K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

STT

Bài học

Kiến thức được củng cố

Kiến thức mới

1

Bài 6: Bài học cuộc sống

 

- Thành ngữ

- Nói quá

2

Bài 7: Thế giới viễn tưởng

Dấu ngoặc kép

- Mạch lạc và liên kết của văn bản

- Dấu chấm lửng

3

Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành

 

- Biện pháp liên kết

- Thuật ngữ

4

Bài 9: Hòa điệu với tự nhiên

 

- Cước chú

- Tài liệu tham khảo

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

STT

Bài học

Kiến thức được củng cố

Kiến thức mới

1

Trợ từ

- Cách nhận biết trợ từ

- Tác dụng của trợ từ

2

Thán từ + Biện pháp tu từ

- Cách nhận biết thán từ

- Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng

Hai loại thán từ chính

3

Biện pháp tu từ + Nghĩa của từ

- Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng

- Từ đồng nghĩa, từ láy

 

4

Biện pháp tu từ + Nghĩa của từ + Lựa chọn cấu trúc câu

- Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng

- Từ đồng nghĩa, từ láy

- Sự khác nhau về ý nghĩa khi thay đổi cấu trúc câu

 

5

Thành phần biệt lập

- Cách nhận biết thành phần biệt lập

- Các thành phần biệt lập và tác dụng, cách nhận biết

6

Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói

- Các kiểu câu tiếng Việt

- Cách nhận biết các kiểu câu: câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

7

Câu phủ định và câu khẳng định

- Các kiểu câu tiếng Việt

- Cách nhận biết câu phủ định và câu khẳng định

15 tháng 9 2023

Tham khảo

STT

Nội dung tiếng Việt

Khái niệm cần nắm vững

Dạng bài tập thực hành

1

Biệt ngữ xã hội

Là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, do vậy, chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp.

Chỉ ra biệt ngữ xã hội và nêu tác dụng.

2

Biện pháp tu từ đảo ngữ

Được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói).

Chỉ ra biện pháp tu từ đảo ngữ và nêu tác dụng.

3

Từ tượng hình và từ tượng thanh

- Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật.

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người.

Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích tác dụng.

4

Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp

- Đoạn văn diễn dịch: đoạn văn có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp theo triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ chủ đề của đoạn văn.

- Đoạn văn quy nạp: Đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khái quát nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đề ở cuối đoạn văn.

- Đoạn văn song song: Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề.

- Đoạn văn phối hợp: Đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp, có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.

Tìm câu chủ đề, xác định kiểu đoạn văn và phân tích tác dụng cách thức tổ chức đoạn văn..

5

Từ Hán Việt

Trong vốn từ gốc Hán, có một bộ phận các từ đơn được cảm nhận như từ thuần Việt và một bộ phận các từ phức ít nhiều gây khó hiểu. Nhóm từ gốc Hán này thường được gọi là từ Hán Việt.

Chỉ ra các yếu tố Hán Việt và giải nghĩa.

6

Sắc thái nghĩa của từ

Là phần nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản, thể hiện thái độ, cảm xúc, cách đánh giá của người dùng đối với đối tượng được nhắc đến.

Phân biệt sắc thái nghĩa của từ.

7

Câu hỏi tu từ

Là câu hỏi không dùng để hỏi mà để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc,…

- Chỉ ra câu hỏi tu từ.

- Chuyển câu  sang câu hỏi tu từ.

8

Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

- Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu.

- Nghĩa hàm ẩn là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh của cả câu, từ nghĩa của từ trong câu và từ ngữ cảnh sử dụng câu.

Xác định nghĩa hàm ẩn của câu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Em đã được học về những loại, thể loại văn bản nào trong học kì 2:

- Truyện ngụ ngôn

- Thành ngữ, tục ngữ

- Truyện khoa học viễn tưởng

- Văn bản nghị luận

- Văn bản thông tin

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Trong học kì II, em đã được học những loại, thể loại văn bản:

-  Văn bản nghị luận

- Thể thơ tự do

- Văn thuyết minh

Tóm tắt đặc điểm các thể loại:

Thể loại

Đặc điểm

Văn bản nghị luận

Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lý luận.

