K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2021

Tk:

 

Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được tận mắt chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu truyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm hứng với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một. Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dạy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ. Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu truyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi tận mắt chứng kiến toàn bộ. Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, thời điểm ngày hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay :

 

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong .

Lão Hạc cố làm ra vẻ vui tươi nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

- Thế nó cho bắt à? Mặt lão đùng một cái co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …

- Khốn nạn … Ông giáo ơi! … Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! … Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng ” A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?“. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

 

Thầy Thứ lại an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu ! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác .

Lão Hạc chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút ít … Kiếp người như tôi ví dụ điển hình! …Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? - Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào … thế là sung sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi tê tái đứng lên:

- Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé.

- Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi - thầy tôi nhắc nhở.

– Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác… Lão Hạc ngần ngại.

– Việc gì còn phải chờ khi khác … Không khi nào nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

Thế là, tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi chuyện trò lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia. Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả đơn độc nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì nghèo nàn lão mới làm như vậy.

 

Đã 60 năm, quốc gia thay đổi chính sách, lão Hạc không còn, đời sống của người nông dân ngày này đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của quốc gia mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong thực trạng đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương san sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.

20 tháng 12 2021

ủa bạn có lấy trên mạng ko vậy

28 tháng 2 2022

Tham khảo:

 

Sau khi cha mẹ mất, tôi sống cùng em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn cũng có của để. Đến khi trưởng thành, tôi và em trai cũng phải lấy vợ.

Một hôm, tôi và vợ bàn tính cho vợ chồng cậu em ra ở riêng. Sau đó, tôi gọi cậu em đến, rồi nói sẽ chia cho cậu túp lều tranh mà cha đã để lại. Cậu em vui vẻ đồng ý.

Ít lâu sau, tôi nghe dân làng đồn rằng em trai của mình bỗng nhiên trở nên giàu có. Tôi tò mò lắm, liền sang chơi để hỏi chuyện. Đến nơi, tôi choáng ngợp trước căn nhà rộng lớn với hàng chục người ở. Tôi hỏi chuyện, thì nghe cậu em kể lại tất cả.

Hằng ngày, em tôi vẫn thường xuyên chăm bón cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Một sáng nọ, khi em tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Thì ra, một con chim lớn đang ăn khế. Suốt một tháng trời, chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm. Em dâu tôi liền nói với chim:

 

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!

Chim nghe xong thì đáp:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Hai vợ chồng em tôi làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang có nhiều vàng bạc, kim cương.

Nghe xong câu chuyện, tôi gạ em trai đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Kể từ đó, vợ chồng tôi dọn đến ở trong túp lều. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Tôi biết là chim thần đến liền nói với chim:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng y những lời em trai tôi kể:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Tôi bảo vợ may cái túi to gấp ba lần. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa tôi đến hòn đảo, rồi đáp xuống cửa hang. Đúng như lời của em tôi, trong hang có biết bao nhiêu là vàng bạc, kim cương. Tôi ra sức nhặt cho đầy túi. Trên đường về, chim thần bay đến biển thì gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. Tôi gọi mãi không thấy chim thần quay lại. Một mình lênh đênh giữa biển, tôi hối hận vô cùng vì lòng tham đã hại mình.

15 tháng 4 2022

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi liền nói:

– Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!

Chim nói:

– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.

Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.

Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.

Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:

– Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói:

– Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.

10 tháng 3 2022

Đóng vai rì viu cây bút hẻ

10 tháng 3 2022

TK

Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Mới mười tuổi tôi đã phải tự kiếm sống. Hàng ngày tôi đi chặt củi, cắt cỏ bán lấy tiền đong gạo. Tuy nghèo nhưng tôi rất thích học vẽ. Nhiều hôm, đi qua lớp học nhìn bọn trẻ con nhà giàu đang được thầy dạy vẽ, tôi thèm muốn được như chúng vô cùng. Một hôm, tôi đánh bạo xin theo học. Thầy giáo khinh bỉ nhìn tôi:

-    Thằng kia, mày có điên không đấy? Một đứa trẻ mồ côi, nghèo kiết xác như mày cũng đòi học vẽ à?

       Rồi thầy đuổi tôi ra khỏi trường.

       Bọn học trò nhìn tôi, cười ồ lên. Tôi chạy ra khỏi trường, những giọt nước mắt tủi hờn lăn trên gò má. Sau lưng tôi, tiếng cười chế nhạo của bọn học trò con nhà giàu vẫn vang lên. Tôi tự nghĩ “nghèo thì có tội gì mà không được học vẽ?”

       Về nhà, tôi quyết tâm tự học vẽ. Khi kiếm củi trên núi, tôi nhìn chim bay trên đầu lấy que vạch xuống đất vẽ chim. Lúc cắt cỏ ven sông, tôi nhìn tôm cá bơi dưới nước rồi nhúng tay vào nước, vẽ chúng trên đá. Khi về nhà tôi vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ, trông thật ngộ.

       Năm tháng trôi qua, tôi không ngừng học vẽ, không bỏ phí ngày nào. Mọi người đều khen tôi vẽ chim cá giống hệt như thật. Thế nhưng tôi vẫn chưa có nổi một cây bút vẽ. Tôi chỉ mong sao có được một chiếc.

       Một đêm, trong giấc ngủ, tôi thấy một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho tôi một cây bút và nói:

-   Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.

       Tôi nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, sung sướng reo lên:

-   Ôi, cây bút đẹp quá! Con xin cảm ơn cụ! Cảm ơn cụ!...

       Tôi chưa nói dứt lời, cụ già đã biến mất. Tôi giật mình tỉnh dậy mới biết là mình nằm mơ. Nhưng lạ chưa, cây bút thần vẫn nằm trong tay tôi.

       Tôi lập tức vùng dậy, lấy bút ra vẽ. Tôi vẽ một con chim, chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Tôi vẽ tiếp một con cá, cá quẫy đuôi trườn xuống nước, bơi tung tăng. Tôi thích thú vô cùng.

       Từ đó, tôi dùng cây bút thần vẽ cho tất cả người nghèo trong làng, nhà nào không có cày, tôi vẽ cho cày, nhà nào không có cuốc, tôi vẽ cho cuốc, nhà nào không có đèn, tôi vẽ cho đèn, nhà nào không có thùng, tôi vẽ cho thùng,...

       Một hôm, tôi đang vẽ thì có mấy tên đầy tớ của tên địa chủ giàu có trong làng ập đến. Chúng xông vào bắt trói tôi lôi đi. Thì ra chuyện cây bút thần lọt đến tai tên địa chủ. Hắn bắt tôi vẽ theo ý muốn của hắn. Tôi tuy nhỏ nhưng cũng hiểu bụng dạ tham lam của bọn nhà giàu, nên không vẽ bất cứ thứ gì, mặc cho hắn hết dụ dỗ lại đe doạ. Tức giận, hắn nhốt tôi vào chuồng ngựa, không cho ăn uống gì.

       Trời rét căm căm, nhìn qua khe hở, tôi thấy bên ngoài, tuyết rơi dày đặc. Tôi bèn vẽ một cái lò sưởi để chống rét. Tôi vẽ mấy cái bánh, đặt lên lò sưởi nướng. Mùi bánh nướng bốc lên thơm ngào ngạt.

       Được ba hôm, ngồi bên lò sưởi ăn bánh tôi bỗng nghe thấy la hét bên ngoài. Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mười mấy tên đầy tớ cùng hung hăng tiến về phía chuồng ngựa. Tay chúng lăm lăm những con dao. Tên địa chủ thét:

-   Giết chết tên Mã Lương cho tao! Cướp lấy cây bút của hắn!

       Tôi bèn vẽ một cái thang, trèo qua tường trốn thoát. Thoát ra khỏi nhà tên địa chủ, tôi vẽ tiếp một con ngựa rồi nhảy lên ngựa phóng ra khỏi làng. Đi chưa được bao xa, chợt có tiếng huyên náo sau lưng, tôi quay lại nhìn. Trong ánh đuốc sáng rực, tôi thấy tên địa chủ cưỡi trên lưng một con tuấn mã, tay vung dao sáng loáng dẫn khoảng hai chục tên đầy tớ, đang đuổi theo. Khi bọn chúng đến gần. Tôi lặng lẽ rút cây bút thần vẽ chiếc cung và mũi tên. Tôi giương cung. Vút. Mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất. Tôi ra roi thúc ngựa, ngựa tung vó phóng như bay.

 

       Đi suốt mấy ngày đêm ròng rã không nghỉ. Sau cùng, tôi quyết định dừng chân ở thị trấn nhỏ. Không có việc làm, tôi bèn vẽ tranh đem bán ở phố. Sợ lộ, nên tôi vẽ các bức tranh đều dở dang: chim thì thiếu cái mỏ hoặc một chân...

       Một hôm, khi vẽ một con cò trắng không mắt. Vì sơ ý, tôi đánh rơi một giọt mực vào bức tranh. Giọt mực rơi đúng vào mắt cò. Lập tức cò mở mắt, xoè cánh bay đi. Chuyện đó chấn động cả thị trấn. Rồi chẳng hiểu có kẻ nào mách lẻo đến tố giác với nhà vua mà vua phái một vị đại thần đến đón tôi về kinh đô.

       Vốn đã nghe nhiều chuyện đồn đại về tên vua độc ác đó nên tôi nhất định không chịu đi. Bọn chúng liền gông cổ tôi lại, cho vào cũi đưa tôi về hoàng cung.

       Tên vua bảo tôi vẽ một con rồng, tôi liền vẽ một con cóc ghẻ. Hắn bắt vẽ con phượng, tôi lại vẽ con gà trụi lông. Hai con vật xấu xí, bẩn thỉu đó nhảy nhót bên cạnh nhà vua. Hắn tức giận, cho quân lính xông vào cướp cây bút thần của tôi, rồi nhốt tôi vào ngục.

       Nghe nói tên vua tham lam đó đã dùng cây bút thần để vẽ núi vàng, nhưng núi vàng biến thành núi đá. Rồi những tảng đá từ trên đỉnh lăn xuống, suýt đè gẫy chân hắn. Hắn lại vẽ những thỏi vàng dài, nhưng những thỏi vàng lại biến thành con mãng xà suýt nuốt chửng hắn.

