đất và quả núi “U Bò” ở trên bờ và đoạn giữa của dòng sông Bạch Đằng, thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Trận Bạch Đằng thứ hai đã diễn ra từ đây và ở đấy.

Có ba sử liệu gốc Trung Quốc chép khá thống nhất về sự kiện này.

Một là sách “Tống sử”: “Khi Lưu Trừng đưa quân đến thì Toàn Hưng cùng Lưu Trừng theo đường thủy tới thôn Đa La, nhưng nói không gặp giặc (tức quân ta) lại trở về Hoa Bộ. Đến đây, Lê Hoàn giả vờ xin hàng để đánh lừa Nhân Bảo. Nhân Bảo bèn bị giết chết”.

Hai là sách “Tục tư trị thông giám”: “Thái Bình Hưng Quốc năm thứ 6, tháng 3, ngày Kỷ Mùi (28-4-981). Giao Châu hành doanh của quân Tống phá được 15.000 quân của Lê Hoàn ở sông Bạch Đằng, chém được hơn 1.000 thủ cấp, lấy được 200 chiến hạm, thu được hàng vạn mũi tên, áo giáp. Cũng trận này, giặc (tức quân ta) giả vờ hàng để dụ Nhân Bảo. Nhân Bảo cả tin liền bị giặc giết hại”.

Ba là sách “An Nam chí nguyện”: “Thế lực của giặc (tức quân ta) rất mạnh. Quân hậu viện (của Tống binh) chưa kịp đến thì Nhân Bảo đã sa hãm trong vòng trận, bị loạn quân giết chết, ném xác xuống sông”.

3. Trận Bạch Đằng thứ hai diễn ra vào ngày 28-4-981 vậy là nằm trong cục diện chiến tranh dằng dai giữa quân dân nhà Tiền Lê và giặc xâm lược nhà Tống, trong vòng 3 tháng đầu năm 981, trước đấy.

Khác với trận Bạch Đằng lần thứ nhất, khi soái tướng Ngô Quyền đã bày trận địa cọc, kết hợp với thủy triều lên xuống, chủ động đón đánh vỗ mặt quân xâm lược Nam Hán từ ngoài biển tiến vào vùng cửa sông Bạch Đằng và cũng khác với trận Bạch Đằng lần thứ ba, khi Thánh tướng Trần Hưng Đạo cũng dùng trận địa cọc, kết hợp với thủy triều lên xuống, nhưng là để chẹn đường giặc xâm lược Mông Nguyên từ nội địa rút chạy ra biển, phục kích mà tiêu diệt chúng ở quãng trước ngã ba sông Chanh gặp sông Bạch Đằng; trận Bạch Đằng lần thứ hai là kết quả của mưu kế “đập nát đầu rắn”. Khi Hoàng soái Lê Hoàn chọn nhằm vào chủ tướng quân Tống xâm lược là Hầu Nhân Bảo mà bày một trận đánh lớn ở khúc giữa sông Bạch Đằng, tuy phải tổn thất nặng nề nhưng là để trọn vẹn kế trá hàng mà giết chết được kẻ cầm đầu của giặc.

Sau trận Bạch Đằng lần thứ hai này, toàn bộ cuộc xâm lược và quan quân xâm lược nhà Tống lâm vào cảnh “rắn mất đầu”, vỡ trận, trong khi Hoàng soái Lê Hoàn thừa thắng mở tiếp ngay những trận đánh tiêu diệt ở khắp nơi, kể cả trận tiêu diệt cánh quân giặc đã vào sâu được đến trung tâm Đồng bằng châu thổ sông Hồng (ở Tây Kết, Hưng Yên)!

Tổng hiệu quả của trận Bạch Đằng lần thứ hai “đập nát đầu rắn” này thật là lớn, vì đã dẫn thẳng tới sự thảm bại của toàn cuộc nhà Tống xâm lược, từ cuối năm

Canh Thìn (980) đến đầu năm Tân Tỵ (981), với sự kết thúc số phận những kẻ cầm quân Nam chinh, được chính sử sách phía Trung Quốc ghi lại thật bi đát, làm hình ảnh tiêu biểu: Chủ tướng Hầu Nhân Bảo chết trận, tướng thủy quân Lưu Trừng ốm chết, phó tướng Tôn Toàn Hưng bị vua Tống hạ lệnh chém đầu đem bêu ở chợ, tướng Vương Soạn bị xử tội chết (giết ở Ung Châu). Các tướng: Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân… bị bắt sống, điệu về giam ở Hoa Lư…

19 tháng 7 2021

chép mạng đúng không 

 

Câu nói này thể hiện quyết tâm đánh Pháp không chỉ của riêng Nguyễn Trung Trực mà nó còn đại diện cho quyết tâm của toàn thể nhân dân Việt Nam.

