K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
6 tháng 5

Giai đoạn

Hoạt động

Kết quả, ý nghĩa

1975

– 1985

- Đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa:

+ Tháng 10 – 1975, Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm chính thức Liên Xô. Hai bên kí các hiệp định trong đó Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng nhiều công trình lớn. 

+ Ngày 3-11-1978, Việt Nam và Liên Xô kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác. 

+ Năm 1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) và kí nhiều hiệp ước hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. 

- Cải thiện quan hệ với các nước láng giềng Đông Nam Á, thúc đẩy đối thoại với ASEAN:

+ Năm 1977, Việt Nam kí với Lào Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác. 

+ Năm 1979, Việt Nam giúp đỡ nhân dân Cam-pu-chia chống lại chế độ diệt chủng Khơ-me Đỏ.

- Bước đầu đàm phán bình thường hoá quan hệ với Mỹ: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, Việt Nam đã gửi thông điệp cho chính quyền Mỹ về việc duy trì quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, không thù địch. Nhiều cuộc hội đàm Việt – Mỹ đã diễn ra tại Pa-ri và Hà Nội.

- Phát triển quan hệ đối ngoại với các quốc gia và tổ chức quốc tế: Đến năm 1979, Việt Nam đã tham gia 33 tổ chức và 19 điều ước quốc tế, đặc biệt là trở thành thành viên Liên hợp quốc (1977).

Việt Nam mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, mang lại nguồn lực và hỗ trợ kinh tế quan trọng, góp phần vào quá trình tái cấu trúc và phát triển quốc gia sau chiến tranh.

 

1986 - đến nay

- Phá thế bao vây, cấm vận: 

+ Tháng 11-1991, Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

+ Tháng 7-1995, Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

- Tham gia ASEAN, thúc đẩy hoạt động đối ngoại ở Đông Nam Á:

+ Tháng 7-1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

+ Tham gia hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1995. 

+ Tổ chức thành công nhiều hoạt động và hội nghị của ASEAN, đảm nhiệm vai trò nước Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998, 2010, 2020, có nhiều đóng góp xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- Gia nhập và chủ động đóng góp đối với các tổ chức, diễn đàn quốc tế:

+ Tăng cường hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Đến năm 2020, Việt Nam đã trở thành thành viên của 63 tổ chức quốc tế, có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới.

+ Tháng 1-2007, Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. 

Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ đa dạng với các quốc gia và tổ chức trên thế giới, thúc đẩy hợp tác kinh tế, chính trị và xã hội. Việc tham gia các tổ chức quốc tế như WTO và thương lượng các hiệp định thương mại có ý nghĩa lớn trong việc phát triển bền vững và tích cực hóa đối ngoại của Việt Nam.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

STT

Tên cuộc kháng chiến

Nguyên nhân thất bại

1

Kháng chiến chống quân Triệu (179 TCN)

- Triệu Đà dùng mưu kế nội gián để phá hoại, do thám tình hình bố phòng, bí mật quân sự của Âu Lạc.

- Chính quyền Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác trước kẻ thù.

- Nội bộ nhà nước bị chia rẽ, nhiều tướng giỏi từ chức làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy yếu.

2

Kháng chiến chống quân Minh (1407)

- Nguyên nhân khách quan: nhà Minh có ưu thế vượt trội hơn so với nhà Hồ về tiềm lực kinh tế - quân sự.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhà Hồ không phát huy được sức mạnh đoàn kết của toàn dân.

+ Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn (quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy).

3

Kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 - 1884)

- Nguyên nhân khách quan: Tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch. Càng về sau, tương quan lực lượng ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực, khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt.

+ Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao.

+ Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; chưa tạo thành một phong trào đấu tranh chung trong cả nước; hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,...

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Giai đoạn

Diễn biến chính

Tên nhân vật

tiêu biểu

1858 - 1873

- Tháng 9/1858, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, quân

dân Việt Nam kháng cự quyết liệt khiến Pháp bị giam chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.

- Tháng 2/1859, thực dân Pháp tấn công Gia Định, vấp

phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân.

- Tháng 2/1861, Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, sau đó

mở rộng đánh chiếm Gia Định.

- Tháng 2/1862, Pháp đánh chiếm các tỉnh: Định Tường,

Biên Hòa, Vĩnh Long.

- Tháng 6/1862, Pháp kí với nhà Nguyễn bản Hiệp ước

Nhâm Tuất. Phong trào kháng chiến ở Nam Kì sôi nổi.

- Tháng 6/1867, Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Tây Nam Kì.

- Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp củng cố bộ máy cai trị ở Nam Kì.

