K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

- Tóm tắt lời thoại: Chú chiên con đang uống nước bên bờ suối. Một con sói đói ăn đang lảng vảng gần đó liền tìm cách ăn thịt chiên con. Nó lại gần và thét lên tra hỏi chiên con tại sao lại làm đục nước. Chiên con sửng sốt giải thích nơi mình uống nước cách xa suối nguồn phía trên của sói. Con sói lại tìm cớ khác rằng năm ngoái chiên đã nói xấu nó. Chiên con sợ hãi bèn đáp rằng năm ngoái chiên con vẫn chưa ra đời. Con sói vẫn hung hăng lại tìm ra lí do vô lí khác, cho rằng không phải chiên con thì đó là anh của chú. Thế nhưng con sói vẫn lấy lý do vô cớ để buộc tội chiên con nhằm ăn thịt bằng được chú chiên nhỏ.

- Tác dụng của lời thoại trong việc thể hiện đặc điểm từng nhân vật:

+ Nhân vật sói đã thể hiện thói hung hăng, độc ác, gian xảo, hống hách, bịa đặt và vô lý. 

+ Nhân vật chiên con đã cho thấy bản tính nhút nhát, hiền lành, yếu đuối và sự đáng thương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Một số lời thoại nổi bật, thể hiện tính cách và vị thế xã hội của nhân vật Đăm Săn bao gồm:

- “Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy!” hay “Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà người chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem!” → Qua hai câu thoại trên có thể thấy rằng Đăm Săn là một tù trưởng bản lĩnh, gan dạ, bình tĩnh, dứt khoát, không hề có thái độ sợ hãi kẻ thù.

- “Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!” → Câu thoại này thể hiện Đăm Săn là người trọng lời hứa, không chơi xấu kẻ thù, sử dụng cách nói thâm độc (ý xếp kẻ thù cùng hạng với các con vật trong chuồng).

- “Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?” → thể hiện thái độ coi thường sức mạnh của Đăm Săn dành cho Đăm Săn và Mtao Mxây.

- “Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu! (...) Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta ... chậu thau âu đồng nhiều không còn chỗ để” → Từ lời thoại này, Đăm Săn hiện lên là một người trọng tình nghĩa, khi chiến thắng vang dội vẫn luôn ghi nhớ công ơn của tổ tiên, buôn làng vì đã giúp đỡ mình, xứng đáng là một vị tù trưởng, một vị anh hùng của buôn làng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

a.

- Đối thoại:

Đề Hầu : Bắt tới chốn huyện nha,

Xin ngài ra xử đoán..

Huyện Trìa: Thôi ,đây đã biết

Lựa đó phải thưa..

- Độc thoại:

Đế Hầu : -Mụ đà nên tệ

Ông Huyện cũng xằng,

Phen này ông bày mặt thú lang

Huếch với mụ ắt râu trụi lủi

- Bàng thoại: Tri huyện Trìa là mỗ/nội hạt tiếng khen khen ta/ Cầm đường ngày tháng vào ra/Hoa nguyệt hôm mai thong thả''

b. Nhân vật Huyện Trìa có số lượt lời nhiều nhất

- Vì: Huyện Trìa là người cầm cân nảy mực, vừa ba hoa, vừa muốn làm ra vẻ công minh vừa muốn tán tỉnh, lấy lòng Thị Hến, lấn át Đê Hầu, dọa dẫm Trùm Sò,…Huyện Trìa nắm giữ, thích nói gì thì nói, miệng nhà quan có gang có thép,…tác giả dân gian muốn lật tẩu bản chất của y,…Đó có thể là lí do khiến tác giả để nhân vật này nói nhiều nhất, dài nhất.

c. Chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy các lời thoại của nhân vật trong văn bản trên mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần

''Nội hạt tiếng khen khen ta

Cầm đường ngày tháng vào ra/

Hoa nguyệt hôm mai thong thả''

Đây là gieo vần ''a''. Cách gieo vần đặc trưng trong thơ ca

d. Đây như đoạn đệm chuyển lời trong tuồng, nâng cảm xúc của nhân vật lên cao

7 tháng 5 2023

+ Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy''

Nhận xét: Câu từ bộc lộ sự thẳng thắn, không hề run sợ của Đăm Săn khi thách đấu Mtao Mxây. Chi tiết này bộc lộ sự chính trực, thẳng thắn của Đăm Săn

 

+ "Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là"

Nhận xét: Ta thấy được Đăm Săn là một người hào sảng, chính trực không hề thích trò đánh lén. Việc nhắc đến con lợn nái cũng là một việc mỉa mai Mtao Mxây vô cùng khéo, chứng tỏ Đăm Săn rất thông minh.

