K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

     Phong cảnh thiên nhiên trong bài Tràng giang thật là đẹp, hùng vĩ nhưng lại có nét đìu hiu, quạnh quẽ, và được phác họa một cách đơn sơ, rất gắn với cách miêu tả thiên nhiên trong các bài thơ cổ điển. Chẳng hạn, ngay ở hai câu thơ đầu “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp - Con thuyền xuôi mái nước song song”, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc một cảnh tượng sóng nước mênh mông, bát ngát, những làn sóng gợn tới tận chân trời xa xăm. Con sóng này không chỉ rộng mà còn kéo dài đến vô biên. Tương tự như vậy, hai câu “Nắng xuống trời làn sâu chót vót – Sông dài trời rộng bến cô liêu” thì không gian được mở rộng và đẩy lên cao thêm. Sâu thêm được ở người đọc ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng. Chót vót khắc họa được chiều cao dường như vô tận. Càng rộng, càng cao thì cảnh vật thiên nhiên càng thêm vắng lặng, chỉ có sông dài với bờ bến lẻ loi, xa vắng. Điều đó thể hiện nỗi buồn, nỗi sầu của tác giả trước cuộc đời và trước vũ trụ rộng lớn. Nhưng đâu phải chỉ có thể, một loạt hình ảnh nói trên còn giúp người đọc cảm nhận được tâm trạng khao khát được gắn bó với cuộc đời với con người, với quê hương đất nước của Huy Cận.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Đọc tác phẩm “Dương phụ hành” ta thấy được cái nhìn đa sầu, đa cảm và tiến bộ của tác giả Cao Bá Quát. Với người Phương Đông, khi thấy hành động âu yếm, thể hiện cảm xúc tại nơi công cộng thì cho là khiếm nhã, thiếu tôn trọng người khác nhưng trái lại, tác giả thấu hiểu văn hóa phương Tây và hiểu rằng đối với họ đó là chuyện hết sức bình thường. Ông còn miêu tả hết sức kỹ lưỡng từng hành động của người thiếu phụ để làm nổi bật lên sự ngưỡng mộ, ghen tị của mình. Ông cũng ao ước mình được như vậy, sống trong những cảm xúc thật và không cần phải để ý đến cái nhìn của người khác. Nhưng không, số phận không cho phép ông được như vậy, ông nhìn cảnh hai vợ chồng họ âu yếm, hạnh phúc và thương thay cho số phận, hoàn cảnh của chính mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Trong văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ”, Lê Đạt đã đưa ra quan niệm: “Con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ”. Thật vậy! Một người nghệ sĩ chân chính được đánh giá không phải bởi những danh xưng mà người đời đặt cho họ mà bởi chính những con chữ họ tạo ra trên hành trình “cày cuốc trên cánh đồng giấy”. Con đường thơ gồm rất nhiều con đường riêng khác nhau và số phận của một nhà thơ chỉ có thể tồn tại khi họ đi trên con đường của riêng mình. Để tạo được cái riêng ấy, nhà thơ phải lao động, phải suy nghĩ, phải băn khoăn trăn trở cùng những con chữ, dồn nén tâm huyết, tình cảm của mình trong từng con chữ. Như vậy, những bài thơ được tạo ra mới có sức gợi cảm, mới khơi được ở bạn đọc sự đồng cảm và để lại những dấu ấn phong cách riêng. Một nhà thơ có tồn tại lâu bền trong độc giả hay không phụ thuộc vào tinh thần trách nhiệm, ý chí người nghệ sĩ trên con đường thơ của mình. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

