Hãy giới thiệu với các bạn một nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lặng Lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long là một cây bút truyện ngắn nhưng vẻ đẹp nghệ thuật không nằm ở những phát hiện sắc sảo – táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức ngân vang sâu rộng lâu bền. Lặng lẽ Sa Pa tiêu biểu cho phong cách dó của Nguyễn Thành Long. Truyện ra đời sau một chuyến đi thực tế kiểm nghiệm. Nguyễn Thành Long đã giới thiệu với chúng ta một vùng đất lặng thầm nhưng ở đó vẫn có những con người đang ngày đêm làm việc cống hiến quên mình cho quê hương đất nước.
“Lặng lẽ Sa Pa” khi mới đọc cái tên ta có cảm giác Nguyễn Thành Long đang viết về một nơi yên ắng, lạnh giá, hiu hắt hoặc nghĩ về một vùng đất nghỉ ngơi tham quan du lịch Sapa nhiều hơn. Nhưng điều kì diệu và bất ngờ là trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang lên những nhịp sống sôi động trong sáng, tuổi trẻ, vẫn lung linh những sắc màu và lan tỏa ấm áp lòng người. Nơi ấy đang bừng dậy sức sống của những con người, những tấm lòng đang sống, cống hiến làm việc âm thầm lặng lẽ cho quê hương đất nước. Đó là những con người sống đẹp, có ích cho đời, có lý tưởng ước mơ, niềm tin yêu vững bền vào nghề nghiệp, kiến thức, trình độ, khoa học mà nhân vật anh thanh niên là hiện thân vẻ đẹp đó.
Nhân vật anh thanh niên, ở tuổi đời hai mươi bảy vừa rời phồn hoa, đô thị đông đúc, anh lên công tác ở đỉnh núi Yên Sơn (Sapa) ở độ cao hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm mây mù tuyết phủ, suốt ngày làm bạn với núi đá rừng cây. Cái yên ắng, yên lặng tĩnh mịch đến ghê sợ để khiến cho người ta thoái thác nhiệm vụ rời bỏ vị trí nhưng theo tiếng gọi nghề nghiệp và tình yêu cuộc sống, công việc, anh đã tự nguyện gắn bó mình với nghề nghiệp khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Công việc là như vậy nhưng điều kiện làm việc là ngoài trời, kỹ thuật máy móc lại thiếu thốn đơn giản, thô sơ. Cả ngày nắng cũng như ngày mưa hay lúc giá rét lạnh buốt xương, anh vẫn phải lên “ốp” đúng giờ, ghi chép đầy đủ chính xác để bảo vệ cơ quan cấp bộ.
Thế nhưng tất cả những sự vất vả, khó nhọc, thiếu thốn với anh nào có kể gì, thấm tháp gì đâu so với sự lạnh lẽo buồn cô đơn đến “thèm người”. Ở chốn rừng sâu hoang vu vắng lặng, anh chỉ biết làm bạn với chim kêu vượn hót. Xuất phát từ lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm tự giác, ý thức được nhiệm vụ của tuổi trẻ: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ở anh còn có một tấm lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp, nghiên cứu, sáng tạo và luôn tìm thấy niềm vui từ công việc. Anh từng tâm sự: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.
Ngoài là người có học thức, có trình độ, anh thanh niên lại còn có một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu nơi mình gắn bó, làm việc bằng cách tự tạo ra niềm vui từ công việc hiện thực – đẩy lùi buồn tẻ cô đơn như đọc sáng – nghiên cứu – trồng rau – trồng hoa, nuôi gà, cải thiện cuộc sống. “Thèm người” anh thanh niên tìm cách gặp người, gặp bạn để trao đổi, trò chuyện thân mật và cởi mở, luôn quan tâm chu đáo đến người khác. Anh tự tạo ra một cuộc sống ngăn nắp, khoa học, một thói quen chủ động trong mọi tình huống và công việc. Trong giao tiếp ở anh thanh niên toát lên một phong cách, một vẻ đẹp trong phong cách lời ăn tiếng nói khiêm tốn, vui vẻ, chân tình, lịch sự luôn biết sống vì mọi người.
