K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
15 tháng 3 2024

Mảnh đất Quảng Ngãi từ xa xưa đã lưu truyền vô số các món ăn ẩm thực sơn hào hải vị nổi tiếng, trong số đó, Cá bống sông Trà vẫn được xem là một trong những món ăn đặc sản hấp dẫn nhất. Trải qua nhiều lịch sử thăng trầm, tiếng thơm của cá bống sông trà ngày một khẳng định mình trong danh sách các món ăn đặc sản của Việt Nam. Cá Bống Sông Trà tập trung nhiều ở khu vực sông Trà xã Tịnh Sơn Quảng Ngãi hướng ra biển đông. Thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch hàng năm chính là thời điểm cá bống sông trà có số lượng nhiều và béo, nhiều trứng. Dân sinh phát triển, hiện nay loài cá bống đặc sản này đang gần ít đi chứ không nhiều như trước đó. Trước đây, Bạn chỉ cần 1 ván chài bung lưới cũng có thể vớt lên hàng chục con cá bống. Nhưng cho tới thời điểm lúc này, Loài cá bống nhỏ bé ở đây gần bị đánh bắt đến tuyệt chủng. Và để kiếm được một số lượng lớn loài cá bống sông trà không phải là chuyện đơn giản. Chính vì vậy mà cá bống sông trà ngày một có thêm nhiều giá trị trong đời sống con người.

17 tháng 11 2023

ko biết

17 tháng 11 2023

ko biết thì nhắn làm đ*o gì hay nhỉ ?
 

Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.

23 tháng 12 2021

Quê tôi là một vùng chiêm trũng ven biển miền Trung, có cánh đồng thẳng cánh cò bay và dòng sông Kiến Giang hiền hòa xanh trong, lững lờ êm trôi cùng năm tháng.

Hàng năm, cứ đến ngày Quốc khánh người dân quê tôi lại tổ chức lễ hội đua thuyền thật rầm rộ. Mỗi làng thường có một chiếc thuyền đua được chuẩn bị kỹ càng và trai tráng cũng được tuyển chọn tập luyện thường xuyên. Hội thi được tổ chức đúng vào sáng ngày 2-9. Tờ mờ sáng, tất cả các thuyền đua tập kết tại ngã ba sông trung tâm của huyện Lệ Thủy. Có năm lên đến ba mươi, bốn mươi chiếc dàn thành hàng ngang gần kín cả sông. Vui nhất là thời điểm xuất phát. Dứt ba phát súng lệnh, các thuyền đồng loạt lao lên. Bụi nước tung lên cao như sương sớm làm mờ cả một đoạn sông. Trên bờ, tiếng reo hò ầm ĩ. Dưới sông tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng trống rền vang làm cho không khí ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

12 tháng 1 2022

help me

 

29 tháng 10 2023

Đồng bằng sông Cửu Long là điểm đến lý tưởng cho các loại hình du lịch sinh thái, từ việc khám phá các con sông và kênh rạch đến thưởng thức những khu vườn tươi tốt và cảnh đẹp của biển đảo. Đầu tiên, du lịch trên sông nước tại đây đưa bạn qua các kênh rạch xanh mướt, nơi bạn có thể thấy người dân địa phương đánh bắt cá hay trồng cây trên các cánh đồng nổi. Du lịch miệt vườn cây ăn quả là trải nghiệm không thể bỏ qua. Tại đây, bạn có cơ hội thảo luận với người dân và thưởng thức các loại trái cây độc đáo như chôm chôm, măng cụt và dừa tại chính khu vườn của họ.

Cuối cùng, đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia các tour du lịch biển đảo. Vùng này có các đảo như Phú Quốc, nổi tiếng với bãi biển cát trắng và nước biển trong xanh. Tất cả các loại hình du lịch này đều tập trung vào việc tôn trọng và bảo vệ môi trường, điều này không chỉ giúp du khách có cơ hội tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên mà còn giáo dục họ về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn tài nguyên này cho các thế hệ sau.

10 tháng 3 2021

Tham khảo:

Đảo Lý Sơn còn có tên gọi là cù lao Ré. Theo các vị cao niên trên đảo, có tên gọi như vậy là vì xưa kia trên đảo có rất nhiều cây ré. Vỏ cây ré dùng để buộc đồ rất bền. Đảo được khai phá vào đời vua Lê Kính Tông (năm 1604). Hiện nay trên đảo còn thờ tám vị tiền hiền từng khai canh trên mảnh đất này và được ngư dân kính trọng gọi là "Bát tổ". Huyện đảo Lý Sơn vỏn vẹn 10 km2 với dân số chừng 2 vạn người, chia thành hai xã An Vĩnh và An Hải. Dân cư sống trên đảo chủ yếu bằng nghề nông, đánh bắt hải sản. Nông sản chính ở đây là tỏi. Tuy diện tích khá nhỏ nhưng nơi đây có đến gần 100 di tích với một quần thể các đền, chùa, miếu mạo, những ngôi mộ gió của các chiến binh Hoàng Sa một thời giong buồm ra khơi giữ gìn chủ quyền biển đảo cho quốc gia. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, song có lẽ nhờ ở xa đất liền, ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh cũng như việc tu bổ, tôn tạo di tích theo kiểu “tân trang” nên hầu hết các di tích của Lý Sơn còn nguyên vẹn, ít bị xâm hại. Đáng đến thăm nhất là chùa Hang, chùa Đục, đình làng Lý Hải, quần thể di tích Âm Linh Tự, nghĩa trang bộ đội Hoàng Sa...

