K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ca dao dân ca phản ánh đời sống, tình cảm, tư tưởng của con người, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa. Vì là sản phẩm có tính truyền miệng nên ở mỗi địa phương sẽ có những dị bản. Bài viết này chúng tôi sẽ báo cáo về việc sưu tầm một số dị ca dao vẫn tồn tại ở địa phương các vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

     Văn học dân gian nói chung và ca dao nói riêng là những sản phẩm của người lao động. Được hình thành từ thời xa xưa nhằm đáp ứng nhu cầu bày tỏ tình cảm đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta. Tính dị bản là một trong những đặc điểm thú vị của ca dao, cho nên mới có tình trạng cùng là một bản nhưng câu chữ có thể khác nhau, tuy nhiên nội dung thì không thay đổi.

      Bài nghiên cứu tập trung khai thác và phân tích một số dị bản của các ca dao nhằm có cơ sở đối chiếu, so sánh. Từ đó thấy được sự phong phú, đặc sắc của ca dao cũng như sự biến hoá tài tình của nhân dân ta trong việc lựa chọn câu chữ để thể hiện đời sống tư tưởng, tình cảm.

      Hẳn nhiều người đều biết đến bài ca dao “Tát nước đầu đình” một trong những bài ca dao rất hay, sâu sắc. Đây là bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa, chàng trai tỏ tình với người con gái thông qua chuyện vá áo, khâu áo. Với bài ca dao này người ta tìm thấy với hai dị bản. Bản ở Phú Yên không nói đến lợn mà nói đến heo; không nói từ khâu mà nói từ vá, không “giúp đôi chăn” mà “giúp đôi áo”, không “đèo buồng cau” mà “đèo bông tai”,... Tính dị bản khiến mỗi bài ca dao mang đậm đặc trưng của vùng miền, thể hiện được sự phong phú và tinh tế trong việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh của nhân dân ở từng địa phương.

      Trong kho tàng ca dao dân ca còn có rất nhiều nhưng dị bản khác, chẳng hạn trong bài ca dao:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng

Về kinh ăn cá về đồng ăn cua

Lại có một dị bản khác:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng

Về bưng ăn ốc về đồng ăn cua

      Chúng ta không bàn đến câu nào đúng, câu nào sai vì ở mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng khác nhau. Quê anh có sông thì quê tôi có rạch, quê anh nhiều cá thì quê tôi nhiều ốc. Tôi thuận theo đặc trưng của quê tôi để viết, chẳng ai cấm cản được. 

      Trong chùm ca dao châm biếm cũng ghi nhận rất nhiều những bài ca dao biến thể, chẳng hạn:

Chồng người đánh bắc dẹp đông

Chồng em ngồi bếp giương cung bắn mèo

Thì lại có dị bản khác:

Chồng người đánh bắc dẹp đông

Chồng em ngồi bếp sờ mông con mèo

      Tuy khác nhau ở các từ ngữ nhưng về nội dung cơ bản thì vẫn giống nhau, vẫn là để phê phán những ông chồng vô tích sự, không làm nên trò trống gì trong xã hội, không giúp được gì cho gia đình, mọi công việc đều đổ dồn lên đầu người phụ nữ. Chùm ca dao than thân, trách phận với motip quen thuộc như thân em, chiều chiều cũng ghi nhận khá nhiều các bài ca dao dân ca có các dị bản khác nhau như:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều 

Thành:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền

      Chúng ta thấy vế đầu tiên của bài ca dao vẫn giữ nguyên, chỉ khác ở câu thơ thứ hai. Từ “trông về quê mẹ…” sửa thành “mẹ ơi mẹ hỡi mau mau gởi tiền”, ý tứ của bài ca dao thứ hai có vẻ thời đại hơn, trần tục hơn, có lẽ nó ra đời sau, dựa trên sự cải biên của bài ca dao một.

      Một số bài ca dao trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng có các dị bản khác như:

                          Dạy con từ thuở còn thơ

Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về thành “dạy vợ từ thuở ban sơ mới về”

      Còn rất nhiều các bài ca dao có những dị bản hay mà trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa nghiên cứu được. Có thể nói tính dị bản là một trong những nét đặc sắc của ca dao dân ca Việt Nam nói riêng và kho tàng văn học dân gian Việt Nam chung. Dị bản không chỉ xuất hiện trong ca dao, tục ngữ mà còn có trong truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn,… Việc tiếp tục triển khai các bài nghiên cứu về tính dị bản trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về tính phong phú, sinh động của thể loại văn học truyền miệng này. Từ đó  có cơ sở để khám phá những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của nó.

 

3 tháng 2 2023

Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và đời sống của người dân:

Đối với môi trường tự nhiên

- Làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, suy giảm đa dạng sinh học.

- Mất cân bằng sinh thái, gây hạn hán, giảm mực nước ngầm.

Đối với đời sống của người dân

- Gây ra nhiều thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất,…) đe dọa đời sống của người dân vùng chân núi.

- Đất trống đồi trọc gây xói mòn, thoái hóa, bạc màu đất đai, thu hẹp diện tích đất canh tác.

