K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3

Câu 2:
- Vị trí địa lí:

+ Nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Nam Bộ, là cửa ngõ ra biển Đông, tiếp giáp với nhiều khu vực kinh tế năng động.
+ Nằm trên các tuyến giao thông huyết mạch của cả nước như đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.
+ Là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực Đông Nam Á.
- Điều kiện tự nhiên:

+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thuận lợi cho phát triển các ngành dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng.
+ Bờ biển dài, nhiều cửa sông, thuận lợi cho phát triển dịch vụ vận tải, du lịch biển.
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành dịch vụ du lịch, sinh thái.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
+ Dân số đông, trình độ dân trí cao, có nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển dịch vụ.
+ Cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc phát triển hiện đại.
Nhiều trung tâm văn hóa, lịch sử, du lịch nổi tiếng.
- Chính sách của Nhà nước:

+ Chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ.
+ Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

4 tháng 3

Câu 3:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Đất đai phì nhiêu, được bồi đắp bởi phù sa sông Cửu Long, thích hợp cho trồng lúa nước và các loại cây trồng khác.
+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển cây trồng quanh năm.
+ Nguồn nước dồi dào từ sông Cửu Long và hệ thống kênh rạch chằng chịt.
- Kỹ thuật canh tác:
+ Áp dụng nhiều kỹ thuật canh tác tiên tiến, năng suất cao như: 3 vụ lúa/năm, luân canh cây trồng, thâm canh lúa nước.
+ Sử dụng nhiều giống lúa mới, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt.
- Cơ sở hạ tầng:
+ Hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho việc tưới tiêu và vận chuyển nông sản.
+ Hệ thống giao thông phát triển, giúp cho việc tiêu thụ nông sản được thuận lợi.
- Chính sách của Nhà nước:
+ Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển nông nghiệp.
+ Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp.

4 tháng 1 2019

-Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa: Đông Nam Bộ là vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta. Sản lượng khai thác dầu khí hàng năm của vùng chiếm gần như 100% sản lượng dầu khí của c nước (khoảng 15 triệu tấn dầu thô và hàng tỉ   m 3 khí/ năm)

-Khai thác thuỷ sản: tập trung chủ yếu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đây cũng là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của nước ta (ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu)

-Du lịch biển - đảo: Đông Nam Bộ có một số bãi biển đẹp (Vũng Tàu, Long Hải,...); nguồn nước khoáng Bình Châu; khu dự trữ sinh quyn cần Giờ; vườn quốc gia Côn Đảo,... có giá trị đối với du lịch

-Giao thông vận tải biển: Đông Nam Bộ là vùng có họat động giao thông vận tải phát triển nhất cả nước với các cảng biển lớn như cảng Sài Gòn, cng Nhà Bè, cng Vũng Tàu

15 tháng 1 2017

a) Khái quát chung

- Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Ngh An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

- Diện tích tự nhiên 51,5 nghìn km2 (chiếm 15,6% diện tích c nước).

b) Thuận lợi

* Vị trí địa lí

- Phía bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Lào, phía đông là Biển Đông.

- Vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng khác trong nước và với Lào và Đông Bắc Thái Lan, đồng thời cũng là cửa ngõ thông ra biển của Lào. Nhờ vị trí giáp biển nên Bắc Trung Bộ có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển.

* Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất:

+ Có dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển: Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình - Trị - Thiên, trong đó lớn nhất là đồng Thanh Hóa (2900km2).

+ Các đồng bằng có nguồn gốc sông - biển, đất cát pha là chủ yếu, thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá,...), cây thực phẩm, cây ăn quả,...

+ Đất feralit trên đá badan tuy có diện tích không lớn, nhưng khá màu mỡ, phân bố rải rác ở Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị,...), thích hợp để trồng cà phê, cao su, hồ tiêu,...

+ Đất feralit trên các loại đá khác phân b khắp vùng đồi núi thuận lợi để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

+ Diện tích vùng gò đồi tương đối lớn, có khả năng phát triển kinh tế vườn rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

- Tài nguyên khí hậu: Bắc Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh vừa, vì thế ở đây có thể trồng cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

- Tài nguyên nước:

+ Có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc. Các h thống sông Mã, Cả có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy (ở hạ lưu) và tiềm năng thủy điện.

+ Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt. Một số nơi có nguồn nước khoáng như Suối Bang (Quảng Bình).

- Tài nguyên rừng:

+ Rừng có diện tích tương đối lớn, độ che phủ rừng là 47,8% (năm 2006) chỉ đứng sau Tây Nguyên. Trong rừng nhiều loại gỗ quý (táu, lim, sến, kền kền, săng lẻ, lát hoa,...), nhiều lâm sản, chim, thú có giá trị.

+ Có các vườn quốc gia: Bốn Én (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế); khu bảo tồn thiên nhiên: Tây Nghệ An (Nghệ An).

