(4,0 điểm)
Viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật trong truyện mà em yêu thích.Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn "Đẽo cày giữa đường"nhé
Trong cuộc sống, sẽ có lúc con người ta phải đưa ra các lựa chọn, quyết định của riêng mình. Những lựa chọn, quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của ta. Vì vậy phải nghĩ cho kĩ càng và có chính kiến không phải là dễ. Tôi nhớ đến nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường. Đó là một người không có chính kiến, có phần ba phải để rồi khi nhận được bài học cho bản thân thì đã quá muộn.
Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường cũng có những tính chất tốt đẹp. Trước khi anh chọn nghề đẽo cày thì cũng đã có cả một gia sản. Không ai biết gia sản của anh do đâu mà có. Nhưng có thể thấy, anh đã dám bỏ ra cả gia sản để chọn một cái nghề và hy vọng vào sự thành đạt ngày sau. Nói cách khác, anh là một người có chí tiến thủ, có chí làm ăn. Anh ta đã chọn cái nghề đẽo cày phù hợp với danh xưng "thợ mộc" của mình. Ở đây, ta thấy được hai đặc điểm tốt ở anh. Anh thợ mộc là một người có tay nghề đồng thời đã biết chọn công việc phù hợp là đẽo cày.
Tuy đã có quyết định đúng đắn bước đầu, nhưng các quyết định phía sau của anh lại là những sai lầm. Năm lần bảy lượt anh đều nghe theo ý kiến của những người qua đường. Cả gia sản trong tay mà anh lại dùng nó thiếu tính toán kỹ lưỡng để rồi những gia sản ấy đi đời nhà ma. Có thể thấy ở đây, không những anh thợ mộc là người ba phải, mà còn cho thấy anh có mong muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại.
Truyện Đẽo cày giữa đường hướng đến đặc điểm một kiểu người trong xã hội. Đó là những người thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi, thiếu chủ kiến và quá bị động. Nhan đề của truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã trở thành một thành ngữ. Đó có lẽ là một cách để con người thận trọng hơn trong việc lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác, phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn
* Truyện kể em yêu thích: “Gió lạnh đầu mùa”
a. Xác định người kể chuyện: theo ngôi thứ ba.
b. Tóm tắt cốt truyện:
Buổi sáng ấy, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thương, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đã mất từ nhỏ đem cho Hiên. Vú già biết chuyện. Hai chị em Sơn và Lan lo mẹ đánh đòn, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu, mãi đến chập tối mới dắt tay nhau khép nép về nhà. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đem áo đến trả và đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con. Bà không trách phạt hai chị em Sơn mà nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng và mắng yêu. Qua câu chuyện này, Thạch Lam đã ca ngợi những tấm lòng thơm thảo thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong cảnh bần hàn.
c. Phân tích đặc điểm nổi bật ở nhân vật mà em yêu thích.
Truyện “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam có rất nhiều nhân vật trẻ em, trong đó em mến nhất là nhân vật Sơn. Sơn ở nhà với mẹ, với chị Lan, với vú già và cả em nhỏ… Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá”. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Em rất yêu mẹ, vâng lời mẹ, lễ phép với vú già, biết tôn trọng chị. Không chỉ vậy em còn sống với bạn bè rất có tình người. Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế khi mới thấy chị em Sơn đến cùng chơi đánh khăng, đánh đáo, chúng nó “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên vì nhà quá nghèo, không có đủ áo ấm để mặc. Sơn đã “động lòng thương”, nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Sơn thấy lòng mình “ấm áp vui vui” khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tinh cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ thế mà mẹ em đã biết cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào đem về mua áo cho con. Sơn và chị Lan đã “cúi đầu lặng im” nhận lỗi. Hai chị em Lan và Sơn đã được dạy bảo, được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương nên Sơn và chị mới biết thương bạn như vậy. Sơn là một trong những gương mặt tuổi thơ trong truyện Thạch Lam rất đáng yêu, đáng mến. Thạch Lam đôn hậu, tinh tế nên văn ông mới đậm đà và cho ta nhiều nhã thú như vậy. Trong gió lạnh đầu mùa mà lòng Sơn và mỗi bạn đọc chúng ta sao thấy ấm áp đến lạ kì !
Tham khảo!
a. Người kể chuyện: theo ngôi thứ ba.
b. Tóm tắt cốt truyện: Ngày xửa ngày xưa, ở vương quốc nọ có một cô gái xinh đẹp tên là Ela. Cha cô mất sớm, cô phải ở cùng bà mẹ kế độc ác cùng hai người chị cùng cha khác mẹ. Ngày ngày họ bắt cô phải làm lụng vất vả, làm những công việc bẩn thỉu như một người hầu trong nhà, trong khi các chị của cô được ăn diện xinh đẹp nhàn nhã. Do thường xuyên làm việc nặng nhọc, bịu bẩn bám đầy người, nên cô có tên gọi Lọ Lem. Một hôm Hoàng tử mở vũ hội cho phép các thiếu nữ của vương quốc tham gia, bà mẹ kế biết chuyện nên nhất quyết không cho Lọ Lem đi, bắt cô làm nhiều việc nhà. Lọ lem rất buồn và bật khóc. Thật may có bà tiên tốt bụng đã biến cô thành một thiếu nữ xinh đẹp mặc quần áo sang trọng, đi đôi dày thủy tinh. Sự xuất hiện của cô đã làm ngỡ ngàng mọi người, và gây ấn tượng mạnh với chàng Hoàng Tử. Chàng không để mắt tới bất cứ ai ngoài Lọ Lem, hai người bên nhau quên cả thời gian, cho tới lúc chuông điểm 12h vang lên, Lọ Lem vội bỏ về mà đánh rơi mất một chiếc giày. Phải xa Lọ Lem, Hoàng tử rất buồn và sai người hầu đi khắp đất nước tìm xem cô gái nào xỏ vừa chiếc giày đó sẽ lấy làm vợ. Câu chuyện kết thúc rất đẹp khi người ta đã tìm ra Lọ Lem, và hai người lấy nhau, sống cuộc sống hạnh phúc mãi về, sau.
