cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB=2R (R là một độ dài cho trước).Gọi C,D là hai điểm trên nửa đường tròn đó sao ho C thuộc cung AD và góc COD=120 độ.Gọi giao điểm của hai dây AD và BC là E,giao điểm của hai đường thẳng AC và BD là F.
a,Chứng minh rằng 4 điểm CC,D,E,F cùng nằm trên một đường tròn
b,Tính bán kính của đường tròn đi qua C,E,D,F nói trên theo R
c,Tìm giá trị lớn nhất của diện tích FAB theo R khi C,D thay đổi nhưng vẫn thỏa mãn giả thiết của bài toán
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Xét (O) có
\(\widehat{ACB}\) là góc nội tiếp chắn \(\stackrel\frown{AB}\)
\(\stackrel\frown{AB}\) là nửa đường tròn(AB là đường kính của (O))
Do đó: \(\widehat{ACB}=90^0\)(Hệ quả góc nội tiếp)
⇔BC⊥AC tại C
⇔BC⊥AF tại C
⇔\(\widehat{BCF}=90^0\)
⇔\(\widehat{ECF}=90^0\)
Xét (O) có
\(\widehat{ADB}\) là góc nội tiếp chắn \(\stackrel\frown{AB}\)
\(\stackrel\frown{AB}\) là nửa đường tròn(AB là đường kính của (O))
Do đó: \(\widehat{ADB}=90^0\)(Hệ quả góc nội tiếp)
⇔AD⊥BD tại D
⇔AD⊥BF tại D
⇔\(\widehat{ADF}=90^0\)
⇔\(\widehat{EDF}=90^0\)
Xét tứ giác CEDF có
\(\widehat{FCE}\) và \(\widehat{FDE}\) là hai góc đối
\(\widehat{FCE}+\widehat{FDE}=180^0\left(90^0+90^0=180^0\right)\)
Do đó: CEDF là tứ giác nội tiếp(Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp)
⇔C,E,D,F cùng nằm trên một đường tròn(đpcm)
Mk không biết tải hình lên, xin lỗi bn nhé.
a) Do AB là đường kính của (O) nên
\(\Rightarrow\widehat{ACB}=\widehat{ADB}=90^0\)
Xét tứ giác CEDF có : \(\widehat{ECF}+\widehat{EDF}=180^0\)
\(\Rightarrow ECDF\)là tứ giác nội tiếp (ĐPCM)
b) Do \(\widehat{ECF}=\widehat{EDF}=90^0\)nên ECDF nội tiếp đường tròn đường kính EF
Hay ECDF nội tiếp (I;IE) nên
\(\widehat{IDF}=\widehat{IFD}=\widehat{ECD}=\frac{1}{2}sđ\widebat{BD}=\widehat{OAD}=\widehat{ODA}\)
Từ đó ta có: \(\widehat{IDO}=\widehat{IDE}+\widehat{OAD}=\widehat{IDE}+\widehat{IDF}=90^0\)
\(\Rightarrow\)ID là tiếp tuyến của đường tròn (O) (ĐPCM)
a: Xét (O) có
ΔACB nội tiếp
AB là đường kính
Do đó: ΔACB vuông tại C
=>BC\(\perp\)AF tại C
Xét (O) có
ΔADB nội tiếp
AB là đường kính
Do đó: ΔADB vuông tại D
=>AD\(\perp\)FB tại D
Xét tứ giác FCED có \(\widehat{FCE}+\widehat{FDE}=90^0+90^0=180^0\)
nên FCED là tứ giác nội tiếp
=>F,E,D,C cùng thuộc một đường tròn
b: Xét (O) có \(\widehat{CAD}\) là góc nội tiếp chắn cung CD
nên \(\widehat{CAD}=\dfrac{\widehat{COD}}{2}=60^0\)
Ta có: ΔFDA vuông tại D
=>\(\widehat{DFA}+\widehat{DAF}=90^0\)
=>\(\widehat{DFC}=60^0\)
Xét ΔOCD có \(cosCOD=\dfrac{OC^2+OD^2-CD^2}{2\cdot OC\cdot OD}\)
=>\(\dfrac{R^2+R^2-CD^2}{2\cdot R\cdot R}=cos120=-\dfrac{1}{2}\)
=>\(CD=R\sqrt{3}\)
Xét ΔFCD có \(\dfrac{CD}{sinCFD}=2R_1\)
=>\(2R_1=\dfrac{R\sqrt{3}}{sin60}=R\sqrt{3}:\dfrac{\sqrt{3}}{2}=2R\)
=>\(R_1=R\)
=>Bán kính đường tròn ngoại tiếp tứ giác FCED là R