Điều gì đã khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình? Theo em, cái chết này cho thấy đặc điểm nào của nhân vật trong thể loại bi kịch?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo
Điều khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình là ông cảm thấy đau khổ, chán nản và xấu hổ khi phải sống dưới thân xác của Hàng thịt. Trương Ba cảm thấy mình dần thay đổi, trở nên bạo lực hơn, ham vật chất hơn và có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ người hàng thịt.
Theo em, cái chết này cho thấy đặc điểm bi kịch của con người khi sống mà không được là chính mình của nhân vật trong thể loại bi kịch.
- Bị dân chúng – thợ xây đài hiểu lầm, oán thán: mất lòng dân.
- Bị phe phản nghịch và người đời kết tội oan, là “gian phu dâm phụ”, là tội đồ làm hao hụt công khổ, để dân gian lầm than”: mất danh dự.
- Mất Đan Thiêm: mất người tri kỉ.
- Cửu Trùng Đài bị đốt thành tro bụi: mộng lớn tiêu tan
- Bị giải ra pháp trường: mất mạng sống.
=> Ông rơi vào tình cảnh bi đát tột cùng, mất tất cả => kết thúc quen thuộc ở thể loại bi kịch.
Tham khảo:
- Dế lửa lúc đầu là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và sau này lại là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn. Vì lúc đầu các bạn tìm mọi cách để phá chú dế của Lợi, để Lợi không còn thắng trên trường đua nhưng sau đó họ đã hối lỗi và cùng Lợi cử hành tang lễ nghiêm trang cho chú dế.
- Cái chết của dế lửa tạo ra một sự thay đổi lớn trong tình cảm của các bạn và thầy Phu đối với Lợi.
-Thầy Phu và các bạn hiểu rằng Lợi là cậu bé nhân hậu, yêu động vật nên thầy và các bạn đã yêu quý Lợi hơn.
- Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện. Từ một câu chuyện mở đầu bằng sự ganh tị của những đứa trẻ, sau đó lại là sự cảm thông, bao dung và thấu hiểu lẫn nhau.
1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện
3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương:
- Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh được thảm kịch đau thương của Vũ Nương:
- Lời con trẻ chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được: "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi", "chỉ nín thin thít", "chẳng bao giờ bế Đản cả",... Câu nói đó của đứa trẻ như là một câu đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ.
- Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng.
=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)
4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương:
- Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất nhưng dường như đó là cách duy nhất của Vũ Nương. Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, đối với nàng phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.
- Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm.
- Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Vũ Nương lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là "máu ghen" của người chồng nông nổi. Không phải chỉ vì cái bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.
- Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, xã hội đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán, đã chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương.
- Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li rồi góp phần dẫn đến cảnh tử biệt.
- Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác, cái xấu xa đồng thời bày tỏ niềm cảm thông đối với số phận người phụ nữ.
- Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.
5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng:
- Nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình huống có vấn đề .
- Nỗi đau, số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa.
- Trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống gia đình hiện nay.
Nguyên nhân chính khiến người thân của Trương Ba và chính Trương Ba rơi vào bất ổn, đau khổ là việc “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, sự không đồng nhất giữa thể xác và tâm hồn ở Trương Ba gây ra nhiều phiền toái, rắc rối. Đau xót hơn là Trương Ba không còn là chính mình, ông bị tha hóa dưới sức ảnh hưởng ghê gớm của xác thịt.
Đáp án cần chọn là: C
Điều khiến người thân và chính bản thân Trương Ba cảm thấy đau khổ nhất chính là
+ Lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười, trớ trêu: tâm hồn cao khiết ngụ trong cái xác tầm thường, dung tục
+ Dù không muốn đôi khi Trương Ba vẫn phải làm những điều trái ngược với tư tưởng của bản thân khi thể xác đòi hỏi
+ Sự thay đổi khiến cho người thân của ông phải chịu đựng, chứng kiến những mâu thuẫn
+ Chính bản thân Trương Ba cũng không nhận ra mình, đó cũng là sự thật khi con người để nhu cầu thể xác lấn át tâm hồn
→ Trương Ba rơi vào tình trạng bị xa lánh, không ai yêu quý, thấu hiểu
Hồn Trương Ba khi ngụ trong xác anh hàng thịt: Có những thay đổi rõ rệt.
– Không còn chăm chỉ – hết lòng yêu thương vợ con. Không con quan tâm đến chuyện của bà con hàng xóm.
– Vụng về, thô lỗ, phũ phàng.
– Con dâu: xót xa – ngỡ ngàng bởi không còn được thấy hình ảnh con người "hiền hậu, vui vẻ, tốt lanh như thầy của chúng con xưa kia".
=> Những thay đổi này người thân Trương Ba phải chứng kiến và chịu đựng. Chính Trương Ba cũng không còn nhận ra chính mình nữa, ông rất đau khổ nhưng sự thật không thể thay đổi, hình ảnh của ông mờ nhạt trong thể xác của hàng thịt. Đây là một sự thật về sự lấn át của xác đối với hồn. Cái tốt nếu không biết gìn giữ sẽ dần mai một rồi có ngày bị tận diệt. Lúc này, nỗi đau khổ của hồn Trương Ba tạm thời lắng xuống nhường chỗ cho một sự tính toán quan trọng. Sống là để xác chiến thắng ngĩa là tự đánh mất mình mà muốn giữ được linh hồn thì chỉ có cách ... Hồn đã đứng dậy trong xung khắc căng thẳng với xác và bình tình đi đến quyết định: Hồn Trương Ba thắp hương gọi Đế Thích.
- Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình vì ông nhận ra sai lầm và sự tha hóa khi ông ở trong con người anh hàng thịt. Ông cảm thấy đau khổ, chán nản và xấu hổ khi phải sống dưới thân xác của Hàng Thịt.
- Cái chết này cho thấy đặc điểm bi kịch của con người khi sống mà không được là chính mình của nhân vật trong thể loại bi kịch.