- Tài nguyên khoáng sản: có một số tài nguyên khoáng sán có giá trị như crômit C Định (Thanh Hóa), thiếc Quỳ Hợp (Nghệ An), sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), đá vôi (Thanh Hóa), sét, cao lanh (Quảng Bình), đá quý Quỳ Châu (Ngh An).

- Tài nguyên biển:

+ Nguồn hải sản: có nhiều bãi tôm, bãi cá, thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản. Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá,... thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.

+ Có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu như Nghi Sơn (Thanh Hóa), Chân Mây (Thừa Thiên - Huế),...

+ Có các bãi tắm nổi liếng như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) và di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), đã du hút nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Dân số khá đông 10,6 triệu người (năm 2006), nên nguồn lao dộng dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn kĩ thuật.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng:

+ Có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế).

+ Đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, các tuyến đường ngang (quốc lộ 7, 8, 9) nối với quốc lộ 1 tạo nên mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và với Lào. Các cng biển quan trọng của vùng là Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Gianh, Nhật Lệ (Quảng Bình), Thuận An, Chân Mây (Thừa Thiên – Huế). Các sân hay Phú Bài (Huế), Vinh (Nghệ An) với năng lực vận chuyển ngày càng lớn.

+ Có các di sản văn hoá thế giới: Di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

- Sự hình và phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong tương lai gần, kinh tế của vùng sẽ có bước phát triển đáng kể.

c) Khó khăn

- Tiềm năng phát triển nông nghiệp còn hạn chế, do các đồng bằng nhỏ hẹp.

- Nạn cát bay lấn đồng ruộng làng mạc (nhất là Quảng Bình); về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng; hạn hán, bão, lụt diễn biến bất thường.

- Hậu quả của chiến tranh còn để lại, nhất là ở vùng rừng núi.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật của vùng vẫn còn nghèo, việc thu hút các dự án đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

23 tháng 2 2019

a) Thuận lợi

* Vị trí địa lí: là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, trao đổi hàng hóa. Các đảo, quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình - đất đai:

+ Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải dồng bằng hẹp phía đông, bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng, vịnh.

+ Đất nông nghiệp ở các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển chủ yếu là đất cát pha thích hợp để trồng các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, bông vải, đậu tương, thuốc lá), cây công nghiệp lâu năm (dừa) và trồng lúa ngô, khoai, rau quả.

+ Đất feralit trên đá badan Phú Yên, Quảng Ngãi và rải rác ở một số nơi khác; đất feralit trên các loại đá khác phân bố khắp vùng núi của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, thích hợp trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm,...

+ Các vùng gò đồi, đất rừng chân núi có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn.

- Khí hậu: Duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu nóng quanh năm, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông.

- Nguồn nước:

+ Có nhiều sông nhưng phần lớn là các sông ngắn và dốc, có giá trị về cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh họat. Tiềm năng thủy điện trên các sông không lớn nhưng cũng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ trên một số sông.

+ Nguồn nước ngầm khá phong phú, chất lượng tốt. Một số nơi có nguồn nước khoáng như Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).

- Tài nguyên rừng:

+ Rừng ở Duyên hải Nam Trung Bộ liền một khối với rừng ở Tây Nguyên. Ngoài gỗ, rừng còn có một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm. Độ che phủ rừng của vùng là 39% (năm 2002).

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

- Khoáng sản:

+ Chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh trên bán đảo Hòn Gốm, Nha Trang (Khánh Hòa).

+ Vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam), Vĩnh Thạnh (Bình Định).

+ Đá axít: Quy Nhơn, Phan Rang.

+ Ngoài ra còn có sắt (Quảng Ngãi); titan ở Bình Định, Khánh Hòa; mica ở Đà Nng; môlipđen ở Ninh Thuận; Asen: Bình Thuận; Uranium: Qung Nam; graphit: Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Dầu khí đã được khai thác trên thềm lục địa ở cực Nam Trung Bộ.

- Tài nguyên biển:

+ Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi thuỷ sán (nuôi tôm hùm, tôm sú).

+ Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Khánh Hòa có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.

+ Có nhiều bãi biển nổi tiếng như Non Nước (Đà Nng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Dốc Lốt, Nha Trang (Khánh Hòa), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận),...

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.

+ Vùng ven biển thuận lợi cho việc sản xuất muối. Các vùng sản xuất muối nổi tiếng là Cà Ná, Sa Huỳnh...

+ Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân cư và nguồn lao động:

+ Dân s gần 8,4 triệu người (năm 2002), nguồn lao động tương đối dồi dào. Người dân có đức tính cần cù lao động, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác vùng nước rộng lớn trên Biển Đông.

