viết đoạn mở bài cho bài văn tả dòng sông mùa xuân
giúp mình với ai giúp mình tick
nhớ là văn tả dòng sông mùa xuân nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu như xuân đến mang theo những làn mưa bụi giăng giăng êm đềm , thu sang mang theo hương nồng ổi chín và cái gió lạnh dịu ngọt và đông đến mang theo cái se lạnh cắt thịt thì hè về lại khoác lên cho vạn vật tấm áo mới rực rỡ, óng ánh hơn. Chính vì thế nên mùa hè luôn tỏa nắng trong tâm hồn em.
Mùa hè là mùa của nắng. Nắng hè không yên ả, dịu dàng mà gay gắt, rực rỡ như đang căng hết sức lực để làm bừng sáng và ấm nóng không gian sau những tháng ngày lạnh giá mà nàng đông ghé qua. Vạn vật như thêm luồng sinh khí mới, tươi tắn và rạng ngời hơn. Những cành cây bàng, cây phượng hay những đầm sen đang rung rinh theo gió, đùa nghịch với nắng hồng. Mọi vật như đang khoác lên mình chiếc áo mới, óng ánh, tươi trẻ, sặc sỡ để cùng hòa mình vào bữa tiệc khổng lồ của trần gian. Những cây phượng vĩ in trên nền tròi mâm xôi gấc khổng lồ để cùng giao duyên với vạn vật. Và ông mặt trời như đang reo vui trên đỉnh non cao. Có lẽ một âm thanh không thể thiếu là tiếng ve rộn ràng như những bản nhạc giao hưởng đầy mời gọi và quyến rũ, góp phần hoàn thiện không khí rộn ràng, náo nức khi hè về. Để ý mới thấy, trong vườn nhà em những cây rau nhỏ lá xanh mướt mỡ màng, béo mũm hơn hẳn. Cảm giác không gian ngập tràn lời ca tiếng hát reo vui của chim muông, của hương sắc tinh khôi, của lòng người say đắm.
Mùa hè đến cũng là lúc làng quê đang vào vụ gặt. Những cánh đồng với đợt sóng lúa nối đuôi nhau chạy dài tít tận chân trời. Thỉnh thoảng, nghe đâu đây như có tiếng thì thầm của những bông lúa uốn câu đang ghé sát nhau. Khắp không gian tràn ngập hương lúa đồn nội, ngào ngạt sánh quyện cùng với công sức mồ hôi của các bác nông dân. Từng đoàn xe kéo nhịp nhàng chở lúa đổ về sân. Chà! Cảnh tượng ấy mới đẹp và thịnh vượng làm sao. Trên cánh đồng, nhấp nhô hình ảnh các bà các mẹ, các chị gặt lúa. Một dáng vẻ cần mẫn, rất truyền thống, rất Việt Nam đã đổ bóng vào trang, văn trang thơ bao đời nay của dân tộc. m thanh tiếng cười nói, tiếng cắt lúa huyên náo đâu đây, cuộc sống của làng quê trông mới êm đềm, no ấm biết mấy. Xa xa, những đàn trâu, đàn bò thung thăng gặp cỏ. Còn đây là những chú bé chăn trâu thả diều đang vắt vẻo trên cây cầu. Mùa hè đã phủ lên làng bản, núi sông một màu vàng óng ả, tươi tắn khiến khắp nơi như một bức trang vàng rực sáng, ấm êm.
Mỗi lần hè về, tôi thường hay cùng lũ bạn đi câu cá, bắt cua. Vi vu cùng tiếng sáo diều du dương. Những âm thanh ấy đã đi vào tiềm thức, vào giấc ngủ êm đềm mỗi tối. Một tuổi thơ đầy ngọt ngào, rất quê mùa, một cái quê mùa rất đẹp, rất duyên, rất trong sáng, nên thơ. Hè cũng là lúc tôi được ầu ơ trong tiếng ru của bà vào mỗi buổi chiều êm, gió mát rượi và tôi ngả đầu vào lòng bà. Hơi ấm của tình thương yêu đã vỗ về cho tôi vào giấc ngủ say.