Bài viết tham khảo:
Nguyễn Đình Chiểu sinh thời vào lúc loạn lạc, dù sớm đỗ đạt nhưng đến năm 26 tuổi đã bị mù, ông trở về làm thầy thuốc, làm một nhà thơ. Bằng tài năng và đức độ hơn người, Nguyễn Đình Chiểu đã khiến biết bao người ngưỡng mộ. Các bài văn thơ của ông dùng để khích lệ tinh thần chiến đấu và mang tính giáo huấn cao. Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong đời thơ của ông.
Lục Vân Tiên được sáng tác vào những năm 50 của thế kỉ XIX, thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, ân tình. Nội dung chính của tác phẩm này là khi Lục Vân Tiên nghe tin triều đình mở khoa thi, chàng đã vội từ biệt thầy đi đua tài.
Trên đường về, vô tình gặp cảnh Kiều Nguyệt Nga bị cướp chàng đã ra tay trượng nghĩa cứu giúp người bị nạn. Đoạn trích đã làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Hình tượng Lục Vân Tiên được xây dựng theo mô típ quen thuộc của truyện dân gian, trượng nghĩa, anh tài, ra tay cứu giúp người bị nạn. Đây là nhân vật lý tưởng của văn học trung đại, thể hiện những khao khát mơ ước của nhân dân ta. Chàng mang lí tưởng lớn, lập thân lập danh giúp đời. Và trên đường về gặp chuyện bất bình, Lục Vân Tiên không hề ngần ngại mà ngay lập tức ra tay trượng nghĩa:
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
Dù chỉ có một mình, trên tay chỉ có cây gậy nhưng Vân Tiên dám đương đầu với lũ cướp vừa đông vừa rất hung hãn. Hành động đó cho thấy tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Trước sự dọa nạt của những tên cướp, Vân Tiên không hề nao núng: “Vân Tiên tả đột hữu xông/ Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang” .
Không chỉ là một người có tinh thần trượng nghĩa, mà chàng còn là người hết sức khuôn phép, lịch sự với người khác giới. Sau khi đuổi hết lũ lâu la, Vân Tiên còn tiến lại hỏi han, an ủi những người bị nạn. Không chỉ vậy, khi nghe nói họ muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên vội gạt ngay đi:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
Dường như với Lục Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán. Bởi chàng quan niệm:
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
Vân Tiên là mẫu anh hùng lí tưởng, mà qua nhân vật này nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm nhiều niềm tin, mơ ước, khát vọng của mình.
Bên cạnh nhân vật Lục Vân Tiên ta còn thấy một nàng Kiều Nguyệt Nga hết sức chừng mực, nết na, hiếu thảo. Nàng xưng hô rất khiêm nhường “tiện thiếp”, cùng với đó là cách nói năng hết sức nhẹ nhàng, khuôn phép: “Làm con đâu dám cãi cha/ Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành” . Lời nói của nàng hết rõ ràng, mạch lạc, vừa đẩy đủ thông tin vừa thể hiện niềm biết ơn chân thành với ân nhân đã giúp đỡ.
Đồng thời nàng cũng là con người biết cách ứng xử, có trước có sau. Việc Vân tiên cứu nàng đâu chỉ là cứu mạng sống, mà còn cứu cả một đời trinh bạch của người con gái, bởi vậy, nàng càng biết ơn Vân Tiên hơn. Cũng bởi thế nàng áy náy không biết lấy gì đền đáp công ơn to lớn đó:
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi
Và cuối cùng nàng đã quyết lấy thân mình, tự nguyện gắn bó cả đời với chàng trai hiệp nghĩa đó. Hàng ngày nâng khăn sửa túi để báo đáp ơn lớn của Vân Tiên đối với nàng. Những nét đẹp trong phẩm chất, trong hành xử của Kiều Nguyệt Nga đã chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân.
Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga tuy ngắn ngủi nhưng đã làm nổi bật vẻ đẹp phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên trượng nghĩa khinh tài, Kiều Nguyệt Nga thì nết na thùy mị. Hai nhân vật đại diện cho lý tưởng của nhân dân ta. Đồng thời qua các nhân vật này cũng gửi gắm những thông điệp sâu sắc của nhà thơ.
nè :3
Nhà em có nuôi một chú mèo tên là Bông. Nó thuộc giống mèo tam thể. Bộ lông mềm mại với ba màu vàng, đen và trắng. Thân hình của Bông nhỏ bé, cân nặng khoảng hai ki-lô-gam. Chiếc đầu nhỏ cử động rất linh hoạt. Đôi tai có hình tam giác, lúc nào cũng vểnh lên cao. Đôi mắt của Bông tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi nhỏ xinh có màu hồng, lúc nào cũng ươn ướt. Bốn chiếc chân rất linh hoạt, ở bàn chân còn có những chiếc móng sắc nhọn. Cũng giống như những chú mèo khác, Bông rất thích bắt chuột. Những lúc rảnh, em thường chơi đùa với Bông. Cô mèo chính là người bạn thân thiết của em.
nhớ tick nha :)))