Có thể nói ở anh thanh niên mang một vẻ đẹp trong sáng của người thanh niên thời đại mang trong mình những hiểu biết về tri thức, sống tận tụy, yêu nghề, yêu đời, hiểu được việc làm và chỗ đứng của mình từ đó mà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ở anh còn toả sáng và sưởi ấm cho bao tâm hồn khác dẫu chỉ một lần gặp gỡ ngắn ngủi cho những người đến Sa Pa.
Qua lời kể của anh thanh niên, ông kỹ sư nông nghiệp ở vườn ươm su hào và ông kĩ sư nghiên cứu bản đồ chống sét đều là những người sống lặng thầm trên mảnh đất Sa Pa mà lao động cần mẫn, say mê, quên mình vì mục đích chung của mọi người. Họ đang làm nên cái “lặng lẽ” mà ngân vang sôi động ở Sa Pa.
Bác lái xe trong vai người dẫn truyện là điểm dừng cho mọi cuộc gặp gỡ, tình cảm nảy sinh tốt đẹp trong cuộc gặp gỡ đặc biệt là trong 30 phút ngắn ngủi giữa ông họa sĩ và cô kỹ sư đã để lại trong tình cảm những con người đối với Sa Pa là một kỉ niệm tốt đẹp. Bác là người am hiểu anh thanh niên hơn ai về cuộc sống, sinh hoạt của anh và chính bác đã tạo ra cho anh thanh niên những niềm vui về tinh thần, đẩy lùi sự cô đơn, buồn vắng. Ông họa sĩ là nhân vật hóa thân của nhà văn, người xem đây là một chuyến đi may mắn trong cuộc đời nghệ thuật của mình. Còn đối với cô kĩ sư trẻ, cô đã phát hiện ra nhiều điều mới mẻ trong chuyến đi đầu đời giúp cô nhận thức về tình yêu nghề nghiệp cuộc sống vững tin hơn trong sự lựa chọn của mình. Người ta gọi đây là những tâm hồn đồng điệu đến với Sa Pa.
Truyện có một tuyến nhân vật, không có biến cố xung đột kịch tính. Các nhân vật đều dưới những cái tên chung, có cuộc sống và công việc khác nhau khiến mọi người sa vào đó đều có bóng dáng công việc của mình. Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, giàu chất thơ mượt mà như ý nghĩa nhan đề của chính câu chuyện. Truyện ngắn như một bức tranh lung linh kì ảo đằm thắm, ấm áp tình người sâu lắng trong từng bức tranh thiên nhiên.
“Lặng lẽ Sa Pa” viết về con người bình thường, nhịp sống bình thường. Nhưng phía sau nhịp sống bình thường ấy là những âm vang âm sắc cuộc đời. Nguyễn Thành Long đã góp một tiếng nói nhỏ nhẹ để ngợi ca cuộc sống và tái hiện một cách đầy đủ những vẻ đẹp của con người, có năng lực trình độ, nhiệt thành và hăng say cách mạng trên mặt trận xây dựng chủ nghĩa xã hội.
refer
Công cha, áo mẹ, nghĩa thầy” công ơn cha mẹ cao trời biển nhưng chỉ là cha và mẹ của chúng ta nhưng nghĩa thầy chính là ơn dạy dỗ của nhiều thầy cô giáo đã từng dạy dỗ ta. Đối với em, thầy cô giáo nào cũng đáng quý và biết ơn, nhưng tình cảm sâu sắc hơn cả chỉ có thầy Nam.
