Câu1: Giải thích cơ sở của việc làm trụ cho cây hồ tiêu , thanh long?
Câu2: Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển và ngược lại, phát triển là điều kiện thúc đẩy sự sinh trưởng.
- Ví dụ quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật có hoa: Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành lá mầm, thân mầm, rễ mầm và cây non (giai đoạn phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể). Cây non lớn lên thành cây trưởng thành (giai đoạn sinh trưởng). Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định, một nhóm tế bào phân hóa hình thành hoa, là cơ sở hình thành giao tử và hợp tử (giai đoạn phân hóa tế bào).
Mỗi cơ thể sống là một bộ máy hoạt động hoàn hảo. Các cơ quan phối hợp nhịp nhàng cùng nhau thực hiện bốn đặc trưng cơ bản của cơ thể sống:
Tất cả các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống sẽ được trình bày một cách hệ thống trong chương trình Sinh học 11: Sinh học cơ thể.
Sinh trưởng là sự tăng khối lượng và kích thước của sinh vật đang ở giai đoạn lớn lên theo cơ chế nguyên phân. Quá trình sinh trưởng của sinh vật phụ thuộc vào từng giai đoạn trong đời sống của chúng. Quá trình sinh trưởng của cơ thể không chỉ là tăng số lượng tế bào qua sự phân bào mà còn là sự phân hóa tế bào thành các mô và cơ quan khác nhau để đảm nhiệm các chức năng khác nhau trong cơ thể.
Phát triển là sự biến đổi cả về hình thái lẫn chức năng sinh lí theo từng giai đoạn của đời sống sinh vật. Sự phát triển thể hiện rõ nhất là giai đoạn phát dục và bước vào sinh sản.
Sự sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, nhiều khi khó phân biệt. Sinh trưởng là điều kiện của phát triển và phát triển lại làm thay đổi sự sinh trưởng. Chẳng hạn, ở giai đoạn phát dục cơ thể sinh vật thường lớn nhanh, đến giai đoạn trưởng thành thì ngừng sinh trưởng và đến giai đoạn ngừng sinh sản thì cơ thể suy thoái.
Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền để cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
Sinh trưởng | Bản chất | Sự thay đổi số lượng |
Hình thức biểu hiện | Sự tăng về kích thước, khối lượng cơ thể | |
Phát triển | Bản chất | Sự thay đổi chất lượng |
Hình thức biểu hiện | Gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh | |
Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển | Liên quan mật thiết và đan xen với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng diễn ra. |
Lời giải:
Phát biểu sai là C, hai giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính là giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
Đáp án cần chọn là: C
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
- Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật: Trong vòng đời của ếch thì nòng nọc phải sinh trưởng để đạt kích thước nhất định mới phát triển thành ếch, cơ thể ếch phải sinh trưởng đạt kích thước nhất định mới có thể phát triển phát dục sinh sản. Ngược lại, cơ thể trước tuổi phát dục có tốc độ sinh trưởng nhanh, còn sau tuổi sau phát dục có tốc độ sinh trưởng chậm lại.
- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.
- Ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật: Trong vòng đời của ếch thì nòng nọc phải sinh trưởng để đạt kích thước nhất định mới phát triển thành ếch, cơ thể ếch phải sinh trưởng đạt kích thước nhất định mới có thể phát triển phát dục sinh sản. Ngược lại, cơ thể trước tuổi phát dục có tốc độ sinh trưởng nhanh, còn sau tuổi sau phát dục có tốc độ sinh trưởng chậm lại.
Nêu quan điểm của em về việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi.
Quan điểm của cá nhân về việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi: Việc sử dụng chất kích thích nhằm tăng sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi là một ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng phát triển của động vật để làm tăng năng suất. Tuy nhiên, khi sử dụng phải nắm vững quy trình và liều lượng sử dụng cũng như loại nào không được phép sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Câu 1: Cả hồ tiêu và thanh long đều là loại cây leo, thân cành mềm, không có khả năng tự đứng vững. Do đó, việc làm trụ cho cây là vô cùng cần thiết để:
- Giúp cây leo và bám:
+ Cây hồ tiêu và thanh long có cấu tạo đặc biệt với nhiều tua cuốn. Khi có trụ, các tua cuốn sẽ bám vào trụ để leo lên cao.
+ Việc leo lên cao giúp cây tiếp cận ánh sáng tốt hơn, quang hợp hiệu quả hơn, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển.
- Tạo tán cho cây:
+ Trụ giúp cây phân tán các cành nhánh, tạo tán rộng, giúp cây nhận được nhiều ánh sáng hơn.
+ Tán rộng cũng giúp cây thông thoáng, hạn chế nấm bệnh phát triển.
- Nâng cao năng suất:
+ Khi cây có đủ điều kiện sinh trưởng tốt, năng suất sẽ cao hơn.
+ Cây leo cao giúp thu hoạch dễ dàng hơn, giảm hao hụt.
- Tiết kiệm diện tích: Trồng cây leo trên trụ giúp tiết kiệm diện tích đất trồng, phù hợp với những khu vực có diện tích nhỏ.
- Tăng tính thẩm mỹ: Vườn cây leo trên trụ có tính thẩm mỹ cao, tạo cảnh quan đẹp mắt
Câu 2: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, nhưng có sự khác biệt:
- Sinh trưởng: Là quá trình biến đổi về kích thước, khối lượng của cơ thể sinh vật.
- Phát triển: Là quá trình biến đổi về chất, về cấu tạo, về chức năng của cơ thể sinh vật.
Mối quan hệ:
- Sinh trưởng là nền tảng cho phát triển. Sinh trưởng cung cấp vật chất cho quá trình phát triển.
- Phát triển là biểu hiện cao hơn của sinh trưởng. Phát triển giúp sinh vật hoàn thiện các chức năng sống, thích nghi với môi trường.
Ví dụ:
- Cây non sinh trưởng (tăng chiều cao, đường kính thân) để phát triển (ra lá, hoa, quả).
- Con người sinh trưởng (tăng chiều cao, cân nặng) để phát triển (hoàn thiện các chức năng sinh lý, trí tuệ).