viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ cây dừa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
lớp 6 mà bạn phải viết 15 câu thôi á
Mình cũng học lớp 6 mà phải viết 5 trang 7 dòng
mà là viết đoạn văn ấy ko phải bài đâu T^T
Giờ mình đang mở mạng tìm gợi ý
ài thơ "Cây dừa" của tác giả Trần Đăng Khoa đã khiến tôi cảm xúc rất sâu sắc. Bài thơ này tuy ngắn nhưng đã lồng ghép tất cả những yếu tố tạo nên một tác phẩm nghệ thuật về đất nước, con người và thiên nhiên.
Thơ ca như một lời tỏ tình với cây dừa đang nằm yên trong bóng râm của rừng xanh. Từng câu thơ tuy ngắn nhưng lại tập hợp đủ những cảm xúc của tác giả khi nhìn đến cây dừa. Tôi cảm nhận được tình yêu, sự kính trọng, sự quý trọng từ người viết dành cho cây dừa - một nhân vật rất quen thuộc với người Việt Nam.
Điều này khiến cho tôi nhớ về những kỷ niệm của mình với cây dừa khi còn nhỏ. Những chuyến đi dã ngoại cùng gia đình, cùng bạn bè. Hình ảnh của cây dừa với hàng lá chắn mặt trời còn hiện hữu trong đầu tôi đến bây giờ. Và bài thơ "Cây dừa" khiến tôi cảm thấy như một món quà quý giá từ tác giả, gợi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.
Tuy nhiên, sâu trong bài thơ còn ẩn chứa một thông điệp về trái đất, về thiên nhiên mà con người đang làm hại đến. Tác giả đã gửi gắm thông điệp đó khi viết về sự hi sinh của cây dừa với lời kêu gọi "Mỗi người hãy làm một chậu nương".
Tôi thật sự rất cảm kích với tác giả Trần Đăng Khoa vì đã tô vẽ một bức tranh đẹp về cảm xúc của con người với thiên nhiên và nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường.
Trong tất cả các tác phẩm văn chương, nói riêng là thơ ca, mỗi cái đều mang một thông điệp sâu sắc đến từng độc giả. Bài thơ "Cây dừa" của Trần Đăng Khoa đã làm cho tôi cảm thấy rất gần gũi với chính mình, với giá trị đáng quý của thiên nhiên và sự phản ánh rõ nét về tình cảm sống động của tác giả đối với cây dừa.
ài thơ "Cây dừa" của tác giả Trần Đăng Khoa đã khiến tôi cảm xúc rất sâu sắc. Bài thơ này tuy ngắn nhưng đã lồng ghép tất cả những yếu tố tạo nên một tác phẩm nghệ thuật về đất nước, con người và thiên nhiên.
Thơ ca như một lời tỏ tình với cây dừa đang nằm yên trong bóng râm của rừng xanh. Từng câu thơ tuy ngắn nhưng lại tập hợp đủ những cảm xúc của tác giả khi nhìn đến cây dừa. Tôi cảm nhận được tình yêu, sự kính trọng, sự quý trọng từ người viết dành cho cây dừa - một nhân vật rất quen thuộc với người Việt Nam.
Điều này khiến cho tôi nhớ về những kỷ niệm của mình với cây dừa khi còn nhỏ. Những chuyến đi dã ngoại cùng gia đình, cùng bạn bè. Hình ảnh của cây dừa với hàng lá chắn mặt trời còn hiện hữu trong đầu tôi đến bây giờ. Và bài thơ "Cây dừa" khiến tôi cảm thấy như một món quà quý giá từ tác giả, gợi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.
Tuy nhiên, sâu trong bài thơ còn ẩn chứa một thông điệp về trái đất, về thiên nhiên mà con người đang làm hại đến. Tác giả đã gửi gắm thông điệp đó khi viết về sự hi sinh của cây dừa với lời kêu gọi "Mỗi người hãy làm một chậu nương".
Tôi thật sự rất cảm kích với tác giả Trần Đăng Khoa vì đã tô vẽ một bức tranh đẹp về cảm xúc của con người với thiên nhiên và nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường.
Trong tất cả các tác phẩm văn chương, nói riêng là thơ ca, mỗi cái đều mang một thông điệp sâu sắc đến từng độc giả. Bài thơ "Cây dừa" của Trần Đăng Khoa đã làm cho tôi cảm thấy rất gần gũi với chính mình, với giá trị đáng quý của thiên nhiên và sự phản ánh rõ nét về tình cảm sống động của tác giả đối với cây dừa.