Các thầy cô giáo thường nói, thầy Nam vốn đã khô khan lại dạy các môn tự nhiên là Vật lí nên con người thầy như một sa mạc khô cằn. Thế nhưng theo em cảm nhận thầy Nam lại rất ấm áp, giàu tình cảm, giống như một cao nguyên đầy nắng và gió. Thầy Nam có dáng người cao, khá gầy, thầy cắt mái tóc ngắn, thường xuyên đeo kính vì thầy cận khá nặng. Thầy rất ít khi cười một phần vì thầy khá là nghiêm khắc, thầy không thích tính nghiêm khắc và kỉ luật của mình bị giảm bớt nếu học sinh thấy mình cười. Thế nhưng chúng em, học sinh của lớp 9B đã phá vỡ quy tắc đó của thầy. Cứ mỗi giờ vào tiết dạy của thầy là chúng em lại chuẩn bị một trò hay chào đón thầy, ngoài mục tiêu phải trả bài cũ, học tốt bài mới và ngoan ngoãn trong giờ học, chúng em ngầm có mục tiêu phải làm cho thầy cười. Vì thầy có nụ cười rất tươi và rạng rỡ, hàm răng đều tăm tắp lại có má lúm. Thầy Nam khi vào giờ học rất nghiêm túc, mỗi khi thầy giảng bài dường như không có gì có thể ngăn cản sự trôi chảy của kiến thức và hiểu biết của thầy đang trao truyền cho học sinh. Mỗi giờ học đều là những giây phút quý giá, giờ làm việc đầy nhiệt huyết và cật lực của thầy. Có tài liệu nào hay, bài tập dạng mới thầy đều chia sẻ cho chúng em, thi thoảng thầy lại dạy chúng em vài thí nghiệm về vật lý rất thú vị.
Sang năm là chuyển cấp, em sẽ không còn được học thầy nữa, nhưng chúng em hẹn sẽ vào thăm thầy mỗi dịp 20/11. Thầy Nam là thầy giáo duy nhất mà em yêu quý nhất từ ngày bắt đầu đi học đến tận bây giờ.
Tham khảo :
Em đã từng là một học sinh học yếu môn Toán nhất lớp, một phần vì em lười học lại vì không hiểu nhưng không dám hỏi. Dần dần em trở nên tự ti trước các bạn và rất xấu hổ, thật may mắn khi em đã được một cô giáo giúp đỡ vượt qua quãng thời gian khó khăn đó và để em phấn đấu được như ngày hôm nay.
Người cô giáo đã dạy dỗ em nên người, lấy lại tri thức và ý thức học cho em chính là cô Nhung. Cô Nhung là cô giáo dạy Toán của em năm lớp 4, năm đó cô tròn 30 tuổi, đã đi dạy nhiều năm nhưng dáng vẻ trẻ trung xinh đẹp của cô khiến cô vẫn giống với một cô sinh viên đại học. Cô giáo có dáng người thon thả, mái tóc dài thẳng đen óng, nụ cười có má lúm đồng tiền rất duyên. Cô bước từng bước trên bục giảng rất uyển chuyển, viết bảng hay vẽ hình vừa nhanh vừa đẹp. Khi biết về tình hình học tập của em cô rất lấy làm lo lắng, giờ học trên lớp cô giảng bài rất kĩ, chỗ nào khó cô giảng lại nhiều lần, lấy ví dụ minh hoạ thật gần gũi dễ hiểu đến khi nào tất cả mọi học sinh đều hiểu được rồi cô mới thôi. Cô luôn quan tâm sát sao đến em, cho em nhiều bài tập vận dụng và luôn tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho em hiểu và làm được bài. Từ đó em không còn sợ bài khó, chỗ nào không hiểu lại hỏi cô, với sự quan tâm và mong mỏi của cô em rất chăm chỉ không lười học như trước nữa.
Em yêu quý cô giáo của em và mãi nhớ về những bài giảng, lời dạy ân cần của cô.
Câu chuyện trải nghiệm với bạn ha. (Cho nó chi tiết)
Mở bài:
- Có thể nêu lên khái niệm tình bạn trong cuộc sống
Thân bài:
- Giới thiệu người bạn của mình:
+ Trong thời điểm, địa điểm và hoàn cảnh nào mà mình quen biết bạn đó.
- Tả sơ quát dáng người bạn đó:
+ Bạn đó tên là....
+ Có dáng người cao ráo - lùn, mảnh khảnh hay đầy đặn.
-> Nói vể điểm mình thích nhất ở bên về vẻ ngoài của bạn và tính cách của bạn.
