kể tên các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông dãy An-Đét qua lãnh thổ Pê-Ru giải thích tại sao lại có sự thay đổi đó
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông đông An-đét qua lãnh thổ Pê-ru: Rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, đồng cỏ núi cao, băng tuyết.
– Các đại thực vật được phân bố theo độ cao như sau:
+ Rừng nhiệt đới: từ 0 – 1000 m.
+ Rừng lá rộng: 1000 – 1300 m.
+ Rừng lá kim: 1300 – 3000 m.
+ Đồng cỏ: 3000 – 4000m
+ Đồng cỏ núi cao: 4000 – 5000m.
+ Băng tuyết vĩnh cửu: 6000 – 6500 m.
So sánh:
– Sườn tây : từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: Thực vật nửa hoang mạc, cây bụi xương rồng, đồng cỏ cây bụi, đồng cỏ núi cao, băng tuyết
– Sườn đông : từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, đồng cỏ núi cao, băng tuyết.
Giải thích:
- Sườn đông mưa nhiều hơn sườn tây.
+ Sườn đông mưa nhiều vì chịu sự ảnh hưởng của gió tín phong và hải lưu nóng từ biển thổi vào nên rừng nhiệt đới phát triển mạnh.
+ Sườn tây có mưa ít là do chịu sự tác động dòng biển lạnh Pê-ru làm khu vực này trở lên khô hạn nên chỉ phổ biến thực vật nửa hoang mạc.
- 0 – 1000m: rừng nhiệt đới
- 1000 – 1300m: rừng lá rộng
- 1300 – 3000m: rừng lá kim
- 3000 – 4000m: đồng cỏ
- 4000 – 5000m: đồng cỏ núi cao
- 5000 – 6500m: băng tuyết
Sườn đông an-đét mưa nhiều hơn sườn tây :
sườn đông mưa nhiều vì chịu ảnh hưởng của gió tín phong và hải lưu nóng từ biển thổi vào nên rừng nhiệt đới phát triển mạnh
sườn tây mưa ít là do tác động mạnh của dòng biển lạnh pêru làm khu vực này trở nên khô hạn nên chỉ phổ biến thực vật nửa hoang mạc
Các đai thực vật ở chiều cao ở sườn tây An – đét
- Từ 0 – 1000m: thực vật nửa hoang mạc
- Từ 1000 – 2000m: bụi cây sương rồng
- Từ 2000 – 3000m: đồng cỏ cây bụi
- Từ 3000 – 5000m: đồng cỏ núi cao
- Từ 5000 – 6000m : băng tuyết
* Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần và cảnh quan địa lí.
* Ở sườn Tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất sau:
Độ cao (m) | Vành đai thực vật | Vành đai đất |
0-500 | Rừng lá rộng cận nhiệt | Đất đỏ cận nhiệt |
500-1200 | Rừng hỗn hợp | Đất nâu |
1200-1600 | Rừng lá kim | Đất pốt dôn |
1600-2000 | Đồng cỏ núi | Đất đồng cỏ núi |
2000-2800 | Địa y và cây bụi | Đất sơ đẳng xen lẫn đá |
Trên 2800 | Băng tuyết | Băng tuyết |
Sự thay đổi vành đai thực vật và đất theo độ cao là do sự thay đổi nền nhiệt, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao -> Làm cho thực vật và đất thay đổi.
* Sự phân bố đất và thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy An-đét
Độ cao (m) | Vành đai thực vật | |
Sườn tây | Sườn đông | |
0-1000 | Thực vật nửa hoang mạc | Rừng nhiệt đới |
1000-2000 | Cây bụi xương rồng | Rừng lá rộng, rừng lá kim |
2000-3000 | Đồng cỏ cây bụi | Rừng lá kim |
3000-4000 | Đồng cỏ núi cao | Đồng cỏ |
4000-5000 | Đồng cỏ núi cao | Đồng cỏ núi cao |
Trên 5000 | Băng tuyết | Băng tuyết |
Sự thay đổi các vành đai thực vật ở hai sườn và theo độ cao là do sự thay đổi nền nhiệt, độ ẩm và lượng mưa theo độ cao. Ngoài ra còn do sự khác nhau về khí hậu giữa các sườn núi (sự thay đổi theo hướng núi, hướng sườn).