       Biết không có tôi thì không thể làm được gì, tên vua đành thả tôi ra, dùng bạc vàng dỗ dành và hứa gả công chúa cho tôi.

       Để có thể thoát thân cùng cây bút thần, tôi vờ đồng ý. Hắn mừng lắm, liền trả bút thần cho tôi.

       Tên vua bảo tôi vẽ biển cả. Tôi đưa hai nét bút, biển cả rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt đã hiện ra trước mặt. Tên vua ngắm nhìn biển và bảo tôi:

-   Sao biển lại không có cá?

       Tôi chấm vài chấm, biển hiện ra bao nhiêu là cá, đủ màu sắc, uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Đàn cá bơi xa dần, xa dần. Tên vua thích quá, vội ra lệnh:

-    Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá.

       Tôi vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần xuống thuyền. Tôi đưa thêm vài nét bút, gió nổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn. Thuyền từ từ ra khơi.

       Thấy thuyền còn đi chậm quá, tên vua đứng trên thuyền kêu lớn:

-   Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!

       Tôi đưa thêm mấy nét bút đậm, sóng biển liền nổi lên, buồm căng phồng, chiếc thuyền lao khỏi bờ nhanh vun vút.

       Tôi lại tô thêm những nét bút đậm nữa, gió mạnh nổi lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Tên vua cuống quýt kêu lên:

-   Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!

       Tôi vờ không nghe thấy, tiếp tục vẽ những đường cong lớn. Biển động dữ dội, sóng biển xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Tên vua bị sóng biển làm ướt cả người, tay ôm chặt cột buồm, gào to bảo tôi thôi không vẽ nữa. Mặc, tôi cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mầy đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ.

       Sau đó, tôi đã rời khỏi kinh đô. Tôi đi khắp nơi để vẽ cho những người nghèo khổ.

22 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi liền nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.

Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.

Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.

Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:

 

- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.

22 tháng 1 2022

Tham khảo

Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

25 tháng 3 2022

Tham khảo:

Câu 1:

Xin chào tất cả mọi người, ta là Sơn Tinh - người thường được mệnh danh là thần núi. Hôm nay, ta sẽ kể cho mọi người nghe về câu chuyện của cuộc đời ta.

Ta sinh ra và lớn lên tại vùng rừng núi Tản Viên. Từ nhỏ ta đã có tài dời non lấp bể. Càng lớn, sức mạnh của ta càng mạnh hơn. Khi trưởng thành, ta có thể di chuyển nguyên một quả đồi, thậm chí là một dãy núi. Đến tuổi cập kê, ta đem lòng yêu mến công chúa Mị Nương, một người vừa nết na lại hiền thục. Khi nghe tin Vua Hùng tổ chức kén rể, ta ngay lập tức đến đăng kí. Đến vòng cuối cùng, ta gặp một đối thủ mạnh không kém tên là Thủy Tinh. Hắn có khả năng hô mưa gọi gió, tạo ra giông bão. Vì thế, Vua Hùng mãi vẫn không thể chọn ra người vừa ý. Cuối cùng, ngài ấy đưa ra một danh sách các sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Và dặn rằng, ai là người đem sính lễ đến đầy đủ và nhanh hơn sẽ được cưới công chúa.

Suốt ngày và đêm hôm đó, ta đi khắp nơi tìm kiếm, thu thập những sính lễ cần thiết. Đến hôm sau, trời vừa tờ mờ sáng là ta vội vào hoàng cung, xin hỏi cưới ngay. Cuối cùng, may mắn đã mỉm cười với ta, khi ta thành công cười được người vợ hiền mà mình hằng yêu quý. Hôn lễ diễn ra trong sự vui sướng tràn trề của muôn dân. Kết thúc, ta đưa Mị Nương về nhà mình ở núi Tản Viên.

Tuy nhiên trên đường đi, chúng ta gặp phải Thủy Tinh đang nổi giận đùng đùng đuổi theo phía sau. Hắn hô mưa, gọi gió, tạo thành dông bão, cuốn từng đợt từng đợt mạnh mẽ. Chẳng mấy chốc mà thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trong biển nước. Tiếng muôn dân kêu gào bị sấm sét nhấn chìm. Thấy thế, ta ngay lập tức quay trở lại, chiến đấu đến cùng với tên Sơn Tinh. Ta bốc từng quả núi, đắp thành những tường lũy thật cao để chắn dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước cao đến đâu ta liền đắp đất cao lên đến đấy. Không chút nao núng và sợ hãi. Suốt mấy ngày đêm, ta và Thủy Tinh cứ giằng co với nhau như vậy mãi, đến cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành phải rút lui. Tuy nhiên, hắn không hề chịu thua, mà năm nào cũng đem quân lên lần nữa để tấn công ta. Thế nhưng, chưa khi nào và sẽ không bao giờ hắn có thể chiến thắng được ta.

Thôi, vợ ta đang gọi ta ở phía bên ngoài rồi. Nên câu chuyện dừng lại ở đây thôi. Tạm biệt tất cả mọi người.

Câu 2:

Sau khi cha mẹ mất, tôi và anh trai sống cùng nhau. Chúng tôi chăm chỉ làm lụng nên cũng đủ ăn. Từ ngày có vợ, anh của tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến bàn bạc chuyện chia gia tài. Vì là phận em, tôi xin được nghe theo lời anh. Tôi nhận được một túp lều nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Dù khó khăn, nhưng tôi và vợ vẫn sống hạnh phúc, êm đềm. Hằng ngày, tôi và vợ vẫn thay nhau chăm sóc cây khế. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Tôi và vợ bàn nhau hái khế ra chợ bán. Sáng hôm đó, tôi ra vườn cây để hái khế thì nghe thấy trên ngọn cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi gọi vợ ra xem, thì nhìn thấy một con chim lớn đang ăn khế chín. Tôi lấy làm lạ lắm, chưa bao giờ thấy một con chim nào to như vậy. Tôi liền bảo vợ cứ đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.

Vợ tôi xót ruột. Một hôm thấy chim đang ăn khế, liền chạy ra nói:

- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán! Cả nhà cháu chỉ nhờ vào cây khế thôi!

Chim nói:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Nghĩ đây chắc hẳn là chim thần, tôi bảo vợ làm theo lời chim nói. Sáng sớm hôm sau, chim thần bay đến. Tôi xách túi ra, chim nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Tôi ngồi trên lưng chim mà lòng có chút lo lắng. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo, rồi đáp xuống cửa một cái hang.

Chim ra hiệu cho tôi bước vào. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim thần bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước. Chúng tôi còn giúp đỡ được rất nhiều người dân nghèo khổ.

Một hôm, anh trai của tôi đến chơi. Tôi đoán biết anh nghe được chuyện nên đến hỏi thăm. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản của mình lấy túp lều và cây khế. Thầy anh nài nỉ mãi, tôi cũng ưng thuận.

Kể từ đó, anh trai và chị dâu của tôi dọn đến ở trong túp lều. Tôi nghe người trong làng kể lại. Hằng ngày, họ chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, khi thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ biết là chim thần đến liền nói:

- Chim thần ơi, cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?

Chim thần cũng nói y như với tôi:

- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!

Anh trai và chị dâu của tôi cứ bàn qua tính lại. Rồi cuối cùng họ quyết định may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Nhìn thấy vàng bạc, kim cương, anh trai tôi cố nhặt cho đầy túi. Không chỉ vậy, anh ta còn cho cả vào túi quần, túi áo. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh trai tôi bị sóng cuốn trôi, bao nhiêu của cải mất hết. Còn chim thần chỉ bị ướt lông, ướt cánh nên lại vùng lên trời bay đi. May có người dân đánh cá ngang qua mới cứu được. Anh trai tôi trở về, kể rõ sự tình cho tôi nghe và tỏ ra rất hối hận.

25 tháng 3 2022

 1.tham khảo:

Ta là Sơn Tinh, một chàng trai đến từ vùng núi Tản Viên. Từ nhỏ, ta đã có khả năng dời non lấp bể, khiến bao người tôn sùng, ngưỡng mộ. Vợ của ta là nàng Mị Nương - con gái của Vua Hùng. Để cưới được nàng, ta đã trải qua rất nhiều khó khăn.

Năm đó, khi ta đến hỏi cưới Mị Nương, đã vượt qua rất nhiều người khác. Nhưng duy nhất chỉ có Thủy Tinh là khiến ta phải dè chừng. Cậu ta đến từ biển xa có tài hô mưa gọi gió. Thủy Tinh và ta ngang sức ngang tài khiến Vua Hùng rất khó khăn trong việc chọn lựa. Cuối cùng, ngài đã ra thử thách cuối cùng là phải chuẩn bị các sính lễ quý hiếm theo yêu cầu. May mắn thay, ta là người đem đầy đủ sính lễ đến trước, nên cưới được Mị Nương làm vợ. Thủy Tinh đến sau, thua cuộc nên tức giận vô cùng. Hắn hô mưa gọi gió làm thành giông bão, dâng nước đuổi theo ta để đòi cướp vợ. Nhưng ta nào đâu khoanh tay chịu thua. Ta dời đất, dựng đê chắn dòng nước lũ. Nước dâng cao đến đâu, ta nâng cao đồi núi đến đấy. Cứ như vậy, sau hằng tháng trời, Thủy Tinh kiệt sức đành rút lui.

Từ đó về sau, năm nào Thủy Tinh cũng đem quên đánh ta hòng trả thù xa, nhưng chẳng bao giờ có thể chiến thắng được cả. Còn ta thì cứ thế mà sống hạnh phúc cùng vợ của mình tại núi Tản Viên tươi xanh.

2.tham khảo:

Cha mẹ mất sớm, tôi và anh trai sống cùng nhau. Hai anh em chăm chỉ làm lụng cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, anh tôi đâm ra lười biếng. Vợ chồng tôi phải làm lụng vất vả mới có của ăn, của để.

