Vì sao sản lượng công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ tập trung nhiều ở TP.Hồ Chí Minh
CÁC ANH CHỊ GIÚP EM VỚI Ạ, EM SẮP THI RỒI Ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Những điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào.
+ Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai và nguồn nước ngầm cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây công nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật:
Đã hình thành nhiều cơ sở chế biến, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng , nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta), hồ Trị An, cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài).
+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
2.- Thổ nhưỡng: Đông Nam Bộ có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải (đồng bằng cao và đồi lượn sóng)N rất thích hợp để trồng cây cao su. - Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh giúp cây phát triểN
Tham khảo:
1.
Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước vì vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội: - Về vị trí địa lí: ... + Nằm gần các cảng biển lớn và thông ra vùng biển phía Đông, có ý nghĩa giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng (cảng TP.
2.
Cây cao su được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ là do:- Thổ nhưỡng: Đông Nam Bộ có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải (đồng bằng cao và đồi lượn sóng) rất thích hợp để trồng cây cao su. - Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh giúp cây phát triển.
Vùng Đồng Nam Bộ, với trung tâm là Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất của Việt Nam. Có nhiều đặc điểm nổi bật trong sản xuất công nghiệp của vùng này:
- Đa Dạng Ngành Công Nghiệp: Vùng này có sự đa dạng về ngành công nghiệp, từ công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí, đến công nghiệp công nghệ cao như điện tử và phần mềm.
- Nhập Khẩu- Xuất Khẩu: Với cơ sở hạ tầng giao thông tốt và gần các cảng biển lớn, vùng Đồng Nam Bộ là trung tâm của hoạt động xuất nhập khẩu.
- Tập Trung Các Khu Công Nghiệp Lớn: Có nhiều khu công nghiệp quy mô lớn được đầu tư hiện đại, với các ưu đãi thuế và chính sách khác để thu hút đầu tư.
- Nguồn Nhân Lực: Vùng này có nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng, được đào tạo qua các hệ thống giáo dục và đào tạo chất lượng cao.
Vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh?
- Vị Trí Địa Lý: TP Hồ Chí Minh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần các tuyến đường biển và có hệ thống giao thông thuận tiện, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
- Cơ Sở Hạ Tầng: Thành phố có cơ sở hạ tầng tốt và hiện đại, điều này thu hút các doanh nghiệp và đầu tư nước ngoài.
- Chính Sách Ưu Đãi: Chính quyền thành phố thường xuyên có các chính sách ưu đãi thuế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp.
- Nguồn Nhân Lực: TP Hồ Chí Minh có nguồn nhân lực lớn, tập trung nhiều trường đại học và viện nghiên cứu, cung cấp nhân lực chất lượng cho các ngành công nghiệp.
- Thị Trường: Là một trung tâm kinh tế lớn, nhu cầu tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh rất lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến tiêu dùng.
Vì :
- Cơ sở hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước.
- Vị trí địa lí thuận lợi
- Lao động tay nghề cao
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ
-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ
+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta
+Các hệ thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện lớn hơn các hệ thống sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)
-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ
+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn
+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ m 3
b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sản phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ
*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì
-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên
-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn
-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so với cả nước
-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước
-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..
*Vùng Đông Nam Bộ có thế mạnh lớn về trồng cây công nghiệp là nhờ :
- Có điều kiện thổ nhưỡng (đất xám , đất đỏ ba dan )
- Khí hậu thuận lợi ( khí hậu cận xích đạo , nóng ẩm )
- Các cơ sở công nghiệp chế biến và cảng xuất khẩu .
* Cây cao su tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ :
- Sau khi chiếm Nam Bộ làm thuộc địa, Pháp bắt đầu trồng cây cao su (là nguồn lợi lớn cho sản xuất công nghiệp ở nước Pháp : lốp xe đạp, lốp xe hơi, lốp máy bay)
- Vùng đất đỏ này thuận lợi cho cây cao su phát triển, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm phù hợp cho loại cây này .
Vùng Đông Nam Bộ có thế mạnh lớn về trồng cây công nghiệp là nhờ :
- Có điều kiện thổ nhưỡng (đất xám , đất đỏ ba dan )
- Khí hậu thuận lợi ( khí hậu cận xích đạo , nóng ẩm )- Các cơ sở công nghiệp chế biến và cảng xuất khẩu .
Cây cao su tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ :
- Sau khi chiếm Nam Bộ làm thuộc địa, Pháp bắt đầu trồng cây cao su (là nguồn lợi lớn cho sản xuất công nghiệp ở nước Pháp : lốp xe đạp, lốp xe hơi, lốp máy bay)
- Vùng đất đỏ này thuận lợi cho cây cao su phát triển, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm phù hợp cho loại cây này .
Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế đã giúp thị trường thế giới của Đông Nam Á ngày càng mở rộng, nhiều sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang các nước. Đặc biệt nuôi trồng thủy sản với ưu điểm là mẫu mã đẹp, đồng đều và đáp ứng sản phẩm ổn định quanh năm nên nhu cầu về các mặt hàng này ngày càng lớn
=> thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay ở các nước Đông Nam Á
Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế đã giúp thị trường thế giới của Đông Nam Á ngày càng mở rộng, nhiều sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang các nước. Đặc biệt nuôi trồng thủy sản với ưu điểm là mẫu mã đẹp, đồng đều và đáp ứng sản phẩm ổn định quanh năm nên nhu cầu về các mặt hàng này ngày càng lớn
=> Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay ở các nước Đông Nam Á
câu 1:
Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).
b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật
CHÚC BN HOK TỐT
Nhưng mỗi tội nó còn hơi sơ sài mình cần chi tiết về điều kiện xã hội tự nhiên ha nhưng vẫn rất cảm ơn bạn
- Thành phố Hồ Chí Minh có hạ tầng cơ sở tốt, thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài ( 50,1 % Vốn đầu tư nước ngoài 2003)
- Lực lượng lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có kỹ thuật, lành nghề.
Đó là các lý do sản xuất công nghiệp tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh.
- Vị trí địa lí:
+ TP.Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước.
+ Nằm ở vị trí chiến lược, thuận lợi cho giao thông vận tải đường bộ, đường thủy, đường hàng không.
+ Là cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng.
- Cơ sở hạ tầng:
+ Hệ thống giao thông vận tải phát triển: sân bay quốc tế, cảng biển, mạng lưới đường bộ dày đặc.
+ Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc đầy đủ và hiện đại.
+ Nhiều khu công nghiệp tập trung với diện tích lớn, hạ tầng hoàn thiện.
- Nguồn nhân lực:
+ Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao.
+ Nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp.
- Thị trường:
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, cả trong nước và ngoài nước.
+ Hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Chính sách ưu đãi:
+ Chính sách ưu đãi của Chính phủ thu hút đầu tư vào khu vực.
+ Môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi.