K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 6 2022

Làm gốm( ở Bát Tràng): 

- Cốt gốm được tạo thành dáng bằng tay và bàn xoay, hoàn toàn là dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận của mỗi cá nhân người thợ gốm, và sản phẩm cuối cùng cho ra luôn mang đặc điểm cốt đầy, dày và khá nặng tay.

- Men được tráng là men tự nhiên, an toàn và thường có màu ngà, hơi đục.

*Làm lụa ( Ở Vạn Phúc):

 Lụa ở làng Vạn Phúc được đánh giá là đẹp và bền. Hoa văn trên lụa rất đa dạng, trang trí đối xứng với nhau, đường nét không rườm ra, phức tạp mà luôn tạo cảm giác phóng thoáng, dứt khoát.

11 tháng 3 2019

Đáp án: B

23 tháng 3 2023

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”

Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về. Từ bao đời nay, bánh chưng đã như một món ăn gắn bó, sum vầy, mang đậm hương vị Tết cổ truyền dân tộc.

Truyện xưa kể rằng, từ đời Hùng Vương thứ 6, hoàng tử Lang liêu đã được vua cha lựa chọn để truyền ngôi với món bánh chưng, một thức bánh làm từ lúa gạo, do chính con người làm ra. Bánh chưng thường đi liền với bánh dày, nếu như bánh dày hình tròn, tượng trưng cho trời thì bánh chưng lại hình tượng trưng cho đất, con người luôn phải biết ơn mảnh đất đã sinh ra và nuôi sống chúng ta. Bánh chưng bao gồm những nguyên liệu rất đơn giản: Lá dong dùng để gói bánh, gạo nếp làm vỏ bánh và đỗ xanh, thịt lợn, hành làm nhân bánh. Để chuẩn bị gói bánh chưng, ta phải chuẩn bị những lá dong với nhiều kích cỡ, rửa sạch. Gạo nếp và đỗ xanh phải được ngâm sẵn, thịt lợn thái miếng và hành thái lát mỏng. Sau đó đến công đoạn gói bánh chưng. Ngày trước ông bà ta gói bánh chưng thuần túy bằng tay, nhưng bây giờ thường có khuôn để gói bánh được vuông vắn và dễ dàng hơn. Đầu tiên là đặt hai chiếc lạt biên dưới khuôn, sau đó xếp một lớp lá dong vuông vắn lên bốn mép khuôn. Tiếp theo là một lớp gạo nếp. Sau khi đã đổ gạo nếp lần thứ nhất, ta sẽ cho nhân bánh chưng gồm có đỗ, thịt và hành vào, xan đều ra giữa bánh rồi lại đổ thêm một lớp gạo nếp nữa. Cuối cùng là gói bánh lại và dùng lạt để cố định bánh cho chắc chắn. Khi gói bánh ta không nên xê dịch để tránh bị góc lệch. Những chiếc bánh chưng được coi là đạt tiêu chuẩn khi phần gạo và nhân bánh được nằm vuông vắn trong lớp lá, khi gói bánh chưng, không được cho lớp lá quá mỏng hay rách bởi nếu vậy khi luộc ruột bánh sẽ bị bung ra ngoài. Sau khi gói xong bánh chưng, ta cần chuẩn bị một nồi lớn để luộc bánh, thường thì sẽ luộc bánh chưng bằng bếp củi vì mất khá nhiều thời gian, xếp lần lượt bánh chưng vào nồi sau đó đổ nước vào, để lửa cháy âm ỉ trong khoảng 6-10 tiếng. Bánh chưng cần luộc lâu để chín đều và mềm thơm. Sau khi luộc xong bánh chưng cần được ép cho vuông vắn. Lúc ấy một chiếc bánh chưng mới hoàn chỉnh.

Bánh chưng thường được dùng để cúng ông bà tổ tiên, mang làm quà biếu tặng mỗi dịp Tết đến xuân về, vừa gần gũi lại vừa lịch sự. Bóc bánh chưng, màu bánh phải xanh màu lá dong, gạo phải mềm và chín tới mới ngon. Bánh chưng không cắt bằng dao mà dùng chính lạt gói bánh để cắt rất dễ dàng. Lớp vỏ bánh dính chặt và thơm mùi gạo nếp, mùi lá dong, đỗ bở tới, quyện với thịt lợn và hành tươi tạo nên một hương vị độc đáo và riêng biệt. Bánh chưng thường được ăn kèm với hành muối và dưa món,… Những chiếc bánh chưng trong mâm cơm ngày Tết vừa là món ăn thân thuộc vừa là mong chờ và niềm chúc cho những điều tốt đẹp trong năm mới sẽ đến với mỗi gia đình.

Cho dù xã hội có phát triển đến đâu, những món ăn mới và ngon như thế nào có ra đời, vị trí của bánh chưng trong mỗi dịp lễ trọng đại của dân tộc vẫn không thể thay thế. Món bánh chưng mộc mạc giản dị mà đầy ý nghĩa, vừa là sự biết ơn với ông cha ta, vừa là nét đẹp văn hóa không thể phai mờ.

11 tháng 2 2023

Tình huống 1: Hồng cứ theo cả 2 định hướng, đôi khi cái mình thích chưa chắc là cái mình giỏi, và đôi khi định hướng gia đình chưa phải cái mình thích nhưng nó lại phù hợp. Cứ phải có thời gian để xác định chắc chắn được, và cuối cùng đấu tranh cho điều phù hợp.

11 tháng 2 2023

Tình huống 2: Hoàng nên tham gia nhiều buổi workshop, nhiều ý kiến từ mọi người, tự tìm hiểu và tìm các cơ hội làm thực tế, sẽ biết mình thích gì, có gì, phù hợp gì.

8 tháng 5 2022

- Giới thiệu nghề bằng nhiều hình thức ( quảng cáo , đăng tin , ..... ) 

- Sáng tạo ra hình vẽ , tranh ảnh minh họa nghề 

- Chia sẻ nghề truyền thống 

học tốt 

20 tháng 3 2021

Hiện nay cả nước có trên 5.100 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Các làng nghề hoạt động trên đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho khoảng trên 10 triệu lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân chủ yếu ở khu vực nông thôn.Chúng ta phải xây rào,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

- Kể tên những nghề truyền thống ở nước ta mà em biết: nghề dệt vải, nghề làm gốm, đan giỏ, nghề làm nón, tráng bánh…

- Nghề truyền thống có những hoạt động đặc trưng: Làm việc tập thể, theo một khuân mẫu, đề cao chất lượng sản phẩm.

- Nghề truyền thống có vai trò  đối với người dân và xã hội: là bản sắc văn hóa dân tộc tạo công ăn việc làm cho nhiều người, giúp có thu nhập ổn định, tạo nên làng nghề truyền thống cho dân tộc…

- Liên hệ thực tế: Ở địa phương em có nghề truyền thống: làm đậu, tráng bánh, đan giỏ

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 11 2023

Chia sẻ với các bạn trong nhóm về những nghề truyền thống ở quê hương mình.

27 tháng 10 2021

4

Việc làm nào dưới đây thể hiện học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của gia đình, dòng họ?

 

 

A. Tích cực lao động sản xuất.

 

 

B. Tìm hiểu nghề truyền thống của gia đình.

 

 

C. Tìm hiểu truyền thống đánh giặc.

 

 

D. Giới thiệu làng nghề truyền thống cho bạn bè.