Giúp tớ nha các cou :3
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1:
a) $2(x-2)-3(x-2)=0$
$\Leftrightarrow -(x-2)=0$
$\Leftrightarrow x=2$
b) ĐK: $x\neq \pm 3$
$\frac{5}{x-3}+\frac{4}{x+3}=\frac{x-5}{x^2-9}$
$\Leftrightarrow \frac{5(x+3)+4(x-3)}{x^2-9}=\frac{x-5}{x^2-9}$
$\Leftrightarrow \frac{9x+3}{x^2-9}=\frac{x-5}{x^2-9}$
$\Rightarrow 9x+3=x-5$
$8x=-8$
$x=-1$ (thỏa)
c)
$(5x+7)(10-5x)=0$
$\Leftrightarrow 5x+7=0$ hoặc $10-5x=0$
$\Leftrightarrow x=-\frac{7}{5}$ hoặc $x=2$
d)
$|2x-3|=5-x$
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} 5-x\geq 0\\ \left[\begin{matrix} 2x-3=5-x\\ 2x-3=x-5\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left[\begin{matrix} x=-2\\ x=\frac{8}{3}\end{matrix}\right.\)
Bài 2:
a)
BPT \(\Leftrightarrow \frac{5(4x-1)}{15}-\frac{2-x}{15}\leq \frac{3(10x-3)}{15}\)
\(\Leftrightarrow 5(4x-1)-(2-x)\leq 3(10x-3)\)
\(\Leftrightarrow 9x\geq 2\Leftrightarrow x\geq \frac{2}{9}\)
b)
\(\frac{1-2x}{4}-2\leq \frac{1-5x}{8}+x+2\Leftrightarrow \frac{1-2x-8}{4}\leq \frac{3x+17}{8}\)
\(\Leftrightarrow 2(-2x-7)\leq 3x+17\)
\(\Leftrightarrow 7x\geq -31\Leftrightarrow x\geq \frac{-31}{7}\)
Đừng bao giờ thật thà hay tin tưởng một ai đó quá mức.Mọi khi họ luôn tỏ ra khó chịu,không thích chúng ta,những một ngày nào đó lại đối tốt với ta thì đều có nguyên do cả.Trước khi tin một ai đó hãy biết xem xét và tìm hiểu người đó tránh bị lừa vào những mục đích của họ.Và cũng thể hiện lên ước mơ về sự đổi đời,ước mơ đạo lí của nhân dân(Thiện thắng ác)
Từ đoạn trích,em học được cách ứng xử với mọi người là:
-Không nên có âm mưu tìm ra những thủ đoạn để lừa lọc người khác.Nếu không sẽ phải nhận hậu quả không mong muốn .
-Nên mở rộng tấm lòng yêu thương,giúp đỡ mọi người xung quanh mình.Có tấm lòng lương thiện,tốt bụng trong cuộc sống thì chúng ta sẽ nhận được may mắn ,hạnh phúc.
Em tham khảo nhé !
Trong bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh đã dành trọn tình cảm tha thiết cho quê hương mình. Thật vậy, đầu tiên, nhà thơ của quê hương đã mở đầu bài thơ bằng khung cảnh ra khơi đánh cá người dân làng chài. Tình yêu quê hương của nhà thơ đã được gửi gắm vào những vần thơ miêu tả con người và cánh buồm trong bài. Những người dân khỏe khoắn yêu lao động và con thuyền hăng hái ra khơi đã chở theo biết bao ước mơ của người dân làng chài. Nhà thơ luôn canh cánh những tình yêu quê hương đó qua những thứ thuộc về quê hương. Cánh buồm giương to được tác giả so sánh với mảnh hồn làng chứa đựng tất cả những gì thiêng liêng nhất của quê hương nhà thơ. Dù không bộc lộ tình yêu trực tiếp nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được tình cảm tha thiết, mãnh liệt. Những câu thơ tiếp theo miêu tả cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập. Khung cảnh bình dị, no ấm của người dân được tác giả miêu tả hiện lên. Những câu thơ chính là bài ca về lao động, bài ca về khát vọng no ấm của những người dân làng chài. Chao ôi, tác giả là người yêu quê hương tha thiết nên luôn cảm nhận được những sự vất vả của người dân làng chài sau mỗi buổi đánh cá về! Và những câu thơ cuối đã thể hiện được tình yêu quê hương luôn thường trực trong tâm trí của nhà thơ. Tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một thứ tình cảm luôn thường trực của người con xa quê luôn khắc ghi và nhớ về tất cả những thứ bình dị thân thương thuộc về quê hương của mình.
