viết bài văn tả mẹ trong đó có dùng câu khẳng định
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo bài văn nha em:
Tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Câu nói đó cho thấy vị trí và vai trò quan trọng của người cha trong gia đình. Đối với em, hình ảnh của bố luôn in đậm trong tâm trí.
Bố em đã ngoài 40 tuổi. Bố là một chiến sĩ công an. Điều đó khiến em rất tự hào và hãnh diện. Trong mắt em, bố như một người hùng. Bố thường phải đi trực và làm nhiệm vụ. Bố có khuôn mặt chữ điền, ánh mắt nghiêm nghị. Những hôm trời nóng, bố đi làm về, gương mặt đỏ ửng lên, mồ hôi lấm tấm trên mặt và ướt cả một mảng lưng áo. Em hiểu rằng bố phải đứng gác dưới nắng gắt nên càng thương bố hơn.
Nước da bố rám nắng, khỏe mạnh. Những buổi tối không phải đi làm, bố lại ngồi suy tư với những tài liệu của cơ quan. Lúc ấy, gương mặt bố đăm chiêu suy nghĩ, đôi mắt sáng ngời, đôi chân mày rậm rạp cứ nheo lại. Mái tóc bố đã lấm tấm những sợi bạc. Em biết rằng bố phải lo công việc ở cơ quan vốn gian nan và khó khăn, đặc biệt là hết sức nguy hiểm nhưng lúc nào bố cũng cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Mỗi khi đi làm, bố thường mặc quân phục và đội chiếc mũ công an trông rất oai nghiêm. Những lúc đêm khuya, có điện thoại gọi tới, vì nhiệm vụ là bố lại choàng dậy và vội vã lên đường bất kể thời tiết ra sao. Bố em không chỉ là người chiến sĩ dũng cảm ở cơ quan mà còn là người giữ bình yên cho khu phố và cũng là người trụ cột trong gia đình. Tuy bận bịu ở cơ quan nhưng bố vẫn không quên chăm lo những công việc trong gia đình và hết lòng yêu thương con cái.
Bố luôn kiểm tra, kèm cặp việc học hành của chị em em. Bố cũng rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, nhiều lúc, bố lại rất vui tính và hài hước. Thỉnh thoảng, bố lại kể chuyện cười cho hai chị em nghe khiến hai đứa phá lên cười như nắc nẻ. Đối với bà con hàng xóm, có việc gì là bố luôn sẵn lòng giúp đỡ. Mọi người đều kính nể và yêu quý bố.
Em rất yêu quý bố và rất tự hào vì bố là người chiến sĩ công an vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Bố là điểm tựa vững chắc cho gia đình em, giống như câu hát: ”Ba sẽ làm cánh chim, cho con bay thật xa”
Câu so sánh: Trong mắt em, bố như một người hùng
Câu trần thuật: Bố là một chiến sĩ công an
Cánh rừng rộng mênh mông. Con đường đất đỏ dẫn vào rừng ngày càng nhỏ lại. Càng vào sâu, khung cảnh càng hiu hắt. Thỉnh thoảng, hai bên đường bắt gặp vài chòi lá của những người gác rừng. Trên nền chòi: một bếp lửa nhỏ, tro đã nguội, nhìn thật vắng vẻ… Chỉ có tiếng lao xao của đại ngàn, tiếng vi vút của gió như lời linh thiêng của rừng già, vài tia nắng hiếm hoi lọt qua kẽ lá, rớt xuống giọt sương còn vương ngọn cỏ, ánh lên lấp lánh.
Cánh rừng rộng mênh mông. Con đường đất đỏ dẫn vào rừng có vẻ như nhỏ lại. Càng vào sâu, khung cảnh càng hiu hắt. Thỉnh thoảng, hai bên đường, bắt gặp vài chòi lá của những người gác rừng. Trên nền chòi : một bếp lửa nhỏ, tro đã nguội, nhìn thật hiu quạnh... Chỉ có tiếng lao xao của đại ngàn, tiếng vi vút của gió như lời linh thiêng của rừng già. Vài tia nắng hiếm hoi lọt qua kẽ lá, rơi xuống giọt sương vương trên ngọn cỏ, ánh lên lấp lánh. (5 câu).
Xưa nhà Thương nhà thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.
Khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng.iờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa hè về. Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông luá chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân...
Mẹ: Con làm vỡ chiếc bình hoa này phải không?
Con: Dạ, không phải con mẹ ạ!
Mẹ: Không phải con thì còn ai vào đây nữa.
Con: Con mèo chạy lên bàn làm đổ lọ hoa xuống nhà mẹ ạ!
Mấy ngày hôm nay, lúa ngoài đồng chín vàng ươm, báo nhắc về ngày mùa bội thu và bận rộn. Cả cánh đồng lúc này trông như một tấm thảm màu vàng khổng lồ, mà nàng tiên nào đó làm rớt xuống trần gian. Thỉnh thoảng, lại thấy một vài chú chim nhỏ, nhảy nhót giữa những thửa ruộng, ngắm nghía những hạt lúa chín. Có lúc, chú ta dừng lại, nghiêng nghiêng cái đầu đăm chiêu quan sát, rồi lại gật gù, tỏ vẻ rất tâm đắc, hài lòng với sự bội thu của năm nay. Lác đác đằng xa, là những chiếc máy gặt, máy xát được mang về làng để chuẩn bị cho ngày thu hoạch. Sự vội vàng, rộn rã chảy thầm trong mỗi gia đình khi mùa gặt đã đến bên ngưỡng cửa.