Một hôm, anh trai gọi tôi đến để bàn bạc chuyện chia gia tài. Là phận em, tôi nghe theo sự sắp đặt của anh. Tôi nhận được một căn nhà nhỏ, ở trước cửa có một cây khế. Quanh năm, vợ chồng tôi vẫn chăm chút cho nên khế xanh mơn mởn. Đến mùa, những chùm quả chín lúc lỉu trên cây. Một hôm, tôi ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Tôi liền bảo với vợ ra xem, thì ra có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai vợ chồng đợi cho chim ăn xong mới ra hái. Nhưng suốt một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm.Vợ tôi liền nói:- Ông chim ơi, ông ăn như thế thì nhà cháu còn khế đâu mà bán!Chim nói:- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!Vợ chồng tôi nghe vậy thì làm theo lời chim. Sáng sớm hôm sau, chim bay đến thật. Khi tôi xách túi ra, chim còn nằm rạp xuống đất cho tôi trèo lên. Chim bay qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả. Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đã ngũ sắc. Chim bay vòng quanh đảo, rồi hạ xuống một cái hang.Tôi nghe theo lời chim ra hiệu, bước vào hang. Ngay từ cửa đã có rất nhiều thứ đá trong như thủy tinh và hổ phách đủ thứ màu. Tôi thấy hang sâu nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra ngoài. Tôi bảo chim bay về. Chim lại cất cánh đưa tôi về nhà. Từ đó, cuộc sống của gia đình tôi trở nên khá giả hơn trước.Một hôm, anh tôi tới chơi. Nghe anh hỏi chuyện, tôi liền kể cho anh nghe. Anh liền thương lượng để đổi tài sản lấy túp lều và cây khế. Là phận em nên tôi cũng đồng ý. Mãi sau này, tôi mới nghe dân làng kể lại chuyện về vợ chồng anh trai của tôi.Họ dọn đến ở trong túp lều. Nhưng hằng ngày chỉ ngồi ăn rồi chờ chim đến. Một buổi sáng nọ, họ thấy luồng gió mạnh nổi lên, và ngọn cây khế rung chuyển. Họ vội tru tréo lên:- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn thì tôi lấy gì mà sống?Chim thần cũng nói:- Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng!Họ bàn nhau may cái túi to gấp ba lần, như một cái tay nải lớn. Sáng hôm sau, chim thần đến đưa anh tôi ra hòn đảo. Vì lòng tham, anh tôi lấy đầy tay nải. Trên đường về, vì quá nặng lại gặp gió lớn, chim đâm bổ xuống biển. Anh tôi bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người, còn chim thì lại vùng lên bay về núi rừng. Có người đánh cá ngang qua, cứu được anh tôi. Khi trở về, anh tôi vô cùng ân hận.

Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng - Mẫu 1 Sau khi đất nước thống nhất, tôi giải ngũ trở về quê nhà. Ba năm sau, tôi chuyển lên thành phố sinh sống cùng các con tôi. Thú thật, tôi vẫn thích sống ở quê nhà hơn. Nhưng các con tôi cứ bảo không có ai chăm sóc nên tôi đành nghe theo. Cuộc sống nơi thành phố đầy tiện nghi. Các con tôi đều là công chức, viên chức cả nên chẳng thiếu thứ gì. Vừa bước ra khỏi cuộc sống khó khăn của chiến tranh thì đây quả là cuộc sống đáng mơ ước. Tôi tận hưởng tất cả những ngọt ngào của cuộc sống ấy. Không còn lo âu, không còn mất ngủ, không còn nghe tiếng pháo ì ầm mỗi đêm. Tôi tận hưởng những giấc ngủ thanh bình và những bữa ăn đầy đủ và nhanh chóng quên đi mọi khổ nhọc xưa kia. Mà nhớ để làm gì. Chiến tranh đã đi qua, vết thương xưa cũng đã lành rồi. Tưởng tôi đã mãi mãi quên đi tất cả, mãi mãi ngủ quên trong đời sống tiện nghi và giả tạo này. Tưởng ánh sáng hào nhoáng của phố thị sẽ chôn chặt đời tôi trong bốn bức tường vôi kín đáo, an toàn nhưng lạnh lẽo. Nhưng không! Một đêm nọ, nó đã đến, cái vầng trăng tình nghĩa năm xưa, đánh thức hồn tôi trong cơn mộng hão huyền. Đó là một đêm thành phố bỗng cúp điện. Cúp điện ở thành phố không phải là chuyện hiếm gặp. Nhưng đêm ấy, khi ánh sáng giả dối kia vụt tắt, căn phòng rơi vào bóng tối. Tôi vội bật tung cửa sổ tìm chút gió trời thì bất ngờ, ánh sáng của vầng trăng tràn vào khắp căn phòng. Ánh sáng phóng thẳng vào đôi mắt, chiếu rọi vào hồn tôi. Ôi cái thứ ánh sáng quen thuộc và kì diệu ấy trải một lớp sáng mờ mờ trên nền gạch lấp loáng. Tôi ngẩng đầu nhìn đăm đăm lên trời cao. Bầu trời thật rộng lớn. Bầu trời thật trong trẻo. Vầng trăng tròn ngự trị khắp một miền không gian rộng lớn. Dường như nó đang chiếm lĩnh cả thành phố, cả bầu trời cao đến vô tận. Chợt nhớ đến bài thơ xưa của Lý Bạch: “Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương”. Ánh trăng hiền hòa soi rọi lòng tôi, mơn man như có cái gì đó đang xoa dịu khắp người. ÁNh trăng gợi nhớ đến những ngày xưa tháng cũ. Ánh trăng ấy đã theo tôi đến suốt cuộc đời. Thuở thiếu thời chốn quê xưa, trăng đi vào cuộc sống như người bạn thâm tình cố hữu. Tôi nhớ đến những đêm trăng thanh bình trên dòng sông. Vầng trăng cao lấp lóa ánh sáng trong dòng sông sâu thẳm, mơ huyền trong tiếng chùa vọng xa. Tôi nhớ những đêm trăng tát nước trên đồng. Ánh trăng vàng cứ chập chờn, vỡ rồi liền lại theo nhịp cầu đưa. Hay ánh trăng ma quái khu nghĩa địa sau làng mà bọn nhỏ chúng tôi thường hay chơi trốn tìm sau ấy. Vầng trăng ấy gắn chặt vào đời tôi, hết quãng đời tuổi thơ trên đồng dưới bể. Nhiều đêm nằm dưới ánh trăng sáng, nghe tiếng chim kêu mà đắng lòng đắng dạ. Đất nước đang chiến tranh. Quê hương đang bị giày xéo dưới bom đạn của kẻ thù, đau thương biết mấy. Tôi nhìn trăng. Trăng cũng nhìn tôi. Cả hai im lặng không nói nên lời nhưng thấu hiểu lòng nhau. Tháng sau, tôi lên đường đi chiến đấu. Trăng cũng theo tôi lên rừng lên núi. Trải qua bao cuộc chiến chinh trăng vẫn bên tôi, thủy chung và tình nghĩa. Trăng soi rọi bước hành quân đêm rừng sâu thẳm. Trăng lao vào cuộc chiến đấu. Trăng xung phong mở lối dẫn đường quân ta tiến tới. Trăng tiến công vào kẻ thù. Trăng là người đồng chí, đồng đội của chúng tôi. Nhiều đêm, giữa rừng sâu thanh vắng, nằm trên võng dù, giữa đường hành quân, nhìn ánh trăng sáng trên trời cao bỗng nhớ quê nhà tha thiết. Ánh trăng hiền hòa giữa trời cao xanh, ánh sáng vằng vặc soi khắp núi rừng. Tôi ước gì mai này khi kẻ thù bị tiêu diệt, tôi trở về quê xây dựng cuộc sống mới. Cuộc sống với với cái cày con trâu. Ngày ngày cuốc vườn trồng rau, đêm đêm uống cốc trà ấm, ngắm vầng trăng tròn. Cuộc đời như thế đủ thú lắm rồi. Ánh trăng chiếu rọi vào nơi tôi nằm như đồng cảm và an ủi tôi. Ánh trăng thấu hiểu lòng tôi, đến xoa dịu cơn đau trong trái tim tôi. Trái tim chất chứa hận thù. Tôi thầm hứa với trăng cao sẽ anh dũng chiến đấu đến khi đất nước sạch bóng giặc thù. Cuộc sống tươi đẹp đang chờ tôi. Người thân đang ngóng đợi tôi. Nước mắt tôi chợt rưng rưng khi nghĩ điều đó. Than ôi! Có ngờ đâu, khi cuộc chiến kết thúc, lời hứa năm xưa tôi đã quên đi từ bao giờ. Bước ra khỏi chiến tranh, tôi rơi vào trạng thái hụt hẫng. Một phần vì quá vui mừng và hạnh phúc. Một phần vì tôi trở về với cuộc sống thường ngày với những ràng buộc mới. Cuộc sống vật chất đầy đủ, tiện nghi khiến tôi say mê tận hưởng để bù đắp lại bao nhiêu năm vất vả nơi rừng thiêng nước độc. Nhiều lúc cận kề sinh tử, tưởng sẽ không thể trở về để gặp mặt vợ hiền con thơ. Công việc mới trong thời kì dựng xây đất nước khắc phục hậu quả chiến tranh khiến tôi cũng bận rộn tối ngày. Hết đi sớm lại về khuya khiến tôi không còn thời gian để nghĩ ngợi. Hình bóng quê hương và muôn vàn kỉ niệm tuy nhiên vẫn còn ở trong trái tim tôi nhưng từ lâu đã bị khép lại, giấu kín. Đô thị phồn hoa, diễm lệ, ánh đèn màu lấp loáng soi rọi khắp mặt đất, khắp bầu trời. Vầng trăng nghĩa tình năm xưa vẫn cứ từng đêm đi qua bầu trời. Nhưng gần như tôi không hề hay biết. Tôi ngửa mặt lên nhìn vầng trăng. Trăng nay vẫn thế, vẫn tròn trịa và tỏa sáng. Hình như có cái gì đó đang rưng rưng. Trong lòng tôi bỗng hiện rõ hình ảnh quê hương thương yêu. Từng cánh đồng, từng ngọn núi, con sông bỗng trở về ào ạt. Bất chợt tôi bật khóc. Giọt nước mắt lăn dài trên má nóng hổi. Đó là nước mắt xót xa những tháng ngày xưa cũ. Giọt nước mắt hối hận khi nhận ra bấy lâu mình đã hững hờ với quá khứ nghĩa tình, hững hờ với vầng trăng thủy chung. Dù chúng tôi, những người lính, từ lâu đã không hề nhớ tới. Nhưng vầng trăng bao năm qua vẫn không thay đổi. Trăng vẫn luôn ở cạnh chúng tôi, dõi theo chúng tôi. Trăng nghĩa tình thủy chung còn chúng tôi lại vô tình, lạnh nhạt nó nó. Ánh trăng lặng im phăng phắc, không nói gì. Đó là sự im lặng nghiêm khắc nhắc nhở tôi về quá khứ đau thương nhưng nghĩa tình. Trăng không giận dữ, nghiêm nghị mà bao dung càng khiến tôi thêm đau lòng. Tôi nhận ra bấy lâu mình đã hững hờ với quá khứ, hững hờ với nỗi đau thương mà dân tộc vừa trải qua. Nhiều lần tôi đã tự ngụy biện rằng hoàn thành tốt công việc trong hiện tại là đã có công với đất nước rồi. Và những gì mình nhận được là do công sức mình bỏ ra, là hoàn toàn xứng đáng. Nhưng kì thực, đó là một cuộc sống ích kỷ và vô tâm. Biết bao con người vẫn đang âm thầm hi sinh bởi bom đạn của kẻ thù còn sót lại, bởi đói khổ triền miên. Nỗi đau thương vẫn còn âm ỉ trong lòng dân tộc. Kẻ thù đã rời đi, nhưng hậu quả của chúng gây ra vẫn tiếp tục gây tổn thương cho biết bao người. Biết bao gia đình, bao con người chưa thể tìm thấy được hạnh phúc. Cả dân tộc đang gượng mình gắng sức vượt qua. Còn tôi thì ngập ngụa, sướng vui trong đời sống vật chất. Càng suy nghĩ, tôi càng thấy hối lỗi. Cảm ơn vầng trăng đã giúp tôi thấu hiểu và nhận rõ bản thân mình. Tôi phải làm gì đó để xứng đáng với dân tộc. Tôi cần làm gì đó để bù đắp lại lỗi lầm. Tôi phải sống xứng đáng với tinh thần người lính trong thời đại mới, tiếp tục tiên phong trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của dân tộc. Chắc chắn rồi. Nhất định tôi phải gắn kết mình với những nhiệm vụ của dân tộc. Nhất định phải biết trân trọng quá khứ và sống xứng đáng với những gì mình đã nhận được. Cuộc sống này không chỉ dành cho riêng tôi mà dành cho cả dân tộc, dành những con người anh hùng đã cống hiến hết mình vì độc lập, tự do của tổ quốc Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng - Mẫu 2 Vào những ngày cuối tuần, tôi thường hay ngồi đọc sách, đó là một cách để thư giãn sau một tuần đi học mệt mỏi. Buổi sáng chủ nhật hôm ấy, tôi vẫn đọc sách như mọi khi thì bỗng bố tôi đi chơi. Tôi khá bất ngờ vì một người bận rộn như bố thường tranh thủ nghỉ ngơi ở nhà vào những ngày cuối tuần với những công việc đã thành thói quen như xem tivi, đọc báo… Tôi ngạc nhiên vội hỏi rằng hai bố con sẽ đi đâu, bố mỉm cười: - Đó là một nơi rất thú vị, khi nào đến thì con sẽ biết. Nghe bố nói vậy, tôi không hỏi nữa và háo hức chuẩn bị đi ngay. Tôi đã tưởng tượng ra nào là công viên, khu vui chơi… nhưng không ngờ rằng đó lại là một quán café ở Hàng Buồm, Hồ Gươm thật giản dị với cái tên “Lính”. Tôi cảm thấy tò mò và thích thú khi bước vào. Đây là một quán café rất lạ mà tôi chưa bao giờ đặt chân đến. Mọi vật trong căn phòng có cái gì đó rất thiêng liêng. Những chiếc ba-lô của người lính, những chiếc mũ cối, những khẩu súng trường, áo chống đạn… Tất cả như đưa tôi trở về với quá khứ của một thời chiến tranh bom rơi đạn nổ. Tôi nhìn toàn bộ căn phòng, nơi đây không khác gì một “viện bảo tàng nhỏ” trưng bày những kỷ vật thời chiến tranh. Đang say sưa ngắm nhìn xung quanh, chợt tôi thấy một bác trung niên tầm tuổi bố tôi, bước ra chào hỏi và bắt tay bố thân mật. Sau đó, tôi mới biết đó là một buổi hẹn trước của bố và một người bạn hồi còn đi lính. Quán hàng hôm nay thật yên tĩnh mà có cảm giác như không gian rộng lớn thu nhỏ về một góc nơi ba con người đang nói chuyện. Ba cốc cafe bốc hơi nghi ngút, mở đầu cho cuộc nói chuyện giữa bố con tôi và người bạn của bố. Bố giới thiệu với tôi rằng bác tên Trung, là người bạn thân của bố thời chiến. Bố và bác Trung đã cùng nhau vượt qua bao khó khăn, thử thách trong những năm tháng chống Mỹ ác liệt. Thoáng nhìn qua người bạn của bố