10 tháng 3 2021

Cảm ơn bạn rất nhiều. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe

 

28 tháng 10 2021

Trong bản chữ Hán, Hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống chí có tựa đề: Chiến Ngọc Hồi Thanh sư bại tích - Khí Long Thành Lê đế như yên, có nghĩa là: “Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh thua trận – Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài". Tôn Sĩ Nghị mang đại quân kéo thẳng một mạch đến Thăng Long “không mất một mũi tên, như vào chỗ không người". Y rất “kiêu căng buông tuồng"', quan quân chỉ lo ăn chơi. Hễ ai nhắc đến tình hình giặc giã thì y nói: “Ngày mùng 6 tháng giêng, nhân dịp đầu xuân sẽ xuất quân kéo thẳng đến sào huyệt của quân Tây Sơn. Bọn giặc ấy nhất định sẽ lần lượt bị bắt sống, không một tên nào lọt lưới. Người Nam Hà sẽ đến mà xem!" Bọn tay sai thì “vui mừng" vì được “thấy lại bóng mặt trời” dựa vào Tổng đốc họ Tôn, sống trong tình trạng “võ lắng, văn im, thảy đều bê trễ ” Vừa lúc ấy, có người cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tới, nói với Thái hậu về tình hình trong nước, về mối lo tình hình của giặc. “Nguyễn Huệ là tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân... ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần...". Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân “nhớ nhà” mà chống chọi thì "địch sao nổi”.  Lê Chiêu Thống và Lê Quýnh đến gặp Tôn Sĩ Nghị để tâu bày, “tha thiết xin xuất quân” liền bị y quở trách. Phần tiếp theo nói về quân Tây Sơn. Ngô Văn Sở lui binh về án ngữ Tam Điệp, sai Nguyễn Văn Tuyết chạy trạm vào Nam cáo cấp; ra đi từ ngày 20 thì ngày 24 đến Phú Xuân. Nguyễn Huệ họp tướng sĩ, lập đàn ở núi Bân tế trời đất, thần sông thần núi, lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung rồi đốc xuất đại binh ra Bắc. Ngày 29 tháng chạp Mậu Thân (1788) tới Nghệ An, tuyển thêm một vạn tinh binh, gập công sĩ Nguyễn Thiếp, tổ chức duyệt binh, truyền hịch đánh quân Thanh, rồi kéo đại binh ra Tam Điệp hội quân với Ngô Văn Sở. Vua Quang Trung cho quân ăn Tết trước, hẹn với tướng sĩ đến ngày mùng 7 năm Kỉ Dậu (1789) thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Nguyễn Huệ chia quân thành 5 đạo tiến đánh quân Thanh vào tối 30 Tết. Quân Thanh và lũ tay chân bị bắt sống toàn bộ tại sông Gián và sông Thanh Quyết, đêm mùng 2 rạng ngày mùng 3 tiêu diệt đồn Hà Hồi, rồi tiến đánh Ngọc Hồi, giặc Thanh bị thảm bại “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối", bạt vía kinh hồn vội irốn xuống đầm Mực. làng Quỳnh Đô, bị voi quân ta “ giày đạp, chết đến hàng vạn người". Cùng lúc đó, đô đốc Long tiến đánh đồn Khương Thượng, quân Thanh bị tan vỡ, quân ta tiến vào giải phóng kinh thành. Trưa mùng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang Trung cùng đại quân tiến vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị và quan tướng hốt hoảng tháo chạy, cầu phao bị đứt, hàng vạn giặc rơi xuống sông chết làm tắc nghẽn sông Nhị Hà. Lê Chiêu Thống và bè lũ hoảng sợ chạy đến Nghi Tàm, cướp đò ngang vội chèo sang bờ bắc. Đến biên giới, Lê Chiêu Thống theo kịp Tôn Sĩ Nghị, đứa thì “oán giận chayy nưâc mắt", đứa thì “lấy làm xấu hổ". Tên Việt gian bán nước kính chúc tướng giặc về triều được hai chữ "vạn phúc". Còn Tôn Sĩ Nghị vẫn khoác lác: “Nguyễn Quang Trung chưa diệt, việc này còn chưa xong... không đầy một tháng, đại binh sẽ lại tới...". Vua tôi, lũ bán nước lôi thôi, lếch thếch cùng đưa Thái hậu theo Nghị sang Trung Quốc.