Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chất trữ tình: Tác phẩm cho thấy tình cảm yêu quý, trân trọng đối với cốm - một thức quà của thiên nhiên. Những tình cảm đó được bộc lộ gián tiếp qua cách miêu tả và bộc lộ trực tiếp bằng những từ cảm thán
- Đề cập đến thông tin cụ thể có thực về làng Vòng
- Cái tôi của người viết: hiện ra rõ nét qua tình cảm, thái độ, suy nghĩ của tác giả về cốm từ đó gợi nhắc về giá trị văn hóa và truyền thống tinh thần của nhân dân ta.
- Ngôn ngữ: giản dị, giàu hình ảnh và chất trữ tình. Lời văn, giọng điệu uyển chuyển và sáng tạo.
Một số đặc điểm của tản văn được thể hiện trong văn bản là:
- Tác giả đã kể lại, miêu tả lại vẻ đẹp của đặc sản ở Trùng Khánh: đó chính là hạt dẻ, rừng dẻ.
- Bên cạnh việc kể và miêu tả nhà văn còn thể hiện sự độc đáo trong những nét chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc yêu mến, tự hào về nét đẹp sản vật ấy.
- Chất trữ tình vô cùng rõ nét với sự giao hòa cảm xúc giữa thiên nhiên và con người.
- Ngôn ngữ tinh tế, sống động, giàu hình ảnh và chất trữ tình
- Trong truyện, nhân vật chính "tôi" vốn chẳng bị sao, nhưng vì muốn giả vờ mình là người có tri thức, anh ta đã đi khám mắt và kết quả bác sĩ lại đưa cho anh ta một cặp kính sai
- Câu chuyện đã tạo nên những yếu tố gây cười, đặc biệt là ông bác sĩ dường như khám không ra bệnh nhưng lại mắng nhau trước mặt bệnh nhân. Cuối cùng, kết quả là bệnh nhân không có bệnh gì cả.
- Tác giả đã áp dụng những phương pháp gây cười một cách linh hoạt, sử dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại để tăng tính hài hước cho câu chuyện.
Phương pháp giải:
Đọc phần Kiến thức ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Truyện mang yếu tố gây cười cho người đọc: Nhân vật "tôi" vốn chẳng bị gì, vì muốn giả tri thức mà đi khám mắt kết quả bị bác sĩ cho đeo kính sai.
Truyện xây dựng, tạo nên những yếu tố gây cười: Các ông bác sĩ dù khám không ra bệnh nhưng người sau mắng người trước và đều khám không ra bệnh. Kết quả bệnh nhân vốn chẳng bị gì.
Truyện áp dụng các phương pháp gây cười một cách linh hoạt, sử dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại. Nhờ đó câu chuyện sẽ càng tăng thêm tính hài hước.
Tham khảo!
- Trong đoạn trích có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói. Đó là sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế.
- Nhân vật trong đoạn trích có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước. Ví dụ: Ông Đốp một tên hoạn lợn lại được phong cho làm chức Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hung Tâm; Ông Thình vốn là đội trưởng đội làm những nghề phụ của xã lại được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ...
- Đoạn trích chủ yếu toàn là lời thoại giữa các nhân vật với nhau. Lời thoại bộc lộ được đặc điểm, tính cách, có yếu tố hài hước, gây cười.
- Đoạn trích cũng sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại. Ví dụ: Ông Nha vẽ lên những viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển khoa học, giàu mạnh những thực tế nhưng thực tế chỉ là những lời nói xáo rỗng, giả dối, lố bịch.
- Đặc điểm của văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên được thể hiện ở văn bản này:
+ Văn bản giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra của hiện tượng nước biển dâng.
+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: biểu đồ, số liệu.
+ Văn bản chia bố cục rõ ràng theo các ý chính: Thay đổi mực nước biển và nguyên nhân → Mực nước biển sẽ dâng như thế nào? → Lời kết.
- Văn bản là một văn bản văn xuôi ngắn gọn, mang tính trữ tình, tự sự, miêu tả sâu sắc về những kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả trước mùa phơi sân trước. Qua văn bản, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, suy nghĩ vấn vương về những kỉ niệm nơi đây.
- Chất trữ tình: được tạo nên từ chính hình ảnh thiên nhiên cùng những cảm xúc, suy nghĩ sâu sắc của tác giả. Qua đó tạo nên rung động, hình dung cho bạn đọc về mọi vật nơi đây.
- Cái tôi nhà văn thì vô cùng tinh tế, nhạy cảm.
- Ngôn ngữ trong văn bản vô cùng giản dị, quen thuộc, sinh động và mang hơi hướng trữ tình.
Tham khảo!