- Nói về kỉ niệm của mình với bạn:
+ Trong một dịp đi chơi với bạn, có những hoạt động ngoài trời và mình với bạn đã cùng đoàn kết ra sao?.
(kể chi tiết từng hoạt động, ví dụ như:
+ hoàn cảnh có buổi đi chơi đó
+ cảm xúc của mình khi đi chơi
+ xen lẫn miêu tả cảnh đi chơi ở chỗ nào đó thì tả cảnh đó, tả buổi sáng: cây cối con người.... , buổi trưa:...)
+ Hoặc trong dịp tranh cãi gây gỗ nào đó, mình và bạn bảo vệ bênh vực nhau như thế nào?
+......
- Nêu suy nghĩ, cảm xúc của mình sau khi kết thúc kỉ niệm đó
- Diễn đạt tình cảm của mình dành cho bạn: tình cảm đó thêm sâu sắc, bạn bè thêm gắn kết hơn.
+ Em càng cảm thấy yêu quý bạn hơn
+.......
- Nêu lên ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống.
Kết bài:
- Khẳng định lại tình cảm của mình dành cho bạn.
+ Mình sẽ luôn ghi nhớ kỉ niệm này mãi như là nhớ tình bạn này mãi.
- Qua bài văn bày tỏ tình cảm lại với bạn lần nữa.
“Truyện cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An- đéc- xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.
Phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc - mẫu 2
Puskin từng viết “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Vì vậy, nhà văn Andersen đã viết lên truyện Cô bé bán diêm khiến người đọc đầy oán trách và xót xa. Trong truyện, hình ảnh cô bé bán diêm gầy gò, bất hạnh hiện lên đã để lại ấn tượng trong em sâu sắc.
Cô bé bán diêm là một trong nhiều truyện ngụ ngôn của Andersen được tuyển tập lại. Truyện kể về một cô bé bán diêm trong một đêm lạnh giá của một ngày cuối năm và cô bé đã chết dưới cái tuyết lạnh lẽo trước thềm năm mới. Số phận đã không mỉm cười với cô bé nhưng cô đã cố gắng để thoát khỏi nó. Sống trong cảnh nghèo đói với ông bố nát rượi hành hạ, cô bé phải đi bán diêm trong đêm giá lạnh lẽo. Một đứa trẻ đáng lí phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc giờ đây phải vật lộn mưu sinh trong cái rét của mùa đông. Hình ảnh cô bé quẹt que diêm cùng với ba điều ước giản dị như thể hiện khát khao mãnh liệt muốn vượt lên số phận, thoát khỏi bể khổ của cô bé xấu số. Cô bé chính là đại diện cho một tầng lớp người thời bấy giờ, bất hạnh nhưng không ngừng đấu tranh cho chính bản thân.
Không dừng lại ở đó, qua hình ảnh cô bé đáng thương, tác giả cũng muốn phê phán sự thờ ơ của con người lúc bấy giờ. Hình ảnh một cô bé rách rưới, ăn mặc mỏng manh đi lại giữ phố giữ bầu trời tuyết rơi nhưng cũng không một ai hỏi han hay có ý định giúp đỡ. Dường như họ đều là những người vô cảm, ích kỉ. Họ không mảy may xúc động trước số phận bất hạnh của người khác và chỉ nghĩ cho bản thân. Chính sự thờ ơ của họ là một trong những nguyên nhân giết chết cô bé bán diêm và tác giả muốn phê phán sự ích kỉ đó.
Kết thúc câu chuyện là hình ảnh cô bé chết trong một góc phố với nụ cười trên môi. Có lẽ ở một thế giới xa xôi, em sẽ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc với bà của mình. Truyện kết thúc để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, liên tưởng về con người và xã hội của một giai đoạn lịch sử.
Là học sinh ai cũng từng gắn bó với ngôi trường của mình. Em cũng vậy, ngôi trường Tiểu học của em là nơi đem lại cho em nhiều niềm vui và kỉ niệm. Em yêu ngôi trường của em lắm.