7 tháng 5 2023

a.

* Đối thoại:

- ĐỀ HẦU: Trộm của Trùm Sò đêm trước/ Vu cho Thị Hến đêm qua/ Bắt tới chốn huyện nha,/ Xin ngài ra xử đoán.

- HUYỆN TRÌA: Lão Đề lấy tờ khai,/ Đặng ta toan làm án/ Cứ mực thẳng, cung cho ngay, bày cho thiệt/ Kẻo hai đàng của nói có, vọ nói không

- THỊ HẾN: Trông ơn quan lớn/ Đoái xét phận hèn/ Phụ mẫu dân quyền quý ấy bề trên/ Ti tiện nữ đơn cô là phận dưới.

* Độc thoại:

- ĐỀ HẦU: Mụ đà nên tệ/ Ông Huyện cũng xằng,/ Phen này ông bày mặt thú lang/ Huếch với mục ắt râu trụi lủi.

* Bàng thoại:

HUYỆN TRÌA: Tri huyện Trìa là mỗ/ Nội hạt tiếng khen khen ta/ Cầm đường ngày tháng vào ra/ Hoa nguyệt hôm mai thong thả.

* Lời chỉ dẫn sân khấu: Hạ.

b. Nhân vật Huyện Trìa có số lượt lời nhiều nhất trong văn bản vì đây là một phiên xử án và thẩm quyền thuộc về Huyện Trìa.

c. Dấu hiệu cho thấy trong lời thoại của nhân vật trong văn bản mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần:

Đoạn:      Nộ hát tiếng khen khen ta

              Cầm đường ngày tháng vào ra

              Hoa nguyệt hôm mai thong thả...

=> Đây là đoạn thuộc lời thoại của nhân vật Huyện Trìa và được gieo vần “a”. Đây là một trong những đặc điểm của thể loại thơ.

d. Trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ được tách riêng ra và đặt trong ngoặc đơn vì đó như đoạn đệm chuyển lời trong tuồng, nâng cảm xúc của nhân vật lên cao và phù hợp với đặc điểm của tuồng.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Cảnh 1: Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. Rồi đến nhà bá Kiến ăn vạ.

Chí Phèo: Mả cha chúng mày! Chúng mày nghĩ chúng mày là ai mà khinh bỏ cái thằng này. Chúng mày nghĩ chúng mày là ai mà nói tao không cha không mẹ. Mẹ kiếp chúng mày! Không biết cái đứa chết mẹ nào đẻ ra tao! Thà mày đừng đẻ tao ra để tao khỏi khổ như này. Con mẹ nó! Mả cha chúng mày…

Dân làng 1 (bên lề đường): Ê mày, thằng Chí Phèo đang chửi ai ấy?

Dân làng 2: Ai biết? Chắc trừ tao với mày ra.

Dân làng 1: Ờ. Kệ nó

 

đều là truyện đồng thoại nói về những bài học 

7 tháng 3 2019

1

Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài. Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn". 

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc. 2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm...
Đọc tiếp

1. Truyện là loại tác phẩm văn học, ………. một câu chuyện, có ……………, ………., ……………., ………………, ………………….. diễn ra sự việc.

 

2. ……………………. là loại truyện ……………………, có nhân vật thường là các loại đồ vật hoặc con vật được ……………………..Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của ………………… vừa mang đặc điểm của ……………...

 

3. Cốt truyện là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm …………………. được sắp xếp theo ……………………….; có ……………., ………………., ……………………

 

4. Nhân vật là đối tượng có …………………, ……………., ……………., ……………., …………….., ………….. được nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Nhân vật thường là ……………. nhưng cũng có thể là ……………………………………

 

5. Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để ……… lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể ………………………… trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện theo ……………………….), kể về những gì mình chứng kiến, tham gia. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình” (người kể chuyện theo ……………….), ………………. vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện.

 

6. …………………………. đảm nhận việc thuật lại các sự việc chính trong câu câu.

 

7. Lời nhân vật là ………………………………. của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn vời lời người kể chuyện.

0