Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Cuộc sống vật chất và tâm hồn của những người lính đảo trong bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống vật chất và tâm hồn của những người lính đảo: Cuộc sống trên đảo Trường Sa khắc nghiệt, gian khổ “đến một cái cây cũng không sống được”, thành ra người lính cũng phải chấp nhận để thích nghi với môi trường. Thiếu thốn đủ thứ, trong đó có nước ngọt, vì vậy phần lớn họ phải cạo trọc đầu, thành ra “lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”. Họ gọi đùa nhau là “sư cụ”, là “bà con xa với bụt ốc”, thế hóa thành vui nhộn vì cảnh tượng “sư cụ hát tình ca” mới đưa duyên và “sóng sánh” làm sao! Hình tượng người lính Trường Sa hiện lên thật lãng mạn và hào hoa. Họ hát tình ca trên đảo với biết bao tâm trạng và cảm xúc trào dâng: khát khao một tình yêu cháy bỏng, bày tỏ sự nồng nàn và chung thủy thiết tha. Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kỳ lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” nhưng lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”.
Tham khảo!
Cuộc sống ngoài khơi xa, làm sao mà tránh khỏi những khó khăn, thiếu thốn. Những người chiến sĩ chỉ có những cái siết tay thắm tình đồng chí cảm thông với nhau giữa tiếng rì rào sóng vỗ; chỉ có những tiếng hát đồng đội xua tan cái giá lạnh của gió sương hải đảo cũng như nỗi cô đơn của người chiến sĩ; chỉ có những nỗi ngóng trông từng lá thư, cánh thiệp, từng món quà nhỏ, từng lời chúc…
Với mỗi người lính đảo, lòng dũng cảm, sự kiên cường chính là động lực giúp họ vững vàng hơn. Bởi giữa nơi trùng khơi, chỉ có niềm tin, tình yêu biển đảo quê hương, trọng trách với Tổ quốc, dân tộc mới thực sự là thành lũy vững chắc che chở cho họ. Chính sự quả cảm và tấm lòng sắt son vì sự vẹn toàn của chủ quyền đất nước đã tôi luyện, giúp họ có được tinh thần và ý chí vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, sự khắc nghiệt của thời tiết để luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Ba câu thơ cuối là là biểu tượng về tình đồng chí:
- Hoàn cảnh chiến đấu của những người lính: rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo
- Những người lính đứng cạnh bên nhau trong tư thế chủ động “chờ giặc tới”
- Tình đồng chí, đồng đội sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho người lính chiến đấu.
- Hình ảnh cuối bài là kết tinh giữa chất hiện thực và lãng mạn:
+ Người lính – súng – vầng trăng
+ Trăng: biểu tượng của hòa bình, dịu êm
+ Súng: hiện thực, nhiệm vụ cầm súng vì tinh thần quyết chiến vì đất nước
- Hình ảnh đầu súng trăng treo mang ý nghĩa của sự kết tinh cao đẹp của tình đồng chí.
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ
- Vận dụng kỹ năng đọc hiểu
- Áp dụng vào bài thơ → Điểm gặp gỡ giữa nhân vật người nữ thanh niên xung phong trong bài thơ trên và người lính trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa
Lời giải chi tiết:
Đáp án B. Tình yêu cao cả dành cho Tổ Quốc.
- Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, cũng chính là điểm nhấn của toàn bài thơ.
• Hình ảnh thực và lãng mạn.
• Súng là hình ảnh đại diện cho chiến tranh, khói lửa.
• Trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, thanh bình.
- Sự hòa hợp giữa trăng với súng tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và đồng đội , nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc.
⇒ Câu thơ như nhãn tự của toàn bài thơ, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.
- Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là một bài thơ hay, để lại ấn tượng sâu sắc từ khi ra đời cho đến nay. Từ cấu tứ, hình ảnh, giọng điệu, tất cả đọc lên cứ vừa tếu táo, bông đùa nhưng lại cảm thương sâu sắc về cuộc đời người lính biển. Họ trở thành tượng đài bất khuất giữa trùng khơi, như một minh chứng cho lòng quả cảm, sự kiên cường của một dân tộc chưa bao giờ khuất phục, sẵn sàng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tình ca và hùng ca, hóm hỉnh và lắng đọng, trần trụi và đầy suy tư… là những trạng thái cảm xúc hài hòa, gắn kết xuyên suốt bài thơ.