TK#
Tế Hanh là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam với những vẫn thơ giàu hình ảnh, ngôn ngữ tự nhiên, giản dị và luôn chất chứa tình yêu quê hương tha thiết. Bài thơ "Quê hương" được sáng tác năm 1939 khi nhà thơ còn đang học ở Huế là một sáng tác tiêu biểu của ông. Đọc bài thơ, người đọc sẽ cảm nhận được một cách rõ nét tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ.
Trước hết, tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện gián tiếp qua cách nhà thơ giới thiệu về quê hương của mình trong hai câu thơ mở đầu bài thơ.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Với hai câu thơ tám chữ ngắn gọn nhưng có thể thấy tác giả đã giới thiệu một cách toàn diện, khái quát và đầy đủ về quê hương của chính mình. "Làng tôi" là cách gọi đầy thiết tha, trìu mến, chan chứa bao tình cảm của nhà thơ với quê hương của mình. Để rồi, từ đó, nhà thơ vẽ ra những đặc điểm, vị trí của quê hương mình. Cụm từ "vốn làm nghề chài lưới" đã cho thấy quê hương của nhà thơ là một làng nghề đánh cá truyền thống từ lâu đời. Cùng với đó, vị trí của làng chính là ở gần biển, chỉ "cách biển nửa ngày sông", có thể dễ dàng nhận thấy đây chính là cách tính không gian quen thuộc của người dân miền biển - lấy thời gian để đo không gian. Như vậy có thể thấy nhà thơ đã giới thiệu một cách ngắn gọn, tự nhiên, giản dị về quê hương của mình. Ẩn sau lời giới thiệu ấy chính là tình cảm thiết tha, đằm thắm và nỗi niềm yêu thương, tự hào về quê hương mình của nhà thơ Tế Hanh.
Không dừng lại ở đó, tình yêu quê hương của tác giả trong bài thơ còn được thể hiện qua nỗi nhớ, cách miêu tả của tác giả về khung cảnh sinh hoạt, lao động của những người dân làng chài nơi mảnh đất quê hương. Khung cảnh đầu tiên hiện lên trong nỗi niềm của tác giả đó chính là khung cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào mỗi buổi sáng.
Khi trời xanh, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Hai câu thơ đã mở ra khoảng không gian và thời gian để những chiếc thuyền của người dân làng chài ra khơi đánh cá. Đó là một buổi sớm mai với ánh mặt trời ấm áp cùng những ánh nắng hồng tỏa sáng muôn nơi, khoảng thời gian ấy đã gợi ra biết bao niềm tin, hi vọng cho người dân nơi đây. Và trong khoảng thời gian ấy, trong không gian của "trời xanh', của "gió nhẹ" những người dân nơi đây đã giong buồm ra khơi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Hình ảnh những con thuyền nối đuôi nhau ra khơi được tác giả khắc họa thật đẹp, thật dũng mãnh, khỏe khoắn và tràn đầy tự tin qua hình ảnh so sánh độc đáo "hăng như con tuấn mã" cùng việc sử dụng hàng loạt động từ mạnh như "phăng", "vượt". Và không chỉ dừng lại ở đó, khung cảnh ra khơi của những người dân làng chài còn được thể hiện ở hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ tiếp theo.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Hình ảnh so sánh độc đáo cùng phép tu từ ẩn dụ làm hiện lên hình ảnh của cánh buồm trắng, mang linh hồn, sự sống, sức mạnh của cả xóm làng. Có thể thấy đây là một hình ảnh thơ lãng mạn, qua đó thể hiện sự tự hào, niềm tin và tình yêu quê hương của tác giả.
Trong nỗi nhớ, tình yêu quê hương, nhà thơ Tế Hanh còn khéo léo miêu tả lại khung cảnh những đoàn thuyền đánh cá trở về sau ngày dài vượt khơi xa.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
"Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng"
Dưới ngòi bút của Tế Hanh, khung cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trên bến quê thật ồn ào, tấp nập, tràn đầy tiếng cười nói vui vẻ sau một chuyến ra khơi bội thu với những chiếc ghe đầy cá, với những con cá tươi ngon. Để rồi, những người dân chài lưới nơi đây lên tiếng thầm cảm ơn thiên nhiên, cảm ơn người mẹ biển cả đã dịu hiền, chở che, bảo vệ những đứa con để họ có thể trở về với "cá đầy ghe". Đồng thời, trong niềm vui ấy, tác giả đã khắc họa hình ảnh những người dân làng chài với vẻ đẹp thật khỏe khoắn.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Hình ảnh những người dân làng chài hiện lên với làn da đen bởi rám nắng cùng thân hình với những bắp thịt cuồn cuộn đã tạo nên phong thái khỏe khoắn, mạnh mẽ của họ. Thêm vào đó, cụm từ "vị xa xăm" còn gợi lên vị mặn của biển cả, của đại dương bao la, mênh mông, dường như, tất cả chúng đã thấm sâu vào thân hình của những con người nơi đây. Cùng với hình ảnh những người dân làng chài, bằng ngòi bút tài hoa tinh tế và tình yêu của mình, nhà thơ còn khắc họa hình ảnh con thuyền nghỉ ngơi sau ngày làm việc mệt nhọc.