     Thông điệp về ước mơ được sống bình đẳng, tự do của những người bị nạn phân biệt chủng tộc hành hạ, gò bó là điều mà văn bản Tôi có một ước mơ của Mác-tin Lu-thơ Kinh muốn truyền tải đến người đọc và người nghe. Tự do, bình đẳng là những yếu tố tiêu quyết và vô cùng quan trọng để con người có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được sống và làm những gì mình thích. Mỗi một quốc gia hay bất cứ đâu trên thế giới con người đều mưu cầu sự tự do, bình đẳng. Sống được tự do, bình đẳng mới là sống, có tự do con người mới có thể phát triển bản thân, làm những thứ mình thích, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội. Nếu không có tự do, bình đẳng con người sẽ không có được hạnh phúc, sẽ phải sống trong nỗi thống khổ của cảnh bị đàn áp, áp bức, cuộc sống sẽ chìm trong lầm than, đau khổ. Văn bản là một thông điệp hết sức ý nghĩa và nhân văn về việc kêu gọi và truyền tải sự tích cực; đòi hỏi về sự tự do, công bằng cho những người Mỹ gốc Phi tại đất nước Mỹ. Chúng ta nên lên án và có những chính sách quyết liệt giúp xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc ở các nước trên thế giới để mọi người dân đều được sống với ước mơ tự do và bình đẳng của mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Câu thơ "Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời" là một nét vẽ rất đẹp trong bức tranh "Mùa xuân chín". Câu thơ gợi ấn tượng về về sắc xanh bất tận, rợn ngợp của cỏ mùa xuân. Hình ảnh chủ đạo là hình ảnh của cỏ mùa xuân rợn ngợp, tươi tốt; không gian của bức tranh là không gian mênh mông, khoáng đạt. Tuy nhiên, câu thơ Hàn Mạc Tử gợi lên sự chuyển động của cảnh vật qua từ "sóng" và từ "gợn đặc tả động thái bên trong của sự vật chứ không chỉ thuần tả sắc màu sự vật. Chính động thái đang "cựa quậy", đang "sóng sánh" ấy của cỏ khiến người đọc cảm nhận rõ hơn sức sống căng tràn của cỏ xuân và cảnh xuân.

30 tháng 11 2018

Đáp án D

Tham khảo:

Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, con người càng có nhiều cơ hội để tiếp cận với kho tri thức đồ sộ của nhân loại. Bởi vậy mà chúng ta cũng cần phải có những phương pháp học tập phù hợp, hiệu quả. Phương pháp học tập là cách thức, đường lối có tính hệ thống giúp con người lĩnh hội được tri thức một cách hiệu quả nhất. Phương pháp học tập truyền thống nhất được giữ gìn từ xưa đến nay là lắng nghe lời giảng của thầy cô giáo, kết hợp với ghi chép. Phương pháp này sẽ giúp chúng ta nắm vững được lượng kiến thức cơ bản nhất. Nhưng hiện nay, con người cần nhiều hơn là thế. Bởi vậy việc tìm ra các phương pháp học tập mới là vô cùng cần thiết. Việc học tập kết hợp với thực hành, hay việc học tập thông qua trao đổi nhóm, đặc biệt là tự học tập… đều là những phương pháp cần thiết mà chúng ta có thể áp dụng. Phương pháp học tập nghiên cứu giúp cho chúng ta lĩnh hội thêm nhiều kiến thức, rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Ông cha ta có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nhằm để cao vai trò của việc tự khám phá, tìm hiểu trong cuộc sống. Như vậy, có thể khẳng định, phương pháp học tập nghiên cứu là cần thiết trong quá trình học tập.

6 tháng 3 2018

Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ những tình cảm của mình: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu có trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Đây là đoạn văn biểu hiện tập chung nhất, cao độ nhất cho lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn, cũng là đoạn văn tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Càng đọc kĩ đoạn văn ta càng thấm thía nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm: Đau xót đến quên ăn, vỗ gối, tới mức ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm giận sục sôi đến độ muốn được xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Càng đau xót bao nhiêu thì càng căm giận bấy nhiêu. Và càng căm giận bao nhiêu thì càng quyết tâm chiến đấu hi sinh, xả thân vì nước bấy nhiêu, dù có phải chết trăm ngàn lần đau đớn, phơi thân ngoài nội cỏ, xác gói trong da ngựa cũng vẫn cam lòng. Thật cao đẹp và xúc động biết bao tinh thần và nghĩa cử ấy!