- Nguyễn Tri

Phương

- Trương Định

- Nguyễn Trung Trực

- Nguyễn Hữu

Huân

- Nguyễn Đình

Chiểu

- ...

 

1873 - 1884

- Tháng 11/1873, Pháp tấn công Bắc kì lần thứ nhất, cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì sôi nổi.

- Năm 1874, thực dân Pháp kí với nhà Nguyễn bản Hiệp

ước Nhâm Tuất.

- Tháng 1882, Pháp tấn công Bắc kì lần thứ hai, cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì sôi nổi.

- Năm 1883, Pháp tấn công cửa biển Thuận An, nhà

Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng.

- Năm 1884, nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước

Pa-tơ-nốt. Pháp cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược

Việt Nam.

- Nguyễn Tri

Phương

- Hoàng Diệu

- Lưu Vĩnh Phúc

14 tháng 8 2023

Họ tên

Thành phần xã hội

Nội dung đề nghị cải cách

Nguyễn Trường Tộ

Sĩ phu yêu nước, tiến bộ (ông là người theo Công giáo)

Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

Trần Đình Túc;

Nguyễn Huy Tế;

Đinh Văn Điền

Quan lại, sĩ phu yêu nước, tiến bộ.

Mộ dân khai khẩn đất hoang; Mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định); Khai mỏ, đóng tàu, chấn chỉnh quốc phòng.

Phạm Phú Thứ

Quan lại trong triều đình nhà Nguyễn

Chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh; Mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.

Nguyễn Lộ Trạch

Sĩ phu yêu nước, tiến bộ

Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
loading...

13 tháng 8 2023

Tham khảoloading...

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
loading...

14 tháng 8 2023

 

tham khảo

Thời gian

Địa điểm tới

Hình ảnh

1911 - 1917

Nguyễn Tất Thành đi qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ, châu Âu.

Em hãy hoàn thành niên biểu về hành trình tìm đường của nước của Nguyễn Tất Thành

1917

Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp.

Em hãy hoàn thành niên biểu về hành trình tìm đường của nước của Nguyễn Tất Thành

 

 

13 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Các bộ phận

vùng biển Việt

Nam

Phạm vi

Nội thủy

Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển ở trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt

Nam.

Lãnh hải

- Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.

- Ranh giới của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Vùng tiếp giáp lãnh hải

- Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Vùng quyền kinh tế

- Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải hợp với lãnh hải thành một vùng có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Thềm lục địa

- Là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

Tham khảo!

Kiểu ứng động

Khái niệm

Nguyên nhân

Cơ chế

Ví dụ

Ứng

động

sinh trưởng

Là những vận động xuất hiện do tốc độ sinh trưởng và phân chia tế bào không đều ở các cơ quan, bộ phận đáp ứng, dưới tác động của các kích thích không định hướng của môi trường.

Tác nhân gây ứng động sinh trưởng có thể là nhiệt độ, ánh sáng,… mang tính chu kì (chu kì ngày đêm hay chu kì mùa).

Tác nhân nhiệt độ, ánh sáng mang tính chu kì (ngày đêm, mùa) tác động lên chồi cây làm thay đổi tương quan hàm lượng giữa các hormone, gây kích thích hoặc ức chế sinh trưởng của chồi cây, hoặc tác động lên mặt trên và mặt dưới của hoa làm phân bố lại hormone dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau của mặt trên và mặt dưới của hoa, làm hoa nở hoặc khép.

Hoa bồ công anh nở ra khi có ánh sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối.

Vận động ngủ, thức của chồi cây theo mùa ở cây bàng, cây phượng.

Ứng

động không sinh trưởng

Là những vận động thuận nghịch do sự biến đổi sức trương nước của cơ quan, bộ phận đáp ứng hoặc do xuất hiện sự lan truyền của kích thích trong các tế bào, mô chuyển hoá dưới tác dụng của các tác nhân cơ học, hoá học.

Tác nhân gây ứng động không sinh trưởng có thể là tác nhân cơ học hay hoá học.

Tác nhân kích thích (cơ học, hóa học) tác động lên thụ thể trên màng tế bào của bộ phận tiếp nhận kích thích, sau đó kích thích được truyền đến tế bào của bộ phận đáp ứng làm hoạt hoá các bơm ion (K+, Cl-,…), qua đó làm thay đổi sức trương nước của bộ phận đáp ứng, dẫn đến phản ứng cụp lá ở cây trinh nữ hay sự đóng mở của khí khổng.

Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ.

Hiện tượng bắt mồi ở cây gọng vó và cây bắt ruồi.