Chiếc thuyền im, bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Với nghệ thuật nhân hóa độc đáo cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác dường như đã làm hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh con thuyền như một sinh thể có tâm hồn, như một sự sống lao động của những con người nơi đây, nó cũng có những cảm nhận của riêng mình sau mỗi hành trình ra khơi. Và để rồi, qua đó giúp chúng ta cảm nhận thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ. Có lẽ phải thật sự giàu lòng yêu quê hương, luôn nhớ tới quê hương thì nhà thơ mới có những cảm nhận sâu sắc và độc đáo đến như vậy.
Thêm vào đó, tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh còn được bộc lộ trực tiếp qua nỗi nhớ quê hương trong khổ thơ cuối của bài thơ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
Những ngày tháng rời xa quê hương, trong nỗi lòng của Tế Hanh luôn hiện hữu nỗi nhớ quê da diết, sâu nặng. Nhớ về quê hương, nhà thơ nhớ những nét bình dị, thân thuộc nhất của nơi đây, đó là màu nước xanh của biển cả, là cá bạc, là thuyền vôi và đặc biệt là nhớ "cái mùi nồng mặn" - cái vị mặn mòi của biển cả đã thấm sâu vào trong mỗi người con làng chài. Đặc biệt, điệp từ "nhớ" được lặp lại trong đoạn thơ đã nhấn mạnh rõ nét nỗi nhớ quê hương của nhà thơ. Chắc hẳn, nhà thơ phải yêu quê hương thật nhiều thì mới có một nỗi nhớ quê da diết, cháy bỏng đến vậy.
Với những hình ảnh thơ độc đáo, lãng mạn cùng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, bài thơ "Quê hương" đã giúp người đọc cảm nhận một cách chân thực và rõ nét tình yêu quê hương tha thiết, sâu sắc của nhà thơ Tế Hanh. Tình yêu ấy được thể hiện rõ nét trong những tháng ngày nhà thơ phải sống xa quê hương của mình.
Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em, ba đã mua tặng em bộ dụng cụ học tập với nhiều màu sắc bắt mắt. Trong đó em thích nhất là chiếc hộp bút.
Ôi, chiếc hộp bút mới xinh đẹp làm sao. Hộp bút có in hình các nhân vật trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản: “Hàng xóm tôi là Totoro”. Đó là cô chị Satsuki, cô em Mei và nhân vật quan trọng nhất là Totoro, con thú thần bảo vệ và cai quản khu rừng cạnh làng của hai chị em, luôn đi theo Totoro lớn còn có hai Totoro nhỏ màu xanh và trắng. Mặt trước là hình các nhân vật đang nằm trên bụng thú thần, giữa cánh rừng bao la, có vẻ hoang vu nhưng không kém phần tươi đẹp. Mặt sau là hai chị em cùng các Totoro nhỏ và lớn đang ngồi trên một cành cây hướng ra bờ sông, chơi trò gì đó có vẻ thích thú lắm. Chiếc hộp bút được làm bằng nhựa tổng hợp, được thiết kế theo dạng hình chữ nhật. Nó dài chừng 22cm, rộng chừng 5cm và cao khoảng 3cm. Kích thước như vậy vừa không quá to, lại không quá nhỏ, rất vừa vặn xinh xắn khi cho vào cặp xách.
Cả hai mặt của hộp bút đều mở được ngăn. Các ngăn được mở ra, đóng vào một cách dễ dàng nhờ hai viên nam châm, được lắp ở giữa. Ở mỗi ngăn đều có gắn các đầu nhựa hình tròn để cho bút vào, tránh cho bút khỏi rơi ra trong quá trình di chuyển. Các đầu nhựa này còn có thể nhấc lên, đặt xuống khiến cho việc lấy bút trở nên dễ dàng hơn. Ở ngăn trước, em dùng để đựng các loại bút như bút chì, bút máy, bút nước, bút dạ cho môn Mĩ thuật. Ngăn kia dùng để để các loại thước như thước kẻ, đo độ, eke và chiếc com-pa nhỏ nhắn màu hồng. Vì ở giữa hai ngăn có lắp cả gọt bút chì nên em không cần phải mang gọt riêng theo như trước nữa.
