Hoàn thành bảng thể hiện những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, hội nhập quốc tế theo mẫu sau vào vở ghi.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên, 20/2/1947, Bác Hồ đã căn dặn và mong mỏi: Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Quốc Khánh mùng 2 tháng 9, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những hành động cách mạng và những trăn trở suy tư của toàn Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa trên con đường phấn đấu trở thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.
Ông Nguyễn Văn Thát- Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàm Rồng, nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực nông nghiệp những năm đổi mới 1989 đến năm 2000. Trong khoảng 10 năm ấy, với cương vị là Chủ tịch Hội đồng khoa học kỹ thuật tỉnh, Trưởng ban đổi mới doanh nghiệp, Trưởng ban giao đất cho nông dân, ông Thát đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh những chủ trương, chính sách quan trọng, sát với thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp, đổi mới sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp
Ông cho biết: thời kỳ ấy, Thanh Hóa là địa phương trong cả nước đã sớm thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; chủ động phát triển kinh tế ngoài quốc doanh nhằm động viên mọi nhà, mọi thành phần kinh tế đầu tư tổ chức sản xuất, kinh doanh.
Phát huy kết quả của những năm đầu đổi mới, trong ba thập kỷ liên tục phấn đấu, Đảng bộ, quân và các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết một lòng từng bước đẩy lùi khó khăn, thách thức, đói nghèo lạc hậu, tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi sâu sắc, toàn diện bộ mặt quê hương theo chiều hướng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 ước đạt 11,4%, cao nhất trong gần 30 năm đổi mới; GDP bình quân đầu người ước đạt 1.530USD, gấp 1,9 lần năm 2010, tăng nhanh hơn so với mức trung bình của cả nước. Các chỉ số: hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế (PEII) tăng cao và nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước.
Đặc biệt, tại Khu kinh tế Nghi Sơn, dự án Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn – Công trình trọng điểm Quốc gia - có tổng mức đầu tư lớn nhất cả nước từ trước đến nay đã được khởi công xây dựng. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, các khu du lịch tầm cỡ quốc tế được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, đã tạo điểm nhấn quan trọng và làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Khi đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng và hiệu quả thì cũng là lúc khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, lòng tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được nâng lên.
Thích ứng với tăng trưởng, chủ động hội nhập và vượt qua những rào cản của tâm lý sản xuất nhỏ, đó là những bài học căn cốt được đúc rút từ những năm đầu đổi mới cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tỉnh Thanh đang hội tụ đầy đủ các yếu tố để có thể hoàn thành tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu. Nhưng chúng ta vẫn không quên lời cặn dặn của Người: Mỗi người phải xắn tay áo làm và mấu chốt kế hoạch phải thiết thực và phải làm được.
*Liên hệ trách nhiệm bản thân : Là người con xứ Thanh, là thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường em luôn ý thức trách nhiệm của mình là luôn phấn đấu học tập thật giỏi để phục vụ cho quê hương Thanh Hóa ngày một giàu mạnh, luôn nêu cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung và quê hương Thanh Hóa nói riêng ngày càng giàu đẹp; đồng thời say mê học tập môn lịch sử, tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của quê hương Thanh Hóa anh hùng. Nghi nhớ và làm theo lời căn dặn của Bác Hồ, giúp tỉnh Thanh hoàn thanh tâm nguyện của người Thanh Hóa phải trở thành một tỉnh kiểu mẫu.
Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là là tỉnh kiểu mẫu, làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách nhiệm bản thân?
Trả lời:
Khi về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên, 20/2/1947, Bác Hồ đã căn dặn và mong mỏi: Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Quốc Khánh mùng 2 tháng 9, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những hành động cách mạng và những trăn trở suy tư của toàn Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa trên con đường phấn đấu trở thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.
Ông Nguyễn Văn Thát- Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàm Rồng, nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực nông nghiệp những năm đổi mới 1989 đến năm 2000. Trong khoảng 10 năm ấy, với cương vị là Chủ tịch Hội đồng khoa học kỹ thuật tỉnh, Trưởng ban đổi mới doanh nghiệp, Trưởng ban giao đất cho nông dân, ông Thát đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh những chủ trương, chính sách quan trọng, sát với thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp, đổi mới sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp
Ông cho biết: thời kỳ ấy, Thanh Hóa là địa phương trong cả nước đã sớm thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; chủ động phát triển kinh tế ngoài quốc doanh nhằm động viên mọi nhà, mọi thành phần kinh tế đầu tư tổ chức sản xuất, kinh doanh.