+ Có nhiều dân tộc ít người (các nhóm dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên, người Chăm).

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật:

+ Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

+ Là vùng đang thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.

+ Có nhiều di tích văn hoá - lịch sử, trong đó Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Qung Nam) được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới, tạo điều kiện phát triển du lịch.

b) Khó khăn

- Nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán,...; hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận).

- Đồng bằng hẹp bị chia cắt, đất xấu.

- Độ che phủ rừng còn thấp.

- Nghèo tài nguyên khoáng sản.

- Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khô lại rất cạn.

- Môi trường một số vùng đồi núi, ven biển bị suy thoái do mất rừng và do ô nhiễm môi trường.

- Đời sống của một bộ phận dân còn nhiều khó khăn.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn.

- Chịu nhiều tổn thất về người và của trong chiến tranh.

18 tháng 8 2018

* Vị trí: Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với Biển Đông, thuận lợi cho việc giao lưu, mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới về du lịch.

* Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú

- Tài nguyên du lịch tự nhiên:

+ Địa hình: có cả đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp. Duyên hải Nam Trung Bộ có các bãi biển nổi tiếng như: Non Nước (Đà Nng), Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), và nhiều thắng cảnh đẹp như: núi Bà Nà, Ngũ Hành Sơn (Đà Nng), Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết.

+ Khí hậu: có khí hậu nóng quanh năm, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mưa vào thu đông, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch.

+ Nước: sông, hồ; một số nơi có nguồn nước khoáng như Hội Vân (Binh Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).

+ Sinh vật: có các vườn quốc gia: Bình Phước, Núi Chúa (Ninh Thuận) và khu dự trữ sinh quyển thế giới: Cù Lao Chàm (Quảng Nam).

- Tài nguyên du lịch nhân văn:

+ Di tích: có nhiều di tích văn hoá - lịch sử.

· Di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).

· Di tích lịch sử cách mạng: Ba Tơ (Quảng Ngãi).

+ Có các l hội truyền thống: Tây Sơn (Bình Định), Tháp Bà (Khánh Hòa), Katê (Ninh Thuận).

+ Làng nghề truyền thống: gốm Bầu Trúc (Ninh Thuận).

* Các lợi thế khúc về kinh tế - xã hội

- Duyên hải Nam Trung Bộ có s dân tương đối lớn, thị trường du lịch khá rộng, người dân ở đây mến khách; có đội ngũ lao động đông đảo họat động du lịch đã qua đào tạo.

- Có hệ thống giao thông khá phát triển, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch khá tốt (nhà hàng, khách sạn, mạng lưới chợ, cơ sở y tế,...).

- Mức sống và trình độ dân trí của người dân ngày càng nâng lên.

- Tình hình kinh tế ổn định, an ninh trật tự xã hội được bảo đảm,...

2 tháng 12 2018

HƯỚNG DẪN

a) Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

− Biển có nhiều cá, tôm và các hải sản khác; các bãi tôm, bãi cá lớn nhất ở cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa.

− Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi nuôi trồng thủy sản.

b) Du lịch biển

− Có nhiều bãi biển đẹp (Mỹ Khê, Nha Trang…).

− Nhiều vịnh đẹp nổi tiếng (vịnh Nha Trang, Vân Phong…) hệ thống đảo, quần đảo.

c) Giao thông vận tải biển: Có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu.

d) Khai thác khoáng sản biển: Có dầu khí ở thềm lục địa…; việc sản xuất muối rất thuận lợi.

22 tháng 12 2021

Tham khảo

 

- Bắc Trung Bộ là dải đất hep ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ờ phía nam.

- Gồm 6 tỉnh, thành phố:

+ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Nam: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Bắc giáp TDMNBB và ĐBSH.

+ Phía Tây: giáp Lào.

+ Phía Đông: giáp biển Đông rộng lớn.

- Ý nghĩa:

+ Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của đất nước.

+ Là cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông.

+ Dễ dàng giao lưu, phát triển kinh tế với Đồng bằng sông Hồng là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, văn hóa, khoa học kĩ thuật phát triển.

22 tháng 12 2021

Tham khảo

Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là Hà Nội (có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng), Hải Phòng (có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng).

7 tháng 10 2017

HƯỚNG DẪN

a) Thuận lợi

- Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, nhiệt lượng 7000 - 8000 calo/kg. Các loại than khác: Than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Dầu khí: Tập trung ở các bể trầm tích với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích lớn nhất là bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.

- Tiềm năng về thuỷ điện rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.

- Tài nguyên sức gió, thuỷ triều... giàu có.

b) Khó khăn

- Sự phân mùa của khí hậu ảnh hưởng đến khai thác thuỷ điện.

- Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu khí) ngày càng bị cạn kiệt; một số nguồn năng lượng đòi hỏi chi phí và kĩ thuật cao trong khai thác...