Phía Tây An-đét: thực vật nửa hoang mạc
Phía Đông An-đét: rừng nhiệt đới
- Phía Tây An-đét: thực vật nửa hoang mạc
- Phía Đông An-đét: rừng nhiệt đới
- Đất và thảm thực có sự thay đổi theo độ cao:
+ Dưới chân núi là rừng lá rộng, càng lên cao thực vật càng thưa thớt, đến 1 độ cao nhất định xuất hiện băng tuyết.
+ Các loại đất tốt, màu mỡ được hình thành dưới chân núi; càng lên cao tầng đất càng mỏng, đất kém phát triển.
=> Nguyên nhân: do sự khác nhau về nhiệt và ẩm (càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí tăng lên đến 1 độ cao nhất định mới giảm).
- Sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cap-ca:
Sườn Tây dãy Cap-ca
+ 0 – 500 m: rừng sồi – đất đỏ cận nhiệt.
+ 500 – 1300 m: rừng dẻ - đất đỏ cận nhiệt (500 – 800 m) và đất nâu sẫm (800 – 1300 m).
+ 1300 – 1700 m: rừng linh sam – đất pôtdôn.
+ 1700 – 2300 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.
+ 2300 – 3000m: địa y và cây bụi – vách đá và đứt đoạn các đảo đất.
+ Trên 3000 m: băng tuyết.
Sườn Đông dãy Cap-ca
+ 0 – 500 m: thảo nguyên – đất hạt dẻ và nâu sẫm.
+ 500 – 1000m: rừng dẻ và sồi – đất rừng màu nâu.
+ 1000 – 2000 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.
+ 2000 – 3000 m: địa y và cây bụi – đất sơ đẳng.
+ Trên 3000 m: băng tuyết.
Phía Tây An-đét: thực vật nửa hoang mạc
Phía Đông An-đét: rừng nhiệt đới
*Rừng nhiệt đới:
- Độ cao: 0 - 1000 m
- Đặc điểm:
+ Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều
+ Cây cối rậm rạp, đa dạng sinh học
+ Loại cây: Cây gỗ quý, cây dây leo, phong lan,...
*Rừng lá rộng:
- Độ cao: 1000 - 1300 m
- Đặc điểm:
+ Khí hậu ôn hòa, mưa vừa phải
+ Cây cối có tán lá rộng, rụng lá theo mùa
+ Loại cây: Sồi, dẻ, thông,...
*Rừng lá kim:
- Độ cao: 1300 - 3000 m
- Đặc điểm:
+ Khí hậu mát mẻ, mưa ít
+ Cây cối có lá kim, chịu được hạn hán
+ Loại cây: Thông, linh sam, tuyết tùng,...
*Đồng cỏ:
- Độ cao: 3000 - 4000 m
- Đặc điểm:
+ Khí hậu lạnh, khô
+ Cỏ mọc cao, xanh tốt
+ Loại cây: Cỏ tranh, cỏ lúa,...
*Đồng cỏ núi cao:
- Độ cao: 4000 - 5000 m
- Đặc điểm:
+ Khí hậu rất lạnh, tuyết phủ quanh năm
+ Cây cối thấp bé, chịu được lạnh
+ Loại cây: Cây bụi, địa y,...
Lí do có sự thay đổi:
- Độ cao: Càng lên cao, khí hậu càng thay đổi, từ nóng ẩm đến lạnh giá.
- Lượng mưa: Lượng mưa giảm dần theo độ cao.
- Loại đất: Loại đất thay đổi theo độ cao, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây cối.
- Vĩ độ: Vùng vĩ độ cao có khí hậu lạnh hơn, dẫn đến sự thay đổi trong các đai thực vật.
- Hướng gió: Hướng gió ảnh hưởng đến lượng mưa và độ ẩm của khu vực, dẫn đến sự thay đổi trong các đai thực vật.
- Dòng biển: Dòng biển ảnh hưởng đến khí hậu của khu vực, dẫn đến sự thay đổi trong các đai thực vật.