Có chiếc hộp bút mới ba tặng, chiếc cặp sách trở nên gọn gàng hơn và em cũng đã biết giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận hơn, chu đáo hơn. Khi dùng xong, em đều cho bút vào trong ngăn để bút không bị rơi hay hỏng. Khi đến lớp, em đặt chiếc hộp bút vào một ngăn riêng, khi về nhà thì được đặt lên giá sách thật gọn gàng. Chiếc hộp bút gắn bó với em như hình với bóng, là vật dụng không thể thiếu mỗi khi đến trường.
Có thể càng ngày càng có nhiều loại hộp bút với hình dáng và màu sắc khác nhau, thu hút người dùng, nhưng đối với em, chiếc hộp bút ba tặng luôn là món quà quý giá mà em luôn giữ gìn, trân trọng.
Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em, ba đã mua tặng em bộ dụng cụ học tập với nhiều màu sắc bắt mắt. Trong đó em thích nhất là chiếc hộp bút.
Ôi, chiếc hộp bút mới xinh đẹp làm sao. Hộp bút có in hình các nhân vật trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản: “Hàng xóm tôi là Totoro”. Đó là cô chị Satsuki, cô em Mei và nhân vật quan trọng nhất là Totoro, con thú thần bảo vệ và cai quản khu rừng cạnh làng của hai chị em, luôn đi theo Totoro lớn còn có hai Totoro nhỏ màu xanh và trắng. Mặt trước là hình các nhân vật đang nằm trên bụng thú thần, giữa cánh rừng bao la, có vẻ hoang vu nhưng không kém phần tươi đẹp. Mặt sau là hai chị em cùng các Totoro nhỏ và lớn đang ngồi trên một cành cây hướng ra bờ sông, chơi trò gì đó có vẻ thích thú lắm. Chiếc hộp bút được làm bằng nhựa tổng hợp, được thiết kế theo dạng hình chữ nhật. Nó dài chừng 22cm, rộng chừng 5cm và cao khoảng 3cm. Kích thước như vậy vừa không quá to, lại không quá nhỏ, rất vừa vặn xinh xắn khi cho vào cặp xách.
Cả hai mặt của hộp bút đều mở được ngăn. Các ngăn được mở ra, đóng vào một cách dễ dàng nhờ hai viên nam châm, được lắp ở giữa. Ở mỗi ngăn đều có gắn các đầu nhựa hình tròn để cho bút vào, tránh cho bút khỏi rơi ra trong quá trình di chuyển. Các đầu nhựa này còn có thể nhấc lên, đặt xuống khiến cho việc lấy bút trở nên dễ dàng hơn. Ở ngăn trước, em dùng để đựng các loại bút như bút chì, bút máy, bút nước, bút dạ cho môn Mĩ thuật. Ngăn kia dùng để để các loại thước như thước kẻ, đo độ, eke và chiếc com-pa nhỏ nhắn màu hồng. Vì ở giữa hai ngăn có lắp cả gọt bút chì nên em không cần phải mang gọt riêng theo như trước nữa.
Có chiếc hộp bút mới ba tặng, chiếc cặp sách trở nên gọn gàng hơn và em cũng đã biết giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận hơn, chu đáo hơn. Khi dùng xong, em đều cho bút vào trong ngăn để bút không bị rơi hay hỏng. Khi đến lớp, em đặt chiếc hộp bút vào một ngăn riêng, khi về nhà thì được đặt lên giá sách thật gọn gàng. Chiếc hộp bút gắn bó với em như hình với bóng, là vật dụng không thể thiếu mỗi khi đến trường.
Có thể càng ngày càng có nhiều loại hộp bút với hình dáng và màu sắc khác nhau, thu hút người dùng, nhưng đối với em, chiếc hộp bút ba tặng luôn là món quà quý giá mà em luôn giữ gìn, trân trọng.