19 tháng 1 2023

– Kết quả: cuối năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Nghệ An, sau đó giải phong được một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.

=> Những thắng lợi này đã làm thay đổi căn bản cục diện cuộc chiến và so sánh lực lượng giữa hai bên theo hướng có lợi cho nghĩa quân Lam Sơn.

19 tháng 9 2023

Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân vào Nghệ An:

- Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông…

- Dùng Nghệ An làm đất dừng chân, dựa vào sức người, của cải ấy để đánh Đông Đô. 

Kế hoạch đánh chiếm Nghệ An đã giành thắng lợi lớn, giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.

17 tháng 3 2022

Sự ngang ngược, tội ác của giặc:

+Gọi giặc là cú diều, dê chó, hổ đói

+Hành động: đi lại nghiêng ngang, sĩ mắng, bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng...

→Kẻ thù tham lam, vô đạo, bạo ngược

- Tố cáo tội ác của giặc, lòng yêu nước câm thù địch: quên ăn, mất ngủ đến thắt tim, thắt ruột, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát. Sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước.

17 tháng 3 2022

được lột tả : ngó thấy sứ giặc............để vét của kho khong có hạn.

khơi gợi sự uất hận , căm thù giặc trong lòng vị chủ tướng.

15 tháng 7 2017

Tác giả vạch ra tội ác và sự hống hách, ngang ngược của giặc:

  - Bộ mặt của giặc được phơi bày bằng những việc trong thực tế:

   + Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình.

   + Bắt nạt tể phụ, đòi lụa ngọc, thu vàng bạc, vét của kho.

   → Lột tả bộ mặt ngang ngược, thói tham lam, sự độc ác của những quân giặc, đồng thời bày tỏ sự căm phẫn, thái độ khinh bỉ cực độ của tác giả.

  - Sử dụng lối nói so sánh, ẩn dụ:

   + So sánh quân giặc với thân dê chó, lưỡi cú diều.

   + Hình ảnh được đặt trong thế đối sánh để tỏ rõ sự căm thù, khinh bỉ cực độ: uốn lưỡi cũ diều- sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó- bắt nạt tể phụ.

   → Tố cáo tội ác của giặc, tác giả đã khơi gợi lòng tự tôn, tự trọng dân tộc, khơi gợi lòng tướng sĩ thái độ căm phẫn trước kẻ thù và trách nhiệm với đất nước.

2 tháng 5 2021

Câu 1: Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào?

* Hoàn cảnh:

- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc.

=> Mục đích trị tội Kiều công tiễn, bảo vệ nền tự chủ.

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Hán. Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

* Kế hoạch của Ngô Quyền:

- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược.

- Chủ động đón đánh quân Nam Hán.

- Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm.

=> Cách đánh giặc độc đáo.

Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở điểm nào?- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc. 

+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống..

Câu 2: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

2 tháng 5 2021

CÂU 1:Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào?

=>Ngô Quyền đã huy động và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

           Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở ddieemr nào ?

=>Lợi dụng thuỷ triều lên xuống làm trận địa cọc ngầm.

CÂU 2: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

*Diễn biến:

-Vào cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.

-Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra khiêu khích nhử địch vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

-Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọ ngầm mà không biết.

-Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống không nổi phải rút chạy ra biển.

-Đúng lúc nước triều rút nhanh, bãi cọc dần dần nhô lên. Quân ta từ phái thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn thuyền xô vào bãi cọc nhọn, vỡ tan tành . Số còn lại, vì thuyền quá to nặng nện không sao thoát khỏi trận địa bãi cọc. Quân ta với thuyền nhỏ đã nhẹ nhằng luồn lách, xong vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối,thiệt hại hơn quá nửa.

*Kết quả: Quân Nam Hán thua to, Lưu Hoằng Tháo thiệt mạng. Vua Nam Hán ra lệnh rút quân về nước. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.

*Ý nghĩa: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì hơn 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài của tổ quốc.

                                                       ... 

oho

 

 

23 tháng 4 2023

giúp với ạ cần gấp

 

24 tháng 3 2016

  Vươn vai một cái thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa lao thẳng đến nơi có giặc. Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào quân giặc.