Phát huy kết quả của những năm đầu đổi mới, trong ba thập kỷ liên tục phấn đấu, Đảng bộ, quân và các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết một lòng từng bước đẩy lùi khó khăn, thách thức, đói nghèo lạc hậu, tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi sâu sắc, toàn diện bộ mặt quê hương theo chiều hướng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 ước đạt 11,4%, cao nhất trong gần 30 năm đổi mới; GDP bình quân đầu người ước đạt 1.530USD, gấp 1,9 lần năm 2010, tăng nhanh hơn so với mức trung bình của cả nước. Các chỉ số: hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế (PEII) tăng cao và nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước.
Đặc biệt, tại Khu kinh tế Nghi Sơn, dự án Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn – Công trình trọng điểm Quốc gia - có tổng mức đầu tư lớn nhất cả nước từ trước đến nay đã được khởi công xây dựng. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, các khu du lịch tầm cỡ quốc tế được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, đã tạo điểm nhấn quan trọng và làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Khi đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng và hiệu quả thì cũng là lúc khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, lòng tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được nâng lên.
Tham khảo nha pạn
Lĩnh vực | Biểu hiện sự hợp tác | Mục đích |
Kinh tế | Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) | - Đưa ASEAN thành khu vực sản xuất cạnh tranh trên thị trường thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. |
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) | - Tạo ra một thị trường chung ASEAN, thông qua việc thúc đẩy tự do lưu thông hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và lao động trong khu vực. | |
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) | - Hướng tới hình thành Hiệp định Thương mại Tự do Đông Á (CEPEA). | |
Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) | - Từng bước tự do hoá, tạo thuận lợi thương mại hàng hoá và dịch vụ, cải thiện cơ hội đầu tư. - Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN - Thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa ASEAN và Nhật Bản. | |
Văn hóa | Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) | - Thúc đẩy nhận thức và bảo vệ các quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước thành viên. |
Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) | - Tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước; - Nâng cao thành tích, kĩ thuật, chiến thuật các môn thể thao để có cơ sở tham gia các đại hội thể thao lớn hơn. | |
Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP) | - Tăng cường mối quan hệ giao lưu, hữu nghị giữa thanh niên các nước ASEAN và thanh niên Nhật Bản. | |
- Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN; - Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN... | - Củng cố và làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên trên mọi lĩnh vực. |
B.xây dựng một bước về cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế mới.
Nội dung nào sau đây thể hiện đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng từ năm 1986 đến nay?
A.phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B.xây dựng một bước về cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế mới.
C.phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
D.cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thương nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh.
Sau hơn 30 năm đổi mới, kể từ năm 1986, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, trong đó có những công trình xây dựng ghi dấu ấn đậm nét: Nhà Quốc Hội (Hà Nội), cầu quay sông Hàn (cây cầu đầu tiên do kĩ sư và công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công), đường hầm sông Sài Gòn (còn gọi là hầm Thủ Thiêm)...
Lĩnh vực
Thành tựu cơ bản
Chính trị
- Hình thành hệ thống quan điểm lí luận về đường lối Đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Tình hình chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được bảo đảm và tăng cường.
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường.
- Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh.
- Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững.
Kinh tế
- Sau 10 năm đổi mới (1986 – 1995), Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng kinh tế- xã hội.
- Tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao, quy mô nền kinh tế không ngừng được mở rộng.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh.
Xã hội
- Trong quá trình Đổi mới, nhiều vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết và đạt những kết quả nổi bật.
- Số lao động được tạo việc làm trong nước hằng năm tăng lên, trung bình khoảng hơn 1 triệu người mỗi năm.
- Công tác xoá đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả ấn tượng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
- Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Văn hóa
- Trong thời kì Đổi mới, nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được chú trọng xây dựng và phát triển; đời sống văn hoá được cải thiện; giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hoá được mở rộng.
- Việt Nam đã chú trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy nhiều giá trị văn hoá truyền thống, di sản văn hoá của dân tộc.
- Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hoá phát triển ngày càng phong phú, đa dạng.
- Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ. Việt Nam đã hoàn thành xoá mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010.
Hội nhập
quốc tế
- Mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ, các tổ chức khu vực và quốc tế.
- Tham gia các hiệp ước, hiệp định song phương và đa phương về thương mại, an ninh, ngoại giao, trao đổi văn hoá, du lịch,...
- Đề xuất sáng kiến và tham gia giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh, kinh tế,... của khu vực và quốc tế.