(1+5/4+3/2+............................+19/4):23
=4/4+5/4+6/4+7/4+8/4+.......................+19/4):23
=\(\frac{4+5+6+........+19}{4}\):23
=\(\frac{184}{4}\):23=46:23=2
\(B=1.3+3.5+5.7+....+27.29+29.31\)
\(6B=1.3.6+3.5.6+5.7.6+....+27.29.6+29.31.6\)
\(6B=1.3.\left(5+1\right)+3.5.\left(7-1\right)+5.7.\left(9-3\right)+...+27.29.\left(31-25\right)+29.31.\left(33-27\right)\)
\(6B=1.3.5+3+3.5.7-1.3.5+5.7.9-3.5.7+...+27.29.31-25.27.29+29.31.33-27.29.31\)
\(6B=3+29.31.33\)
\(B=\frac{3+29.21.33}{6}=4945\)
(ĐỀ SỐ 1)
Bài 1 : Tính : ( 2 điểm )
a)21+31+41
b) (27,09 + 258,91)
25,4
Bài 2 : Tìm y : ( 2 điểm )
52
( y : 78 ) = 3380
Bài 3 : ( 3 điểm )
Một người thợ làm trong 2 ngày mỗi ngày làm 8 giờ thì làm được 112 sản phẩm . Hỏi người thợ đó làm
trong 3 ngày mỗi ngày làm 9 giờ thì được bao nhiêu sản phẩm cùng loại ?
Bài 4 : ( 3 điểm )
Cho tam giác ABC có diện tích là 150 m
2
. Nếu kéo dài đáy BC ( về phía B ) 5 m thì diện tích tăng thêm là
35 m
2
. Tính đáy BC của tam giác
Câu 1
Tìm số tự nhiên chia hết cho 5, biết rằng số đó cộng với hai lần tổng các chữ
số của nó thì bằng 87.
65
Câu 2
Tìm y:
1 1 1 1 1 2
1 3 3 5 5 7 7 9 9 11 3
y .
22
15
y
Câu 3
Tìm phân số lớn nhất trong các phân số sau:
9 3 5 10 21
13 4 6 11 22
; ; ; ; .
21
22
Câu 4
Một người mua 3 cái bàn và 5 cái ghế với tổng số tiền phải trả là 1414000
đồng. Giá một cái bàn đắt hơn một cái ghế là 226000 đồng. Hỏi giá tiền của
một cái bàn là bao nhiêu?
318 000đ
Câu 5
Cho hình tam giác ABC có diện tích 216 cm
2
, AB = AC, BC = 36 cm. Trên AB
lấy điểm M sao cho
2
3
MB AB . Trên AC lấy điểm N sao cho
2
3
NC AC ,
và trên cạnh BC lấy điểm I sao cho
2
3
BI BC . Nối M với N và N với I được
hình thang MNIB. Tính diện tích hình thang MNIB.
144cm
2
Câu 6
Một người đi bộ từ A đến B với vận tốc 6km/giờ. Đến B người đó đã trở về
bằng xe đạp với vận tốc 18km/giờ trên một quãng đường khác dài hơn AB
6km. Tính độ dài AB biết người đó vừa đi vừa về hết 3 giờ 40 phút.
15km
Câu 7 Cho bài toán tìm y biết: 12 3 4: (y ) . Hãy chỉ ra lời giải đúng
A.
12 3 4 12 3 4 12 3 4 4 4 1: (y ) ; : ( y) ; ( : ) y ; y ; y .
B.
12 3 4 12 3 4 12 3 4 4 4 1: (y ) ; : ( y) ; ( : ) : y ; : y ; y .
B
Câu 8
Có 18 hình lâp phương như nhau, mỗi hình có cạnh 5cm. Xếp tất cả 18 hình
này thành một hình hộp chữ nhật. Hỏi hình hộp chữ nhật xếp được có thể tích
lớn nhất là bao nhiêu?
2250cm
3
Câu 9
Tìm chữ số tận cùng của
11 13 15 17 23 25 27 29 31 33 35 37 45 47 49 51
0
Câu 10
Có bao nhiêu số có 3 chữ số nhỏ hơn 500 mà chia hết cho 4? 100
Câu 11 Tìm x biết 2 4 1996 998000(x ) (x ) ... (x )
1
Câu 12
Thực hiện phép tính
12341234123412342468 1234 10001000100010000:
2
Câu 13
Tìm phân số bằng phân số
11
14
biết rằng mẫu số của phân số đó lớn hơn tử số
của nó 1995 đơn vị
7315
9310
Câu 14
Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 45,5 m. Chiều rộng bằng
2
5
chiều dài.
Tính diện tích miếng đất đó.
105,625m
2
Câu 15
Một đoàn tàu chạy ngang qua một cột điện hết 8 giây. Cũng với vận tốc đó,
đoàn tàu chui qua một đường hầm dài 260mhết 1 phút. Tính chiều dài và vận
tốc của đoàn tàu.
40m
18km/giờ