mình, tôi thấy dù bằng tuổi bố nhưng trông bác già dặn hơn đôi phần. Khuôn mặt vuông chữ điền cùng với những vết chân chim nơi viền mắt tạo nên một vẻ hiền hòa, từng trải và có cái gì đó trầm lặng. Con người bác toát lên một vẻ giản dị mà nghiêm trang đồng điệu với không khí của quán cafe kỳ lạ này. Đang mải mê suy nghĩ chợt bác Trung hỏi tôi: - Chắc cháu thắc mắc về quán café này lắm nhỉ? Tôi liền đáp lại: - Dạ, vâng ạ. Sao quán cafe này lạ thế hả bác? Bác cười xòa, uống một ngụm cafe, tiếp lời: - Quán cafe này với bác không phải là một cửa hàng để kinh doanh mà nó là nơi lưu giữ những kỉ niệm, hồi ức về những năm tháng không thể nào quên. “Thì ra là vậy” – Tôi tự nói với chính mình. Tôi đã phần nào hiểu được mục đích mà bố dẫn tôi đến đây. Thấy thích thú, tôi hỏi: - Vậy ấn tượng đặc biệt nhất của bác về thời chiến là gì ạ? Bác Trung không vội trả lời, ánh mắt hướng về góc quán, nơi trưng bày những bức hình thời chiến. Đó là tấm hình của một vầng trăng tròn, đẹp đến lạ thường. Vẫn nhìn vào đó, bác nói với tôi như đang tự nói với chính mình: - Đối với bác chiến tranh không phải chỉ về hình ảnh bom rơi đạn nổ mà còn là về hình ảnh một người bạn đặc biệt đã giúp bác nhận thức được nhiều điều về chân lí cuộc sống – vầng trăng. Tôi thoáng ngạc nhiên, dường như đọc được vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, bác kể tiếp: - Hồi nhỏ bác sinh ra và lớn lên ở một miền quê mà nơi ấy có tất cả những vẻ đẹp đơn sơ, giản dị nhất của làng quê Việt Nam. Nơi ấy có những đồng lúa, những dòng sông cùng với biển rộng và cát trắng. Vầng trăng đã gắn bó với bác từ thời ấu thơ, bác có thể ngắm nhìn cái ánh sáng hư ảo ấy ở mọi nơi. Bác vẫn còn nhớ, hồi nhỏ và mỗi buổi tối, bác cùng những người bạn của mình ra ngoài biển vui chơi. Ánh trăng trên mặt biển sáng lấp lánh như đang lướt theo những con sóng vỗ vào bờ. Làn gió thổi nhẹ mang theo cái vị mặn mòi của biển cả, tiếng sóng biển rì rào và vầng trăng tỏa sáng lấp lánh mỗi đêm mùa hạ êm như nhung đã in dấu và tuổi thơ bác. Rồi khi đi bộ đợi, vầng trăng cũng lại gắn liền với bác. Chắc cháu sẽ nghĩ rằng cuộc đời của một người chiến sỹ sẽ chỉ có súng đạn, khói lửa chiến tranh nhưng đời lính cũng có những giây phút rất nên thơ và lãng mạn. Những lúc ấy, vầng trăng là tri kỷ. Trăng đã luôn đồng hành với bác trên những con đường hành quân ra trận, những buổi họp đội, những lần phục kích chờ giặc. Nhờ có vầng trăng, những người lính như được tiếp thêm sức mạnh, thổi bùng lên những ước mơ và hy vọng hòa bình. Bác đã ngỡ rằng mình sẽ không bao giờ quên người bạn tâm tình ấy. Vậy mà… Ngừng lại, dường như tôi có thể nghe thấy một tiếng thở dài nơi bác. Im lặng, tôi chờ bác nói tiếp: - Sau khi kết thúc chiến tranh, bác lên thành phố sinh sống. Khác với cuộc sống khổ cực nơi thôn quê thời chiến, cuộc sống thành thị tiện nghi và hiện đại hơn nhiều. Ngày trước dường như ánh sáng của vầng trăng là duy nhất, mỗi đêm hè chỉ ao ước ngồi ở thềm nhà để ngắm trăng. Học cũng chỉ dưới ánh sáng lung linh huyền ảo ấy. Nhưng bây giờ đã khác. Không cần đến trăng, mọi sinh hoạt của con người đều được rọi sáng bằng đèn điện. Thế là bác cũng chẳng còn thói quen ngắm trăng nữa. Mỗi khi đêm xuống, vầng trăng xuất hiện, bác cũng không còn cái háo hức chờ đợi. Vầng trăng đã trở thành người dưng không quen biết. Cho đến một hôm, cả tòa nhà nơi bác sống bị mất điện. Căn phòng tối om, bác vội bật tung cửa sổ, vầng trăng xuất hiện ngay trước mắt bác. Trong lòng bác lúc ấy như có một xúc cảm mạnh mẽ trào dân khiến khóe mắt như có gì rưng rưng. Nhìn thấy vầng trăng quen thuộc ấy, bao nhiêu kỷ niệm ùa về. Những khoảnh khắc ngắm trăng hiện ra như trước mắt. Vầng trăng vẫn tròn đầy, vẫn lung linh mặc cho thời gian có chảy trôi mặc cho người đời có thay đổi. Chỉ trong giây phút ấy, bác đã hiểu ra được nhiều điều. Bác tự trách mình đã vô tâm, đã quên đi một người bạn tri âm tri kỷ. Giọng nói bác trầm ấm, đôi mắt bác đỏ hoe, có cái gì đó lắng đọng. Có lẽ vì bác xúc động quá. Và như có một điều gì đã vỡ lẽ trong tâm trí tôi. Tôi hiểu rằng mình được sinh ra và lớn lên ở thời bình không hiểu được cái khó khăn gian khổ thời chiến. Hạnh phúc, sự yên ấm ngày hôm nay có được là nhờ sự hi sinh nương náu của biết bao người. Vì vậy, mình phải biết nhìn lại quá khứ, suy nghĩ về những điều mình đã làm, về mọi người xung quanh để cảm, để hiểu và để trân trọng những giây phút của hiện tại. Trước khi hai con bố con tôi trở về nhà, bác Trung đã tặng tôi bức tranh vầng trăng của quán và ôn tồn dặn tôi rằng: - Cuộc sống giờ đây bộn bề với biết bao nhiêu tấp nập và hối hả, con người ta dễ vô tâm, lãnh cảm với những giá trị truyền thống, với quá khứ nghĩa tình. Đôi khi cháu phải biết nhìn “ngược”, sống chậm lại, nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn. Tôi liền nói cảm ơn với bác vì nhờ có câu chuyện của bác ngày hôm nay mà cô bé này đã có thêm một bài học bổ ích trong cuộc sống. Trên đường trở về nhà, tôi chợt nhớ đến một câu nói của nhà văn Nguyễn Minh Châu: “Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn để tự suy nghĩ về chính mình”. Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng - Mẫu 3 Tôi từng là một người lính, tay cầm súng đi chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Và giờ đây, những hồi ức lắng đọng về một thời quá khứ và đã có một sự việc khiến cho tôi như được giác ngộ, được nhìn lại cách sống của bản thân mình. Thời thơ ấu của tôi rất êm đềm khi sống ở một làng quê thanh bình, chỉ lác đác vài căn nhà vách nứa đơn sơ. Người dân nơi đây sống với nhau rất chan hòa, gắn bó với thiên nhiên. Quê tôi nghèo, thiếu ánh điện nên mỗi khi màn đêm buông xuống cũng chỉ có vầng trăng tròn soi sáng cho lũ trẻ chúng tôi vui chơi, xuống sông cất vó mò cua bắt tép. Có lúc tôi lại thích lặng lẽ ngồi bên bờ sông, ngắm nhìn dư ảnh của trăng đang hiện lên trên mặt nước, thong thả, lấp lánh trông như một tuyệt cảnh, đẹp đẽ biết bao. Cuộc sống an bình ngỡ cứ trôi qua như vậy, nào ngờ chiến tranh bùng nổ, là một đứa con dân của đất nước, tôi phải xa rời quê hương mà đi vào nơi chiến trường, bom rơi đạn nổ. Sự thiếu thốn về vật chất, quân trang; nơi rừng sâu âm u hiểm hoạ luôn là nỗi lo của tôi. Nhưng nhờ có người đồng đội, cả vầng trăng luôn sát cánh bên tôi, tôi như có thêm nguồn sức mạnh trải qua mọi gian khổ. Có đêm tôi cùng anh đồng chí gác đêm, anh hỏi tôi: - Anh nghĩ xem...ai là người bạn, tri kỉ của anh từ thửa bé? - Tất nhiên là vầng trăng sáng trên kia rồi. - Tôi trả lời anh, không chút đắn đo - Ừ nhỉ.....- Anh nhìn lên bầu trời xanh cao, lặng lẽ nhìn, chợt cười. Tôi trả lời như vậy, vì tôi luôn nghĩ rằng ánh trăng là người luôn bên cạnh tôi dù là nơi đâu, soi đường dẫn lối cho tôi ra chiến trận. Với tôi, trăng không chỉ đơn thuần là một thứ tự nhiên tạo hoá, mà đó là ng bạn tri kỉ, tình nghĩa, thuỷ chung ngay chính nơi rừng thiêng nước động này. Chiến tranh qua đi, hòa bình lập lại, tôi giải ngũ trở về quê nhà. Không lâu sau đó tôi cũng lên thành phố sinh sống và lập gia đình. Trong căn nhà sang trọng, tiện nghi không còn thiếu thốn như xưa, tôi chẳng hề lo lắng gì nữa. Bước ra đường đêm, ánh điện bao quanh khiến tôi lặng quên đi vài thứ quang trọng trong đời. Ánh trăng dù ngày nài cũng đi qua ngõ nhưng lại bị tôi phó mặc, coi như người dưng qua đường. Rồi một hôm, khi tôi đang dựa trên chiếc ghế êm ái, tay cầm đọc một quyển sách hay, bỗng dưng căn phòng buyn-đinh đang sáng liền tối sầm lại. Bất giác, tôi vội chạy khỏi, bật tung cánh cửa sổ trước đó đã khoá chặt, và hiện lên trước mắt tôi chính là vầng trăng nào..... Những hồi ức ngày xưa dần hiện về trong kí ức tôi: sông, rừng, cây, núi... và cả trăng. Tôi lặng người, chỉ biết ngửa mặt lên nhìn trăng, mọi thứ xung quanh lúc này trở nên vô định. Lúc bấy giờ, trăng vẫn tròn vành vạnh, vẹn nguyên tình nghĩa xưa. Trăng im lặng ko nói gì, nhưng tôi hiểu, trăng đang nghiêm khắc nhắc nhở tôi như đang lên án, đang tố cáo chính cách sống vô cảm, hững hờ của tôi. Tôi chỉ biết ân hận, tự trách như đang chất vấn chính lương tâm mình, tôi càng giật mình khi nhận ra chính mình là người đã quên đi mối ân nghĩa khi xưa. Nhờ trăng mà tôi có thể được một lần ngoảnh đầu nhìn lại bản thân mình, cũng như rút ra được bài học về cách sống đạo đức: "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng - Mẫu 4 Tôi đã được sinh ra và lớn lên ở quê hương. Tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay, với những dòng sông hiền hòa chở nặng phù sa, với những hồ bể trong đầy tôm cá. Đối với tôi, đó là những năm tháng tuyệt vời nhất. Năm tháng cứ trôi đi êm đềm. Rồi một ngày kia, chiến tranh bùng nổ. Để bảo vệ cho Tổ quốc thân yêu, tôi phải rời quê hương để đi lính. Cuộc sống của tôi lúc này đã thay đổi. Tôi dần dần gắn bó với những ngọn núi, với cánh rừng hoang vu sặc mùi bom đạn. Nhưng trong lòng tôi vẫn khắc khoải một nỗi nhớ da diết. Tôi nhớ làng, nhớ gia đình, nhớ lối xóm. Trong những lúc như thế, tôi thường nhìn trăng. Vầng trăng như một người bầu bạn cùng tôi, có thể an ủi, làm nguôi ngoai đi nỗi nhớ quê hương. Trăng chia sẻ cùng tôi biết bao tâm tư tình cảm, bao nỗi nhớ. Trong suốt chặng hành trình gian lao cực khổ, trong cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cây cỏ, vầng trăng mộc mạc như một người bạn tri kỷ, luôn đồng hành và sát cánh bên tôi. Đã có lúc, tôi ngỡ rằng hứa sẽ không và không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa ấy. Và chiến tranh kết thúc, hòa bình lặp lại. Thoát khỏi cuộc sống bần cùng, nghèo khổ trong chiến tranh là cái khát vọng lớn nhất của những người lính chúng tôi. Vì vậy, tôi về sống ở thành phố, trong một căn phòng buyn-đinh tiện nghi. Cuộc sống ở thành phố rất hiện đại. Đâu đâu cũng có những ánh điện, cửa gương. Dần dà, tôi đã quen cái cuộc sống của thành thị. Và trong chính sự xa hoa đó, tôi đã quên đi vầng trăng – người bạn tri kỷ của mình. Mỗi tối, trăng đi qua ngõ mà như người dưng qua đường. Xa lạ, không quen, không biết, vầng trăng đã bị tôi – một người bạn thân thiết, gắn bó của một thời – lãng quên. Rồi một ngày nọ, đèn điện bỗng vụt tắt. Căn phòng trở nên tối om. Theo phản xạ, tôi bèn bật tung cánh cửa sổ để ánh sáng lan vào. Và đập vào mắt tôi là vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi. Đã bao nhiêu năm qua, trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa. Chỉ có tôi là đã thay đổi. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ. Tôi thật sự hối hận vì đã quên trăng. Đối mặt với người bạn cũ, lòng tôi cứ nghẹn ngào, nước ở khóe mắt cứ muốn trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi ở suốt chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ. Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng - Mẫu 5 Sau khi đất nước Việt Nam giải phóng và thống nhất, tôi đã giải ngũ để trở về quê nhà. Sau ba năm sống ở quê, tôi được con trai và con dâu mời lên thành phố sống cùng để các con yên tâm đi làm. Thật tình thì tôi vẫn thích sống ở quê hơn. Bởi vì, ở quê không khí trong lành, tôi có bà con, họ hàng sớm trưa chuyện trò đỡ buồn. Nhưng các con tôi bảo: “Bố ở quê không có ai chăm sóc, chúng con không yên tâm”. Vậy là, tôi không còn lý do nào nữa và đành nghe theo. Cuộc sống nơi thành phố hiện đại, đường phố lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp nhiều người qua lại và tôi ở trong căn nhà của con trai đầy đủ tiện nghi. Các con trai và con dâu của tôi đều là công chức, viên chức nhà nước nên chẳng thiếu thứ gì. Vừa rời khỏi cuộc sống vất vả, khó khăn của thời cuộc chiến tranh thì đây là cuộc sống đáng mơ ước. Tôi đã tận hưởng tất cả những ngày tháng ngọt ngào của cuộc sống ban tặng khi ở cùng các con tôi. Tôi không còn phải nghĩ ngợi, lo lâu và không còn bị mất ngủ cũng như không còn nghe thấy tiếng pháo ì ầm của chiến tranh mỗi đêm. Tôi tận hưởng ngày này qua tháng khác với những giấc ngủ ngon yêu tĩnh, những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và dần dần tôi đã nhanh chóng quên đi mọi khổ nhọc trước kia. Tôi tự động viên bản thân: “Giờ nhớ lại để làm gì? dù sao chiến tranh cũng đã qua đi, vết thương xưa cũng đã lành lại rồi” Cuộc sống cứ thế trôi đi, Tôi tưởng chừng như đã mãi mãi quên đi tất cả, mãi mãi sống với đời sống hiện tại đầy đủ tiện nghi như thế này. Tưởng như ánh sáng hào nhoáng của thành phố sẽ giữ mãi chân tôi trong bốn bức tường vôi kín đáo, an toàn nhưng lạnh lẽo. Nhưng đột nhiên trong một đêm nọ, cái ánh trăng của tình nghĩa năm xưa đã đến đánh thức hồn tôi làm cho cuộc sống của tôi bị xáo trộn bởi cơn mộng mơ hão huyền và cả những cảm xúc khó tả. Đó là một đêm thành phố bị cắt điện. Cắt điện ở thành Phố cũng không phải là chuyện lạ và hiếm gặp. Nhưng đêm ấy, khi ánh sáng của những bóng điện bị vụt tắt thì bỗng dưng bóng tối bao phủ lên toàn bộ căn phòng. Tôi vội vàng, mở tung cánh cửa sổ ra để tìm chút gió trời thì bất ngờ, ánh sáng của vầng trăng tràn vào căn phòng. Ánh sáng của vầng trăng chiếu rọi thẳng vào đôi mắt tôi, xuyên qua hồn tôi. Ôi ánh sáng quen thuộc và kì diệu ngày nào đã đến. Nó trải dài một lớp sáng mờ mờ trên nền gạch lấp loáng. Tôi ngẩng đầu nhìn đăm chiêu lên bầu trời cao và rộng lớn thấy thật trong trẻo. Vầng trăng tròn trịa, soi sáng khắp một miền không gian lớn và vô tận. Ánh trăng hiền hòa chiếu sáng khắp nơi và dương như nó soi rọi vào lòng tôi, làm tôi có cảm giác mơn man như có cái gì đó đang xoa dịu khắp cơ thể. Ánh trăng đã làm khơi gợi cho tôi nhớ đến những năm tháng ngày xưa. Ánh trăng ấy đã dõi theo tôi đến suốt cuộc đời này. Từ hồi thuở thiếu niên ở chốn quê nhà, ánh trăng đã đi vào cuộc sống của tôi như người bạn thân tình. Tôi nhớ lại những đêm trăng yên bình trên dòng sông. Vầng trăng rọi xuống dòng sông tạo nên những ánh sáng lấp lóa, huyền ảo. Tôi nhớ đến những đêm trăng cùng tôi tát nước trên ruộng đồng. Ánh trăng vào cứ chập chờn, vỡ rồi lại liền theo từng nhịp cầu đưa. Hay ánh trăng ma quái ở khu nghĩa địa sau làng mà bọn trẻ chúng tôi thường hay chơi trò trốn tìm. Vầng trăng đó gắn gặt vào đời tôi, từ quãng đời thơ ấu cho đến khi tôi lớn lên. Nhiều đêm nằm dưới ánh trăng sáng, nghe tiếng chim kêu hót líu lo mà đắng lòng, đắng dạ bởi đất nước đang trong thời kì chiến tranh. Quê hương bị lũ giặc giày xéo dưới bom đạn, đau thương. Tôi nhìn trăng và trăng cũng nhìn tôi. Cả hai đều im lặng không nói gì nhưng đều thấu hiểu lòng nhau. Tháng sau, tôi quyết định lên đường đi chiến đấu. Trăng cũng dõi theo tôi lên rừng, lên núi. Trải qua bao cuộc chinh chiến từ Bắc vào Nam thì trăng vẫn đi theo tôi, thủy chung và tình nghĩa với tôi. Trăng soi rọi những bước hành quân trong đêm rừng sâu thẳm. Trăng lao vào cuộc chiến đấu với cả những người lính. Trăng xung phong mở lối dẫn đường cho quân ta tiến tới tấn công kẻ thù. Trăng là người đồng chí, đồng đội luôn sát cánh cùng chúng tôi. Nhiều đêm hành quân, giữa rừng sâu hoang vắng, nằm trên võng dù, tôi nhìn ánh trăng trên trời cao bỗng nhớ quê nhà da diết. Ánh trăng hiền hòa giữa trời cao xanh, ánh sáng vằng vặc soi khắp núi rừng. Tôi ước, sau này đánh đuổi được bọn giặc, tôi trở về quê xây dựng lại cuộc sống mới. Cuộc sống nông nghiệp với con trâu, cái cày. Hằng ngày cuốc đất vườn trồng rau xanh, đêm đêm thưởng thức uống trà ấm và ngắm ánh trăng tròn. Với tôi, cuộc sống như thế là đủ thú vui lắm rồi. Ánh trăng chiếu rọi vào giường tôi nằm như đồng cảm và an ủi tôi vậy. Ánh trăng như thấu hiểu lòng tôi, xoa dịu trái tim chất chứa đầy thù hận trong tôi. Tôi thầm hứa với ánh trăng sẽ anh dũng chiến đấu đánh tan quân giặc mang lại đất nước hòa bình. Cuộc sống tươi đẹp đang chờ tôi phía trước, người thân đang ngóng đợi tôi ở quê nhà. Khi nghĩ đến đây, tự dưng nước mắt của tôi tuôn trào. Than ôi! Tôi không ngờ được là khi cuộc chiến tranh kết thúc, lời hứa năm xưa của tôi với ánh trăng đã quên đi từ bao giờ. Ngày chiến thắng trở về, tôi rơi vào trạng thái bị hụt hẫng. Một phần vì quá vui mừng và hạnh phúc. Một phần vì tôi về với cuộc sống thường ngày với những ràng buộc mới. Cuộc sống vật chất đầy đủ tiện nghi làm tôi say mê tận hưởng để bù đắp lại những năm tháng vất vả chiến đấu nơi rừng thiêng, nước độc. Nhiều lúc cận kề cái chết, tưởng như không thể trở về để gặp mặt vợ hiền con thơ. Hằng ngày, tôi làm công việc mới trong thời kì dựng xây đất nước và khắc phục hậu quả chiến tranh khá bận rộn. Hết đi sớm lại về khuya khiến tôi không có thời gian để nghĩ ngợi. Hình bóng quê hương và muôn vàn những kỉ niệm tuy vẫn còn trong trí nhớ của tôi nhưng từ lâu nó đã bị khép lại, giấu kín. Ở nơi đô thị, phố xá phồn hoa, diễm lệ, ánh đèn màu lấp loáng soi rọi khắp mặt đất và bầu trời. Vầng trăng tình năm xưa vẫn cứ từng đêm đi qua bầu trời nhưng dường tôi không để ý nên không hề hay biết. Tôi ngửa mặt lên bầu trời nhìn vầng trăng. Trăng nay vẫn thế, vẫn tròn trịa và tỏa sáng khắp nơi. Và lúc này, hình như có cái gì đó đang rưng rưng. Trong đầu tôi, những hình ảnh về quê hương, cánh đồng, ngọn núi, con sông, vv… bỗng hiện lên và thi nhau ùa về. Bất chợt, tôi xúc động và bật khóc. Những giọt nước mắt cứ thế lăn dài trên má. Đó là nước mắt xót xa của những ngày tháng năm xưa. Giọt nước mắt hối hận khi nhận ra mình bấy lâu đã hững hờ với quá khứ nghĩa tình, hững hờ với vầng trăng thủy chung. Dù chúng tôi, những người lính từ lâu đã không hề nhớ tới. Nhưng vầng trăng trải qua bao thời gian nó vẫn không thay đổi. Trăng vẫn luôn bên cạnh và dõi theo chúng tôi. Trăng thì nghĩa tình thủy chung còn chúng tôi lại vô tình đối xử lạnh nhạt với nó. Ánh trăng lặng im không nói gì. Đó chính là sự im lặng nghiêm khắc nhắc nhở tôi về quá khứ đầy đau thương nhưng nghĩa tình. Trăng không giận dữ, nghiêm nghị nhưng lại bao dung càng khiến tôi thêm đau lòng. Tôi nhận ra bấy lâu nay mình đã hững hờ với quá khứ, hững hờ với nỗi đau thương mà dân tộc Việt Nam vừa trải qua. Nhiều lần, tôi đã tự ngụy biện rằng mình hoàn thành tốt công việc trong hiện tại là đã có công với đất nước rồi. Và những gì mình nhận được hôm nay là hoàn toàn xứng đáng do công sức của mình bỏ ra. Nhưng kì thực, đó là một cuộc sống ích kỷ và vô tâm. Biết bao con người vẫn đang âm thầm hy sinh bởi bom đạn của kẻ thù vẫn còn sót lại, bởi đói khổ kéo dài triền miên. Nỗi đau thương vẫn còn âm ỉ trong lòng dân tộc Việt Nam. Kẻ thù đã rời đi rồi nhưng hậu quả của chúng gây ra vẫn để lại gây tổn thương cho nhiều người. Biết bao gia đình, bao con người chưa tìm thấy được hạnh phúc. Cả dân tộc đang gượng mình cố gắng vượt qua thì tôi lại ngập ngụa với sướng vui của cuộc sống đầy đủ vật chất. Càng suy nghĩ bao nhiêu thì tôi lại càng cảm thấy mình có lỗi bấy nhiêu. Cảm ơn ánh trăng đã soi sáng, giúp tôi thấu hiểu và nhìn nhận lại bản thân mình. Tôi phải làm gì đó để xứng đáng với dân tộc. Tôi cần phải làm gì đó để bù đắp lại những lỗi lầm của mình. Tôi phải sống thật xứng đáng với tinh thần của người lính trong thời đại đổi mới, tiếp tục tiên phong trong những nhiệm vụ khó khăn của dân tộc. Tôi nhất định phải biết trân trọng quá khứ để sống tốt và xứng đáng với những gì mình nhận được. Cuộc sống này không chỉ dành riêng cho tôi mà còn dành cho cả dân tộc Việt Nam, dành cho những người anh hùng đã cống hiến hết mình vì nền độc độc, tự do của Tổ Quốc. Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng - Mẫu 6 Đã bao giờ bạn tự hỏi tri âm tri kỉ được định nghĩa như nào chưa. Tri âm tri kỉ nghe có gì đó rất lớn lao, xa xăm nhưng mấy ai biết được rằng đó đôi khi lại là những thứ thân thuộc, giản đơn xung quanh cuộc sống này. Với tôi có lẽ là như vậy. Nếu tôi nói tri âm tri kỉ của tôi là ánh trăng thì bạn có tin không? Ánh trăng đơn sơ, ấy liệu có gì để con người ta gắn bó nhỉ? Và đó là một câu chuyện dài. Tôi được sinh ra và lớn lên bên những cánh đồng quê hương ngào ngạt hương lúa, bên tiếng ve của những buổi trưa hè oi ả, tiếng ếch nhái râm ran mỗi khi màn đêm buông xuống lả lơi. Lũy tre làng với con đê, dòng sông đỏ nặng phù sa đã bồi đắp nên tuổi thơ tươi đẹp trong tôi. Cứ ngỡ rằng những năm tháng thanh bình ấy sẽ kéo dài mãi mãi nhưng không, chiến tranh nổ ra, quê hương bị tàn phá ác liệt. Cảnh vật, con người bị tàn phá ác liệt. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc tôi lên đường nhập ngũ. Thay vào việc thả hồn bên những cánh đồng bát ngát tôi quen dần với việc hành quân trong những cánh rừng rậm rạp, u tối, hiểm nguy rình rập, quen với tiếng thét gào gầm gữ của thiên nhiên hoang dại. Nhưng trong tôi lúc nào cũng chan chứa một nỗi nhớ da diết, khôn nguôi về quê hương. Để rồi những đêm dài, tranh thủ phút nghỉ ngơi hiếm hoi tôi lại gửi hết tâm tình vào ánh trăng. Ánh trăng sáng soi tỏ không gian như chăng cũng soi tỏ lòng tôi. Chẳng biết tự bao giờ trăng trở thành người bạn tri âm của tôi, đồng hành cùng tôi, sẻ chia tâm sự với nỗi lòng tôi. Biết bao tâm tư, bao nước mắt, và cả bao kỳ vọng và nhớ nhung tôi đều gửi gắm qua ánh trăng. Vầng trăng tình nghĩa ấy theo chân tôi, đồng hành cùng tôi suốt những năm tháng mưa bom bão đạn nơi chiến trường ác liệt. Trăng tình nghĩa nâng bước tôi giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa hiểm nguy chiến tranh. Trăng giản dị, mộc mạc nhưng lại tình nghĩa và ấm áp vô ngàn. Khi chiến tranh kết thúc, tôi may mắn cùng các anh em đồng đội được trở về đoàn tụ với gia đình. Tôi được Nhà nước cấp cho một ngôi nhà nhỏ nơi thành thị đông đúc. Cuộc sống bộn bề, các tòa nhà cao ngất, phố thị đèn kết hoa khiến ánh trăng trở nên xa vời với tôi. Ánh trăng giờ đây đã bị lu mờ bởi ánh điện của cuộc sống xa hoa, ồn ã. Lâu dần tôi bỗng quên mất sự hiện diện người bạn tình năm ấy của mình. Thương biết mấy rồi cũng hóa người dưng, ánh trăng đi qua tôi như người xa lạ, không quen, chẳng biết và cũng chẳng đậm đà như trước. Tạo hóa luôn đặt con người ta vào những khoảnh khắc thật trớ trêu. Rồi một ngày nọ, cũng có lúc phố thị rời xa sự sáng lóa. Căn phòng cao tầng bị mất điện. Theo phản xạ, tôi bật tung cửa sổ kiếm tìm cho mình chút nguồn ánh sáng thay thế. Bồng tôi gặp lại người xưa – ánh trăng. Mặt đối mặt, có chút gì đó rưng rưng đến lạ kỳ. Bao kỉ niệm, bao tình cảm trước kia bỗng ùa về trong tâm trí tôi, ồ ạt, nồng nàn và đắm say. Nhưng càng đắm say tôi lại càng thấy bẽ bàng. Đối diện với trăng tôi thấy bản thân thật đáng trách, đáng hận. Bao năm qua đi trăng vẫn thế, vẫn sáng vẫn tròn vành vạnh, vẫn nghĩa tình đậm sâu. Còn tôi thì sao, lòng tôi liệu còn coi trăng như đã từng. Trăng im lặng, tôi cũng im lặng nhưng trong lòng lại biết bao dậy sóng. Những cơn sóng lòng tự trách, áy náy dày vò, dạt dào trong tâm can. Tôi không nén nổi những giọt nước mắt trào dâng nơi khóe mắt. Tôi khóc để oán trách bản thân, khóc vì nhớ trăng thật nhiều, khóc vì những gì đã qua, những gì đã để vụt mất và khóc cho những khoảnh khắc ở hiện tại. Gặp lại người cũ không đáng sợ, cái đáng sợ nhất là giây phút gặp gỡ ấy lòng ta lại chông chênh, chới với, dằn vặt. Vật chất có thể tạo ra nhưng tình cảm lại rất khó để xây đắp. Sự thủy chung, son sắt và cả lòng chân thành sẽ mang lại cho ta những tình cảm quý báu. Trăng nói chung, con người nói riêng luôn là những thứ đáng để ta trân trọng và khắc ghi. Đóng vai người lính kể lại bài thơ Ánh trăng - Mẫu 7 Quê hương là mảnh đất linh thiêng, huyền diệu, đẹp đẽ nhất trong tâm hồn mỗi con người. Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê yên bình, xinh đẹp. Tuổi thơ tôi là những tháng ngày thỏa sức đắm mình trong gió mát, bên những cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay, những dòng sông hiền hòa chở nặng phù sa... Ký ức tuổi thơ tôi là trọn vẹn những kỷ niệm tuyệt vời đáng nhớ. Chiến tranh bất ngờ ập đến, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc và bảo vệ quê hương, tôi cùng các bạn lên đường nhập ngũ. Cuộc sống gắn bó với núi rừng hoang vu sặc mùi đạn bom khiến lòng tôi trào dâng nỗi nhớ nhà da diết, khắc khoải. Xóm làng, gia đình cùng những cảnh vật quen thuộc cứ ẩn hiện trong tâm trí. Những đêm dài đứng gác, tôi cùng đồng đội hay ngẩng đầu lên cao, nương theo ánh trăng sáng vằng vặc trên đầu tâm sự. Có lần anh hỏi tôi: - Cậu có nhớ quê nhà không? Mỗi lần thấy trăng, tôi lại nhớ những ngày êm đềm ở quê hương, không biết đến khi nào mới được quay lại thời gian đó. Tôi không nhớ mình đã đáp lại anh như thế nào chỉ biết rằng khoảnh khắc đó, hồi ức tôi gìn giữ bấy lâu như tan vỡ ra. Những năm tháng tuổi thơ xưa kia, tôi sống cùng sông rừng biển cả, hòa mình trong thiên nhiên mát lành và hồn nhiên vô lo vô nghĩ. Những năm tháng chiến tranh gian khổ này, tôi vẫn hòa mình giữa thiên nhiên núi rừng chiến khu, cảnh vật ít nhiều có sự thay đổi, thân phận địa vị cũng khác. Thế nhưng mỗi lần ngẩng đầu lên, vầng trăng tình nghĩa vẫn yên lặng ở đó. Nó giống như dõi theo hành trình trưởng thành của tôi, một bước không rời. Tôi cứ ngỡ bản thân sẽ không bao giờ quên vầng trăng ấy, vậy mà... Chiến tranh kết thúc, hai miền Nam - Bắc của Tổ quốc được thống nhất, độc lập và tự do. Tôi may mắn sống sót nên rời đơn vị và trở về quê nhà, tạm biệt những tháng ngày đạn bom máu lửa để sống một cuộc sống bình thường, an ổn. Năm tháng xoay vần, con trai tôi ngỏ ý đưa bố lên thành thị sinh sống. Sự lo lắng của con khiến tôi chẳng nỡ chối từ nên đành rời miền quê thân thương, chuyển về thành phố xa hoa rực rỡ ánh đèn. Căn nhà tôi sinh sống đầy đủ tiện nghi, nằm ở trung tâm thành phố đông đúc, nhộn nhịp, người qua kẻ lại tấp nập ngược xuôi. Không còn âu lo, nghĩ ngợi về ngày mai còn mất, không còn mất ngủ cả đêm hay ầm ầm bên tai tiếng mưa bom bão đạn, tôi thong thả thư giãn trong những giấc ngủ bình yên, những bữa ăn đầy đủ ngon miệng. Gian khổ khó nhọc trước kia bỗng chốc phai mờ trong tâm trí. Những ký ức cùng vầng trăng tình nghĩa cũng vô tình bị lãng quên từ bao giờ chẳng hay. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, những tưởng rằng bản thân đã mãi mãi quên đi quá khứ, quen sống với những hiện đại xa hoa, đầy đủ tiện nghi. Tưởng chừng ánh sáng rực rỡ nơi thành thị sẽ mãi giữ chân tôi trong bốn bức tường sơn vôi kín đáo, an toàn nhưng có phần cô quạnh thì một đêm kia, ánh sáng vầng trăng đã đột nhiên ghé tới, đánh thức tâm hồn và gợi lên nhiều cảm xúc khó tả. Trên cao, trăng vẫn tròn vành vạnh, tỏa ánh sáng bàng bạc bao phủ khắp muôn nơi. Song có thứ gì đó chợt rưng rưng, nghẹn ngào. Hình ảnh quê hương với con sông, cánh đồng,... bất chợt ùa về trong tâm trí tôi. Niềm xúc động không thể gọi thành tên khiến tôi bật khóc thành tiếng, những giọt nước mắt xót xa không ngăn được, lăn dài trên má. Tôi hối hận bừng tỉnh, nhận ra bấy lâu bản thân đã thờ ơ hững hờ với quá khứ tình nghĩa, với vầng trăng chung thủy. Tôi đã đổi thay nhưng trăng vẫn vẹn nguyên, nghĩa tình, vẫn luôn bên cạnh và dõi theo chúng tôi. Lòng tôi bỗng dấy lên bao nghĩ suy cùng hoài niệm, sống như tôi khi ấy, lãng quên quá khứ nhiều gian lao là sống vô tâm và ích kỷ. Biết bao người vẫn âm thầm lặng lẽ với bom đạn kẻ thù còn sót lại, rải rác khắp mọi miền Tổ quốc, biết bao người vẫn oằn mình trong đói khổ triền miên. Đau thương mất mát vẫn âm ỉ dày xéo trong lòng dân tộc bởi lẽ chiến tranh lùi xa nhưng dấu vết nó in hằn trên dáng hình dân tộc vẫn còn. Khi cả nhân dân đang gắng gượng vượt lên quá khứ thì tôi lại vui vẻ tận hưởng cuộc sống đầy đủ vật chất. Nếu không có ánh trăng soi sáng hôm nay, tôi không biết đến chừng nào bản thân mới thức tỉnh và nhìn lại mình. Cuộc sống độc lập tự do hôm nay không dành cho riêng ai mà thuộc về cả dân tộc Việt Nam, là kết quả bao anh hùng dân tộc đã phải đánh đổi bằng máu xương và tính mạng. Tôi cảm thấy phải làm gì đó xứng đáng với Tổ quốc, để bù đắp những ích kỉ vô tâm và sống cho xứng đáng với tinh thần người lính thời đại mới. Quá khứ dù đau thương nhưng chính là hồi ức quý giá, hãy trân trọng nó để sống tốt hơn, sống cho xứng những gì mình nhận đc