– Cấu trúc của văn nghị luận:

+ Mở bài:

Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu lên luận điểm cơ bản cần giải quyết trong bài.

+ Thân bài:

Tiến hành triển khai các luận điểm chính. Sử dụng lý lẽ, dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

+ Kết bài:

Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

Thể thơ tự do

– Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,…

– Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần.

– Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục.

Văn thuyết minh

– Văn bản thuyết minh đã được các chủ thể lựa chọn và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Văn bản cung cấp cho bạn đọc những kiến thức khách quan về những vấn đề, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội

– Phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày;

– Dẫn chứng trong văn bản thuyết minh cần chính xác, chặt chẽ và sinh động để truyền tải được hết ý của người viết đến với người đọc.

I.Nội dung ôn tập:1. Giới hạn ôn tập:a. Phần văn bản: ôn nội dung và nghệ thuật của các văn bản:+ “Tôi đi học” – Thanh Tịnh+ “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng.b. phần tiếng Việt: kiến thức TV học kì II lớp 7- Câu rút gọn, đặc biệt- Câu đơn mở rộng thành phần.- Các biện pháp tu từ nghệ thuật.2. Cấu trúc đề kiểm tra:Phần I: Câu hỏi đọc hiểu: có thể có các dạng:1. xác định nội dung...
Đọc tiếp

I.Nội dung ôn tập:
1. Giới hạn ôn tập:
a. Phần văn bản: ôn nội dung và nghệ thuật của các văn bản:
+ “Tôi đi học” – Thanh Tịnh
+ “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng.
b. phần tiếng Việt: kiến thức TV học kì II lớp 7
- Câu rút gọn, đặc biệt
- Câu đơn mở rộng thành phần.
- Các biện pháp tu từ nghệ thuật.
2. Cấu trúc đề kiểm tra:
Phần I: Câu hỏi đọc hiểu: có thể có các dạng:
1. xác định nội dung đoạn văn;
2. xác định và trình bày hiệu quả biện pháp tu từ;
3. giải thích, phân tích ý nghĩa của một từ ngữ hoặc chi tiết;
4. xác định ngôi kể; xác định phương thức biểu đạt,…
5. Đoạn văn NLVH liên quan tới 2 văn bản: “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ”: + Phần
Phần II: Đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng nửa trang giấy) về vấn đề giáo dục, tình
mẫu tử.
II. Bài tập tham khảo:
Bài tập 1: Những kỷ niệm của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi đi học” được nhà
văn diễn tả theo trình tự nào? Tóm tắt trình tự diễn biến tâm trạng đó.
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lơi câu hỏi:
“Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng
thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là
vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề
quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự
nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật.”
1.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
2. Nội dung chính của đoạn văn là gì?
3. Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
4. So sánh tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên với đoạn trích sau: “Nhưng
lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái

đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng
lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.”
5. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 9 câu để làm rõ sự thay đổi về tâm trạng của nhân vật
tôi trong 2 đoạn văn trích trên trong đó có sử dụng một câu đơn mở rộng thành phần
(gạch chân, chú thích).
Bài tập 3: Tìm và nêu tác dụng những hình ảnh so sánh có trong văn bản “Tôi đi học”
Bài tập 4: Hãy kể tên một văn bản đã học trong chương trình cũng ghi lại cảm xúc về ngày
đầu tiên đi học, ghi rõ tên tác giả.
Bài tập 5: Cho đoạn văn sau:
“Cô tôi vẫn tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe. Có một bà họ nội xa vào trong
ấy cân gạo về bán. Bà ta một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bong
đèn. Mẹ tôi ăn vận rách rưới, mặt mày xanh bủng, người gầy rạc đi, thấy thế bà ta
thương tình toan gọi hỏi xem xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che…
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ, khóc không ra tiếng. Giá những cổ
tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ
lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”