Tham khảo:
Chuyện cổ tích về loài người - một bài thơ gửi gắm nhiều bài học sâu sắc. Ngay từ nhan đề, người đọc đã có cảm nhận bài thơ mang dáng vẻ những truyện cổ tích mà bà, mẹ vẫn thường hay kể. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự được kể lại để lí giải về nguồn gốc của loài người. Tác giả lần lượt kể lại sự ra đời của các sự vật. Đầu tiên trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất như thiên nhiên (cây cối, ánh sáng, con đường…) và con người (mẹ, bà, bố, thầy cô…). Mỗi một sự vật, Xuân Quỳnh lại dùng những cách miêu tả khéo léo để người đọc dễ dàng hình dung hơn. Từ những hình ảnh đó, người đọc thấy được tình yêu thương dành cho trẻ em của Xuân Quỳnh, cũng như gửi gắm thông điệp hãy luôn yêu thương, chăm sóc trẻ em.
tham khảo
Đến với Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh đã lí giải cho người đọc về nguồn gốc của loài người một cách độc đáo mà thú vị. Viết theo hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại - về nguồn gốc loài người. Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Những câu tự sự nhưng lại đan xen cả miêu tả. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em. Không chỉ là thiên nhiên, mà trẻ em cần có được tình yêu thương của những người thân trong gia đình: người bà, người mẹ, người bố; cùng với sự ra đời của trường lớp, thầy cô… Với bài thơ, Xuân Quỳnh đã cho người đọc thấy được tình yêu thương dành cũng như thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu
Cần đáp ứng:
+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.
+ Thể hiện đc cảm xúc chung về bài thơ.
+ Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả có trong bài thơ.
+ Chỉ ra đc nét độc đáo trong cáchtự sự và miêu tả của nhà thơ.
Đến với bài thơ “Mây và sóng”, Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đến khi nghe câu trả lời, em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ ở nhà và từ chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa trẻ dành cho người mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Để rồi sau đó, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
cái này mik tham khoảo trên mang á
refer
Bài thơ Những cánh buồm là một tác phẩm viết về tình cảm cha con vô cùng ấn tượng. Tình phụ tử trong tác phẩm thơ này không hoa mĩ, mà mộc mạc, chân chất. Hình ảnh người cha dịu dàng dắt tay con đi trên bãi cát, mỉm cười và âu yếm xoa đầu con nhỏ, rồi ân cần trả lời những câu hỏi ngô nghê của con thật ấm áp biết bao. Dưới sự dẫn lối của cha, bao khát vọng về thế giới rộng lớn ngoài kia đã được khơi gợi lên trong lòng người con nhỏ bé. Đứa trẻ ấy dựng lên ước mong khám phá những điều kì lạ ở bến bờ xa xôi. Và còn mang theo cả những ước mơ còn chưa thành hiện thực của bố nữa. Tình cha con ấy thật giản dị mà cũng thật ấm áp. Dường như ta có thể cảm nhận được điều ấy ở mọi người cha trên thế gian này. Đó chính là ý nghĩa lan tỏa mạnh mẽ của tác phẩm thơ Những cánh buồm đến cho người đọc.
Tham khảo ạ
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ miêu tả hình ảnh sóng, mây thật độc đáo giúp bài thơ trở nên sinh động hơn.
Tham khảo :
Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.
Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Tác phẩm được rút ra từ tập thơ cùng tên, được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm. Giọng thơ trầm lắng giống như tiếng vỗ êm đềm của đại dương cùng với hình ảnh thơ hai cha con được nhà thơ khắc họa vô cùng chân thực. Người cha dắt con bước đi trên biển với chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch - một hình ảnh đáng yêu cho thấy sự gắn bó, yêu thương của cha và con. Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng. Khát vọng được khám phá thế giới của con khiến cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi bắt gặp chính mình của trước đây. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Và đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, người đọc cũng cảm nhận được tình cảm gia đình thật thiêng liêng, quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Bài thơ "Cây dừa" là một tác phẩm vô cùng đặc biệt và đầy cảm xúc. Khi đọc bài thơ này, tôi không thể không bị cuốn hút bởi hình ảnh tươi đẹp và ý nghĩa sâu sắc của cây dừa.
Cây dừa, với những hàng lá xanh mướt, mang đến cho tôi cảm giác thanh thản và yên bình. Từng cánh lá mềm mại và nhẹ nhàng như những cánh buồm trên biển, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp và thư thái. Tôi có cảm giác như đang đứng dưới bóng mát của cây dừa, cảm nhận được sự mát mẻ và thoải mái trong từng hơi thở.
Bài thơ còn đề cập đến ý nghĩa sâu xa của cây dừa trong cuộc sống. Cây dừa là biểu tượng của sự kiên nhẫn và sự vươn lên. Dù phải chịu đựng gió bão và sóng lớn, cây dừa vẫn vững chãi đứng vững, không bị gãy đổ. Điều này cho thấy sự mạnh mẽ và kiên cường của cây dừa, và cũng là một thông điệp ý nghĩa về sự kiên nhẫn và đồng lòng trong cuộc sống.
Bài thơ "Cây dừa" đã khắc họa một cách tuyệt vời vẻ đẹp và ý nghĩa của cây dừa. Nó đã gợi lên trong tôi những cảm xúc tươi mới, sự bình yên và hy vọng. Đọc bài thơ này, tôi cảm nhận được sự kết nối giữa con người và thiên nhiên, và nhận ra rằng chúng ta cần phải trân trọng và bảo vệ những giá trị thiên nhiên tuyệt vời như cây dừa.
cảm ơn nha