1 like nhahihi

29 tháng 10 2021

Em tham khảo phần này nhé!

Khi đó, tôi chợt thấy hai thằng lính nhà ông trưởng làng nấp dưới khóm lau trước sân, tay chúng còn cầm cả dây thừng và một cái bao. Vì chúng chẳng phải hạng người tốt lành gì nên tôi cũng tránh đi luôn.

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi thì mới biết rằng, lão bán Cậu Vàng đi thật, não nói:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

Đến bấy giờ tôi mới biết hai thằng lính hôm qua đứng đấy làm gì.

- Cụ bán rồi? - Chồng tôi hỏi lão.

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lúc này tôi chỉ tập trung vào lão Hạc, lão còn cố làm ra vẻ vui vẻ nữa chứ. Chắc cũng đoán ra sự tình, chồng tôi mới hỏi thêm:

- Thế nó cho bắt à?

Trong đầu tôi cũng thắc mắc, cậu Vàng là chú chó thông minh mà lại để chúng lôi đi dễ dàng như vậy sao. Lão Hạc co rúm lại chống tay lên trán, dường như không chịu nổi sức nặng của chính mình, lão đổ phịch xuống sân, lão hu hu khóc, vừa khóc lão vừa nói:

- Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng:"A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

Mọi chuyện thì ra là như vậy, tôi cảm thấy lão thật khổ, khuôn mặt già nua với đầy nếp nhăn như xô ép khiến nước mắt lão chạy ra vậy. Chồng tôi lúc này cũng xúc động ngồi xuống an ủi lão. Thấy vậy tôi cũng ra ngoài làm việc tiếp. Tính ra tôi cũng chẳng thương tiếc gì cho con chó của lão, tôi chỉ tủi cho lão đã già mà khổ, vậy thôi

29 tháng 10 2021

em cảm ơn nhìu ạ:3

 

13 tháng 10 2023

Đã bao năm trôi qua, nhưng tôi vẫn không thể nào quên được những việc làm mà mình gây ra khiến vợ tôi – Vũ Nương chọn con đường bức tử. Một nỗi ân hận ghê gớm vò xé nỗi lòng. Tôi sẽ kể cho các bạn cùng nghe câu chuyện ấy.

Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả ở Nam Xương, thuộc tỉnh Hà Nam. Lúc bấy giờ, trong cùng làng có một người con gái đẹp người đẹp nét, con nhà nghèo khó, tên là Vũ Thị Thiết, mọi người xung quanh thường gọi là Vũ Nương. Mến vì dung hạnh đoan trang, nên tôi đã xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ. Chúng tôi sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc và cùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng sắp ra đời. Bất ngờ, chiến tranh bùng nổ, loạn lạc xảy ra khắp chốn. Tuy là con nhà giàu nhưng lại kém học học hành nên tôi phải đi lính ở danh sách đầu tiên.Không còn cách nào khác, tôi đành phải chia tay mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận.

Vào ngày tòng quân, mẹ già nắm chặt tay tôi, ngậm ngùi khuyên:
-Nay con phải tạm ra tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy là hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải lấy việc giữ mình làm trọng, biết gặp nạn thì lui, lượng sức mà đánh, đừng nên tham miếng mồi thơm, để lỡ mắc vào lưới cá. Quan cao tước lớn nhường để người ta. Có như thế thì mẹ ở nhà mới đỡ lo lắng vì con được.

Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dạy. Vợ tôi rót chén rượu đầy nâng bằng hai tay đưa cho tôi và nói rằng:
– Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường, rợ man chạy tội, vương sư uổng công; lời tâu công lớn phá giặc đã chầy, kỳ hẹn thay quân hóa muộn, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng. Trông mảnh trăng Trường An , nhanh tay đập áo rét, ngắm liễu tàn rủ bóng động nỗi niềm biên ải xa xôi. Giả sử có muôn hàng thư tín, chỉ e không một tin về.

Nàng nói đến đấy, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi tiệc tiễn vừa tàn, tôi dứt áo lên đường. Mọi vật xung quanh vẫn như cũ, nhưng lòng tôi đã bùi ngùi bởi cảnh sinh li và mối tình ngàn dặm quan san cách trở.

Khi tôi đang ở nơi khói lửa chiến trường thì Vũ Nương đến kì đã sinh được một bé trai. Cháu được đặt tên là Đản. Nhưng mẹ tôi, vì quá nhớ thương tôi mà ốm đau mòn mỏi. Vũ Nương đã thay tôi hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Hàng xóm kể lại, Vũ Nương rất mực thương xót, lo ma chay chu tất như cha mẹ đẻ. Nàng là một người trọn tình, vẹn nghĩa, trọn đạo hiếu khiến tôi càng yêu thương, nể phục.

 
 

 
Cuối cùng, tôi cũng được bình an trở về sau bao nhiêu gian khổ hiểm nguy. Mấy năm xa cách nhớ thương, nay đoàn tụ, vợ chồng mừng mừng, tủi tủi. Hay tin mẹ qua đời, lòng tôi buồn khổ quá. Tôi hỏi thăm mộ mẹ rồi bế con đi viếng. Dọc đường, bé Đản khóc, tôi dỗ : “Nín đi con, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi”. Bé Đản liền nói tôi không phải là cha nó, cha nó là người trước đây đêm nào cũng đến bên mẹ. Tôi choáng váng. Đất dưới chân tôi như sụp xuống. Tôi cứ nghĩ Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền, đức hạnh, ngờ đâu nàng trở nên hư hỏng như vậy sao? Tôi bỗng thấy căm giận Vũ Nương. Mối nghi ngờ trong tôi mỗi lúc càng được thổi bùng lên, không có cách gì dập tắt được. Về đến nhà, tôi la mắng om sòm cho hả giận. Vũ Nương bàng hoàng sửng sốt. Nàng vừa khóc vừa thanh minh : “Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời hoa liễu, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp…”.

Nhưng bao nhiêu lời nói chân thật cũng không làm dịu được mối nghi ngờ trong tôi. Hàng xóm thương Vũ Nương cũng ra sức bênh vực và biện bạch cho nàng, nhưng tôi không nghe ai hết. Ngọn lửa hờn ghen đang đốt cháy mọi cảm xúc, ý nghĩ của tôi. Tôi mắng nhiếc không tiếc lời rồi đánh đuổi nàng đi. Cảm thấy không thể thuyết phục được tôi, Vũ Nương bất đắc dĩ nói trong đau đớn, xót xa, cay đắng rằng :
– Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

Rồi nàng tắm gội sạch sẽ, ra bến Hoàng Giang than khóc, thề nguyền và gieo mình xuống sông tự vẫn.

Về phần tôi, mối nghi ngờ không chỉ làm hại Vũ Nương mà còn làm khổ tôi, dằn vặt tôi không phút nào yên. Tuy giận Vũ Nương thất tiết nhưng khi nàng tự vẫn, tôi cảm thấy lòng đau nhói. Tôi cố vớt thây nàng để chôn nhưng tìm mãi không được. Một đêm, tôi ngồi buồn bã trước ngọn đèn khuya. Chợt đứa con trại bật thốt: “Cha Đản lại đến kia kìa!”, rồi chỉ tay vào bóng tôi in trên vách: “Đây này!”. Tôi ngỡ ngàng và hiểu ra tất cả. Thì ra, ngày thường lúc tôi vắng nhà, Vũ Nương hay trỏ bóng mình trên tường đùa con và báo đó là cha Đản. Tôi thấu hiểu nỗi oan động trời của vợ và trách mình sao quá nhẫn tâm, nhưng mọi chuyện trót đã qua rồi, không làm sao thay đổi được nữa…

Câu chuyện của tôi, những sai lầm của tôi là có thật. Tôi đã đánh mất hạnh phúc của mình. Kể ra câu chuyện đau lòng này, tôi chỉ muốn mọi người đừng xử sự nông nổi, cả giận mất khôn như tôi. Hãy tin yêu con người, thực lòng yêu thương người thân để gia đình không rơi vào những bi kịch đau đớn.

4 tháng 10 2023

azinomoto