Trưởng Tiểu học của em nằm ở vùng nội ô thành phố nên diện tích không rộng lớn lắm, thế nhưng trường lại nằm riêng biệt ở một nơi nhiều cây xanh bao phủ nên trường lúc nào cũng mát mẻ và yên tĩnh chứ không ồn ào tiếng xe cộ bên ngoài. Từ ngày đầu tiên được mẹ chở đến trường, em đã bị thu hút bởi màu xanh ngọc của vôi. Màu xanh ấy làm em cảm thấy dễ chịu và bình yên như bên mẹ. Đầu năm học nào trường cũng được sơn sửa lại nên lúc nào em cũng cảm thấy trường rất mới. Cả màu ngói đỏ cũng thật đẹp, em cứ ngỡ nó là màu điểm 10 trên bài thi cuối năm vậy. Bao quanh ngôi trường là tường rào kiên cố, phía trước và sau lưng trường đều có cổng. Chúng em thường đi từ cổng trước vào. Cánh cổng trường được làm từ những thanh sắt to cứng, sơn màu vàng kem rất nổi bật. Phía trên cửa ra vào có treo một cái bảng to sơn xanh và dòng chữ màu vàng kim lấp lánh “Trường tiểu học Đức Thuận”.
Vào cánh cổng trường là sân trường be bé. Sân trường em dù không lớn nhưng lại rất đẹp bởi các thầy cô trồng nhiều hoa và cây xanh. Những luống hoa mười giờ, hoa hồng chen nhau nở rộ dưới ánh nắng. Quang cảnh ngôi trường trong giờ ra chơi học sinh chạy ùa ra ngồi dưới gốc cây mát mẻ và chơi đùa cùng nhau.
Trường em có tất cả 4 dãy phòng. Dãy chính to nhất đối diện với cổng trường có hai lầu. Lầu 1 là các em lớp 1, lầu hai là lớp 2. Mỗi lầu có 10 phòng học. Dãy phòng học thứ hai nằm phía trái cũng có hai lầu dành cho học sinh lớp 3, lớp 4. Riêng học sinh lớp 5 thì học dãy phòng bên tay phải. Còn một dãy phòng nữa nằm ở phía sân sau, đó là văn phòng của thầy cô và thư viện. Phòng học của chúng em tuy không quá rộng nhưng được trang bị đầy đủ quạt, đèn để học sinh thoải mái. Ngoài ra phía sân sau còn có căn tin bán đồ ăn cho học sinh.
Ngôi trường đã để lại cho em biết bao kỉ niệm vui buồn. Em yêu ngôi trường của mình và xem đó là ngôi nhà thứ hai. Thầy cô là cha mẹ còn bạn bè là anh chị của em. Em rất tự hào về ngôi trường và hứa sẽ học thật tốt để xứng đáng là học sinh của trường.
buổi học để lại cho tôi bao ấn tượng sâu sắc có lẽ là ngày đầu tiên tôi vào lớp 1.
cảm giác lúc ấy sao nhỉ? có lẽ là ''bỡ ngỡ hay ngỡ ngàng''. lúc ấy, tôi chỉ là một cô học sinh nhút nhát, nép mình ở một góc lớp. lớp học rất ồn ã, có bao bạn bè cùng lứa tuổi với tôi đang khoác lên mình bộ quần áo đồng phục xinh xắn. các bạn nữ thì mặc váy đồng phục nhà trường viền đen trông thật đáng yêu;các bạn nam mặc áo sơ mi trông thật bảnh.và còn nổi bật hơn nữa là cô Thanh_cô giáo mới của chúng tôi diện lên mình chiếc áo tâm thời màu xanh, có nét hoa văn. trông nó thật giản dị nhưng càng tôn thêm vẻ nổi bật của cô. nhìn thấy cô, tôi cứ ngỡ cô là cô tiên vậy. đặc biệt là giọng nói truyền cảm và nụ cười tỏa nắng của cô.giọng nói trầm ấm như lời ru của mẹ, thổi vào tâm chí của tôi bao cái hay cái đẹp. và nụ cười của cô, nó như mang theo mùa xuân về với chúng tôi, làm cho tôi dù buồn nhưng nhìn thgaays là vui ngay.
bước vào lớp, cô thanh đã mỉm cười và nói vơi chung tôi: các em, hôm nao chúng ta sẽ học bài thơ 'hạt gạo làng ta nhé'. ôi!!!!!!!!! câu nói đó làm tôi bừng tỉnh làm sao, tôi rất háo hức đc học bài này. chả là chị tôi học trên tôi 2 lớp, hôm qua chị đã dạy tôi đọc bài này rồi. đâu chỉ có mỗi mình tôi háo hức, ai ai trong lớp cũng vậy mà. tiếng xì xầm bàn tán to nhỏ đã bắt đầu vang lên.
'' hạt gạo làng ta
có vị phù sa
của sông kinh thầy
có hương sen thơm
.............''
bài thơ ấy được cô thanh đọc bằng một chất giọng ấm áp, hết sức truyền cảm, đưa tôi đến với dòng sông kinh thầy hiền hòa và cánh đong lúa chín thẳng cánh cò bay. rồi tôi hăng say phát biểu trả lời các câu hỏi của cô giáo yêu cầu chúng tôi. tôi đc cô giáo khen là có tinh thần học tập tốt. và cô giáo còn nói thế này: ''hạt gạo là hạt ngọc, gạo nuôi sống con người ta. với thời đại này gạo tuy không đắt đỏ nữa nhưng cái thời chiến tranh đó nạn đói triền miên, ta còn phải mang ra tiền tuyến đẽ trợ cấp cho các chiến sĩ đang chống lại kẻ thù. vậy hs chúng ta phải biết trân trọng hạt gạo, đó là mồ hôi, công sức cuiar cha mẹ chúng ta, của các bác nông dân vất vả lắm mới làm ra đc...'' tôi nghe những lời cô nói mà lại thấy hình ảnh trời nắng chang chang bố mẹ tôi mới từ đồng về, rồi những khi gặt lúa dù ướt đẫm mồ hôi nhưng trên môi họ ai cũng nở nụ cười hạnh phúc. tôi cảm thấy sót xa làm sao.
rồi buổi học cũng trôi qua hật nhanh chóng.để lại cho tôi biết bao baifhocj sâu sắc và quý giá. tôi thầm ước mình phải có gắng học thật giỏi, lớn thật nhanh để không phụ lòng mông mỏi của bố mẹ, và cùng bố mẹ gặt lúa chia sẻ gắng nặng cùng họ. buổi học mà tôi ấn tượng nhất là thế đó.
CHÚ Ý: mình tự nghĩ thôi, không chép mạng. cho mik nha
Trong tất cả những tác phẩm đã học có lẽ em thích nhất câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng. Cậu bé Gióng thật kì lạ, lên ba không biết nói biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc. Cậu lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận. Hình ảnh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt, con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc, thích thú. Gióng chiến đấu thật kiên cường, dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng, nhụt chí mà nhanh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng. Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục, biết ơn.
Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, nhân vật Lang Liêu là một nhân vật đại điện cho người nông dân nghèo khổ bất hạnh nhưng giàu nhân đức. Anh mồ côi mẹ, là một hoàng tử bị “lép vế” trong hoàng tộc nhưng cần cù chịu khó nên được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp được Thần trong giấc mộng và được Thần giúp đỡ chứng tỏ rằng anh là một vị hoàng tử được lòng dân, sống gần gũi với dân chúng, hiểu được điều dân muốn. Không chỉ vậy, Lang Liêu còn là một con người có tính sáng tạo. Dù Thần chỉ mách nước cho Lang Liêu lấy gạo làm bánh nhưng anh đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu hương vị sẵn có của nhà nông tạo nên hai thứ bánh ngon dâng lên Tiên vương. Sự hiếu thảo, giàu nhân đức cùng, sự sáng tạo cùng hai thứ bánh đặc biệt của Lang Liêu đã giúp anh được vua Hùng truyền lại ngôi kế vị. Như vậy, truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy đồng thời qua nhân vật Lang Liêu ca ngợi phẩm chất nhân hậu, cần cù chịu khó của con người Việt Nam.