(Sách giáo khoa Ngữ văn 8– tập 1)

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
2. Em hiểu thế nào về thể loại hồi ký? Nội dung hồi ký được trích trên là gì?
3. Đọc đoạn trích, em hình dung ra sao về tình cảnh của nhân vật chú bé Hồng?
4. “Cười rất kịch” là gì? Thông qua cách miêu tả của tác giả, nhân vật bà cô hiện lên là
người như thế nào?
5. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ
tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà
nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
6. Cho câu chủ đề: “Qua đoạn trích, tác giả đã diễn tả tình yêu thương mãnh liệt của
chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh”.
Hãy viết tiếp 8 – 10 câu để hoàn thành đoạn văn ngắn triển khai chủ đề trên, trong do
có sử dụng một trường từ vựng diễn tả tâm trạng. (gạch chân –chú thích)
Bài tập 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy
giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nhắc lại lời người họ nội
của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật
màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái

hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên
đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm
áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi
thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 8 – Tập 1)

Câu 1: Văn bản “Trong lòng mẹ” trích hồi ký “Những ngày thơ ấu” do ai sáng tác?
Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu giới thiệu về tác giả đó.
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy gợi tả hình ảnh trong việc
thể hiện tâm trạng của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ.
Câu 3: Xác định cụm chủ vị dùng để mở rộng câu trong câu văn in đậm.
Câu 4: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 9
câu, làm sáng tỏ tâm trạng sung sướng, hạnh phúc của nhân vật “tôi” khi được gặp lại
mẹ trong đó có sử dụng một trợ từ (gạch chân, chú thích)
Câu 5: Trong chương trình Ngữ văn 7, cũng có một văn bản ca ngợi tình yêu thương và
sự hi sinh của mẹ dành cho con. Ghi lại tên văn bản và tác giả đó.

2
19 tháng 9 2021

giúp mình với mình cần gấp 12:00 ngày 19/9 xong mình cho 10 tick

19 tháng 9 2021

Bạn tách câu hỏi ra chứ để nhiều vậy ko trl nổi đâu, mà chỉ đăng những cái bạn thật sự cần thôi nhé!

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Có thể tham khảo đoạn thơ sưu tầm sau:

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay:

“Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò Cổng Phủ

Con cò Đồng Đăng…”

Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ

“Con cò ăn đêm

Con cò xa tổ

Cò gặp cành mềm

Cò sợ xáo măng…”

Ngủ yên, ngủ yên, cò ơi, chớ sợ

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân

Con chưa biết con cò con vạc

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân

(Con cò - Chế Lan Viên)

11 tháng 3 2023

Kiểu bài

Trước khi viết

Tìm ý và lập dàn ý

Viết bài/ viết đoạn

Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

- Xác định đề tài: nắm rõ đề tài được nhắc đến.

-Thu thập tư liệu: Thu thập dẫn chứng thơ liên quan.

- Nghĩ ra những ý chính mà mình sẽ viết rồi lập dàn ý cụ thể.

Viết đoạn văn hoàn chỉnh, có cảm xúc và bám sát đề bài.

Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn.

Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử

- Xác định đề tài: nắm rõ đề tài được nhắc đến.

-Thu thập tư liệu: Thu thập dẫn chứng nhân vật/sự việc liên quan (hình ảnh, tư liệu, lời kể của nhân vật).

- Nghĩ ra những ý chính mà mình sẽ viết rồi lập dàn ý cụ thể.

Viết bài văn hoàn chỉnh, có cảm xúc và bám sát đề bài.

Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn.

Bài văn biểu cảm về sự việc

- Xác định đề tài: nắm rõ đề tài được nhắc đến.

-Thu thập tư liệu: Thu thập dẫn chứng sự việc liên quan (hình ảnh, tư liệu, lời kể của nhân vật).