Trong học kì II, em đã được học những loại, thể loại văn bản:
- Văn bản nghị luận
- Thể thơ tự do
- Văn thuyết minh
Tóm tắt đặc điểm các thể loại:
Thể loại | Đặc điểm |
Văn bản nghị luận | Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lý luận. – Cấu trúc của văn nghị luận: + Mở bài: Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu lên luận điểm cơ bản cần giải quyết trong bài. + Thân bài: Tiến hành triển khai các luận điểm chính. Sử dụng lý lẽ, dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày. + Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu. |
Thể thơ tự do | – Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,… – Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần. – Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục. |
Văn thuyết minh | – Văn bản thuyết minh đã được các chủ thể lựa chọn và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Văn bản cung cấp cho bạn đọc những kiến thức khách quan về những vấn đề, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội – Phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày; – Dẫn chứng trong văn bản thuyết minh cần chính xác, chặt chẽ và sinh động để truyền tải được hết ý của người viết đến với người đọc. |
Thể loại | Đặc điểm |
Thơ bốn chữ | + Mỗi dòng có 4 chữ. + Thường có nhịp 2/2. + Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ trong một bài thơ. + Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng. |
Thơ năm chữ | + Mỗi dòng có năm chữ. + Nhịp 3/2 hoặc 2/3. + Không hạn chế về số lượng dòng thơ trong một khổ và số khổ trong một bài thơ. + Sử dụng đan xen vần chân và vần lưng. |
Truyện ngụ ngôn | + Là truyện kể ngắn gọn, hàm súc. + Viết bằng văn xuôi hoặc văn vần. + Truyện đưa ra bài học về cách nhìn nhận sự việc, cách ứng xử của con người trong cuộc sống. + Đề tài: vấn đề đạo đức, cách ứng xử. + Nhân vật: loài vật, đồ vật hoặc con người. + Cốt truyện: xoay quanh một sự kiện để đưa ra bài học hoặc lời khuyên. + Tình huống truyện là tình thế làm nảy sinh câu chuyện khiến nhân vật bộc lộ tính cách. |
Tùy bút | + Là một thể trong ký, dùng để ghi chép, miêu tả. + Thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của cuộc sống. |
Tản văn | + Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng. + Mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội. |
Văn bản giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động | + Văn bản thông tin. + Nhằm giúp người đọc hiểu được mục đích, ý nghĩa, quy cách thực hiện. + Bố cục rõ ràng, các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ. |
Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học | + Thuộc thể nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác phẩm văn học. + Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ, đề tài, chủ đề,.. + Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. + Các ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lý. |
- Nội dung: liên quan đến các nhân vật lịch sử như Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng.
- Sự kiện lịch sử: Cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.
- Đan xen với yếu tố hư cấu, tưởng tượng, có sự bổ sung, sáng tạo của tác giả.
- Bối cảnh: cuộc chiến đánh quân Mông-Nguyên lần thứ hai của quân đội nhà Trần.
- Nhân vật chính: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, các nhân vật hư cấu như cha con ông già Màn Trò - Hoàng Đỗ.
- Từ ngữ chỉ tước hiệu hay danh xưng thời phong kiến: nô tì, tướng quân...
STT | Tên loại, thể loại văn bản | Đặc điểm nội dung | Đặc điểm hình thức | Tên văn bản hoặc nhóm văn bản đã học |
1 | Truyện ngụ ngôn | Trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống | - Hình thức tự sự cỡ nhỏ - Thường sử dụng lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió | - Đẽo cày giữa đường - Ếch ngồi đáy giếng |
2 | Tục ngữ | Đúc kết nhận thức về tự nhiên và xã hội, kinh nghiệm về đạo đức và ứng xử trong đời sống. | - Sáng tác ngôn từ dân gian - Là những câu nói ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, thường có vần điệu. | Một số câu tục ngữ Việt Nam |
3 | Truyện khoa học viễn tưởng | - Viết về thế giới tương lai dựa trên sự phát triển của khoa học dự đoán. - Đề tài: thường là những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian, những cuộc kết nối với sự sống ngoài Trái Đất,... - Không gian: Không gian Trái Đất (trên mặt đất, ở tâm địa cầu hay dưới đáy đại dương), ngoài Trái Đất (trên các hành tinh của hệ Mặt Trời hay trong những thiên hà xa xôi khác),... - Thời gian: thời gian trong tương lai xa, xét từ mốc ra đời của tác phẩm. - Cốt truyện: gồm một chuỗi tình huống, sự kiện hoàn toàn tưởng tượng, dựa trên những giả thuyết, dự báo và quan niệm khoa học. - Nhân vật chính: thường có sức mạnh thể chất phi thường do những tác động của các nhân tố khoa học nào đó, có cấu tạo hoặc khả năng kì lạ, có trí thông minh kiệt xuất để tạo ra những phát minh. | - Thường có tính chất li kì. - Sử dụng cách viết lô-gíc nhằm triển khai những ý tưởng mới về viễn cảnh hay công nghệ tương lai | - Cuộc chạm trán trên đại dương - Đường vào vũ trụ |
Một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện trong văn bản là:
- Tác giả đã ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc liên quan đến cốm từ: những công đoạn để làm ra cốm, hình ảnh những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán, hương thơm của cốm và cách ăn cốm.
- Cảm xúc được lồng ghép khi miêu tả, ghi chép thể hiện cảm xúc, tình cảm yêu mến, trân trọng, nâng niu,...vẻ đẹp của cốm.
- Ngôn từ được chọn lọc, tinh tế, trau chuốt kỹ lưỡng.