20 tháng 9 2017

Những câu chuyện có liên quan đến Trần Quốc Tuấn hoặc những bài thơ viết về ông

- Ba lần đánh quân Nguyên Mông

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII ( Hà Văn Tấn- Phạm Thị Tâm

29 tháng 1

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tính theo GDP danh nghĩa và lớn nhất thế giới tính theo GDP theo sức mua. Trong những thập kỷ qua, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng, với GDP tăng trưởng trung bình hàng năm là 9,9% từ năm 1978 đến năm 2018.

Lịch sử

- Trước năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc là một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, với sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ đối với mọi khía cạnh của nền kinh tế. Tuy nhiên, kể từ khi Đặng Tiểu Bình bắt đầu thực hiện chính sách cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

- Chính sách cải cách kinh tế của Trung Quốc đã mang lại thành công rực rỡ. Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng, và Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới.

Các thành tựu

- Nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong những năm qua, bao gồm:

+ Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng: Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong lịch sử thế giới.
+ Giảm nghèo: Trung Quốc đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo đói.
+ Cải thiện đời sống của người dân: Nền kinh tế phát triển đã giúp cải thiện đời sống của người dân Trung Quốc, cả về vật chất lẫn tinh thần.
Thách thức

- Nền kinh tế Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với một số thách thức, bao gồm:

+ Bất bình đẳng thu nhập: Bất bình đẳng thu nhập đang gia tăng ở Trung Quốc.
+ Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Trung Quốc.
+ Tình trạng già hóa dân số: Dân số Trung Quốc đang già hóa nhanh chóng.
Tương lai

- Nền kinh tế Trung Quốc được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với một số thách thức, như bất bình đẳng thu nhập, ô nhiễm môi trường và tình trạng già hóa dân số.

Kết luận

- Nền kinh tế Trung Quốc là một nền kinh tế năng động và đang phát triển nhanh chóng. Nền kinh tế Trung Quốc có tác động lớn đến nền kinh tế thế giới, và sẽ tiếp tục là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu trong những năm tới.

6 tháng 8 2023

Thông tin tham khảo:

Rừng lá kim hay còn gọi là rừng Taiga được biết đến là một trong những loại hình đặc trưng của nước Nga. Nơi đây không chỉ có núi non hiểm trở, mà còn ẩn chứa vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú.

Phổ biến tại khu vực rừng Taiga ở phía Bắc nước Nga là rừng kín, với nhiều loại cây gỗ mọc chen chúc, rêu che phủ và rừng địa y, gồm các cây gỗ mọc thưa hơn, địa y che phủ mặt đất.

Vào mùa đông ở Nga, do khí hậu lạnh, lá rụng và rêu tồn tại trên mặt đất trong thời gian dài, cản trở sự hình thành, phát triển cũng như hạn chế chất hữu cơ cho đất, vì vậy, các loại đất trong khu vực Taiga chủ yếu là đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, không có phẫu diện giàu hữu cơ và dày như các rừng sớm rụng ôn đới.

Các cánh rừng lá kim phần lớn là thông rụng lá, vân sam, linh sam, có khả năng tự thích ứng để tồn tại trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt. Rễ của các loài cây gỗ ăn nông do lớp đất mỏng, đặc biệt, nhiều loài có thể tự biến đổi hóa - sinh học theo mùa để thích nghi với thời tiết giá rét. Do mặt trời chỉ nhô lên khá thấp ở đường chân trời nên các loài thực vật gặp khó khăn trong việc sản sinh năng lượng từ quang hợp. Thông, vân sam là những loài không mất lá theo mùa, có khả năng quang hợp bằng các lá già vào cuối mùa đông và mùa xuân. Việc thích nghi của các loài lá kim thường xanh đã hạn chế sự mất nước do quá trình thoát hơi nước của cây và màu lục sẫm của lá, giúp gia tăng khả năng hấp thụ ánh nắng mặt trời.

Rừng lá kim là nơi sinh sống của nhiều loài động vật ăn cỏ lớn và các loài gặm nhấm nhỏ. Các loài động vật ăn thịt lớn như gấu thường kiếm ăn vào mùa hè để tích lũy năng lượng và sau đó ngủ đông. Các động vật khác lại tạo ra lớp lông đủ dày khi mùa đông đến để tránh rét, đặc biệt, khu rừng có rất nhiều loài hoang dã quý, hiếm như tuần lộc, gấu nâu Bắc Mỹ, chồn Gulô, hổ Siberia… Bên cạnh đó, có nhiều loài chim như: hoét Siberi, sẻ họng trắng, chích xanh họng đen, đại bàng vàng, ó buteo chân thô, quạ và một số loài chim ăn hạt như gà gô, mỏ chéo.

4 tháng 2 2023

Ví dụ:

Ô-xtrây-li-a có nền văn hóa lâu đời với các cộng đồng thổ dân được hình thành từ hàng nghìn năm trước. Nền văn hóa bản địa được bảo tồn bản sắc với các lễ hội lớn được diễn ra hàng năm như: lễ hội truyền thống Ô Va-lây, lễ hội thổ dân Lô-ra,…

21 tháng 1 2022

cái này bạn phải tự sưu tầm chứ 

25 tháng 1 2022

cái này tự bạn sưu tầm mà chứ hỏi j