- Nghĩ ra những ý chính mà mình sẽ viết rồi lập dàn ý cụ thể.

Viết bài văn hoàn chỉnh, có cảm xúc và bám sát đề bài.

Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn.

Bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

- Xác định đề tài: nắm rõ đề tài được nhắc đến.

-Thu thập tư liệu: Thu thập dẫn chứng nhân vật liên quan (hình ảnh, tư liệu, lời kể của nhân vật).

- Nghĩ ra những ý chính mà mình sẽ viết rồi lập dàn ý cụ thể.

Viết bài văn hoàn chỉnh, có cảm xúc và bám sát đề bài.

Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn.

Bài văn thuyết minh về quy tắc hay luật lệ của hoạt động

- Xác định đề tài: nắm rõ đề tài được nhắc đến.

-Thu thập tư liệu: Thu thập dẫn chứng quy tắc/ luật lệ liên quan (hình ảnh, tư liệu, lời kể của nhân vật).

- Nghĩ ra những ý chính mà mình sẽ viết rồi lập dàn ý cụ thể.

Viết bài văn hoàn chỉnh, có cảm xúc và bám sát đề bài.

Đọc văn bản, sửa các lỗi chính tả và lỗi diễn đạt trong đoạn văn.

16 tháng 9 2023

- Bố cục: 3 phần (Mở đầu, nội dung, kết thúc)

- Cách trình bày thông tin: Phù hợp, chính xác, tường minh, dễ hiểu, rành mạch.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

1

Lá cờ thêu sáu chữ vàng

Nguyễn Huy Tưởng

Truyện lịch sử

Ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản

Trang trọng, giản dị

1

Quang Trung đại phá quân Thanh

Ngô gia văn phái

Truyện lịch sử

Chiến thắng lừng lẫy của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung

Trang nghiêm, giản dị

2

Thu Điếu

Nguyễn Khuyến

Thơ Đường luật

Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.

Vận dụng tài tình nghệ thuật đối và nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

2

Thiên Trường vãn vọng

Trần Nhân Tông

Thơ Đường luật

Bức tranh cảnh vật làng quê trầm lặng mà ko đìu hiu. Thiên nhiên và con người hòa quyện một cách nên thơ. Qua đó, ta thấy cái nhìn "vãn vọng" của vị vua thi sĩ có tâm hồn gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị...

 

- Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo. - Nhịp thơ êm ái, hài hòa.

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa.

3

Hịch tướng sĩ

Trần Quốc Tuấn

Nghị luận

Bài Hịch phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết thắng.

- Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc

- Lập luận chặt chẽ, lý lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao

- Kết hợp hài hòa giữa lý trí và tình cảm

- Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu

3

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ Chí Minh

Nghị luận

Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc

- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,...

- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả

- Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước

4

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu

Trần Tế Xương

Thơ Đường luật

Tác phẩm này tập trung miêu tả tình trạng thảm hại của kỳ thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, đồng thời thể hiện sự đau đớn, xót xa của nhà thơ đối với tình cảnh hiện thực nhốn nháo và bất ổn của xã hội thực dân nửa phong kiến ở thời điểm đó.

Dử dụng nghệ thuật đối, đảo ngữ trong việc tái hiện cảnh thảm hại của kỳ thi và nói lên tâm sự của tác giả. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng đầy sức biểu cảm.

4

Lai Tân

Hồ Chí Minh

Thơ Đường luật

Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay

Ngòi bút miêu tả giản dị, chân thực.

Lối viết mỉa mai sâu cay.

Bút pháp trào phúng.

5

Trưởng giả học làm sang

Mô-li-e

Hài kịch

Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả.

Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.

5

Chùm truyện cười dân gian Việt Nam

 

Truyện cười

Phê phán những thói hư tật xấu của con người trong xã hội.

Truyện cười dân gian ngắn gọn với những tình huống hài hước, gây bất ngờ.