Thế đấy, màu hè đã nuôi dưỡng trong tôi một tâm hồn sôi nổi, tinh nghịch và tươi trẻ. Đó là mùa của nằng, của gió mát, trăng thanh và những kỉ niệm êm đềm luôn sống mãi trong lòng tôi.
Nàng thiếu nữ mùa xuân đã nói lời tạm biệt từ bao giờ và nhường chỗ cho cô nàng hạ đỏng đảnh mà ấm áp. Thời gian cứ mải miết trôi, và khi cái nắng vàng hơn, cái nóng oi hơn thường lệ, tôi bất chợt nhận ra mùa hạ đã đến gần lắm rồi. Hạ về trong niềm vui và háo hức chờ mong của mọi người như thế.
Mùa hạ bắt đầu với cái nắng vàng rực rỡ. Trái ngược với cái nắng hanh hao của mùa thu, cái nắng yếu ớt của mùa đông, nắng mùa hạ chan hòa khắp muôn nơi, cả vạn vật đất trời như được tắm trong màu nắng vàng như mật ngọt. Bầu trời là một tấm gương trong xanh biếc, vài đám mây trắng mây vàng lững lờ trôi như tạo điểm nhấn cho nền trời. Nắng mùa hạ cũng làm cho hoa thêm thơm, trái thêm ngọt. Nhắc đến mùa hè, ta cũng không thể nào quên dàn hợp xướng của những tiếng ve. Ve kêu rả rích suốt đêm ngày, tiếng ve làm cho không khí mùa hè thêm rộn ràng và náo nức. Hè về cũng là lúc hoa phượng phô sắc đỏ thắm của mình. Hoa phượng thiêu đốt cả một khoảng trời rộng lớn, nhìn từ xa giống như những chùm pháo hoa rực rỡ trong đêm giao thừa.
Vào hè cũng là thời điểm mà các bác nông dân bận rộn nhất. Lúc này đồng lúa đã chín vàng. Từng bông lúa nặng trĩu hạt chờ tay người gặt mang về. Trên cánh đồng thật nhộn nhịp, đông vui, không khí khẩn trương, phấn khởi. Người nào cũng nhanh tay gặt lúa thật đều, tiếng nói cười, tiếng gọi nhau í ới vang vọng khắp cánh đồng. Trên con đường làng, từng đoàn xe hối hả chả lúa mang về sân phơi. Khung cảnh làng quê những ngày mùa thật thanh bình và trù phú. Mùa hè còn gắn liền với những trò tinh nghịch thời thơ ấu. Những chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu mà thả diều, thổi sáo. Còn gì sung sướng hơn trong những ngày hè nóng bức ta được thả mình xuống dòng sông trông mát, rồi những hôm rủ nhau đi câu cá, bắt tôm, bắt cua. Sau những ngày nóng nực, cơn mưa mùa hạ đến mang lại bầu không khí thật tươi mát. Đất trời mù mịt trong màn mưa trắng xóa. Cây cối hả hê dang tay ra hứng những giọt mưa trong lành. Tôi thích nhất là được ngắm sao và nghe bà kể chuyện trong những đêm hè. Bầu trời là một tấm thảm nhung được tô điểm bằng những vì sao sáng lấp lánh. Những cơn gió mát khẽ thổi qua làm cho tâm hồn tôi trở nên thật thư thái và dễ chịu. Lắng tai một chút, tôi còn nghe được tiếng dê kêu ngoài vườn, tiếng ếch ộp ộp dưới ao sâu. Đó là những âm thanh mà có lẽ chỉ mùa hè mới có.
Cảnh mùa hè ở quê hương tôi thật đỗi yên bình và giản dị. Nó đã in đậm trong tâm trí tôi, trở thành một mảnh ghép quan trọng trong kí ức tuổi thơ.
Bài làm
Thấm thoát năm học đã kết thúc. Chúng em thực sự bước vào một ki nghỉ hè với bao thú vị đang chờ phía trước. Trường em tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát ở bãi biển Sầm Sơn. Có lẽ bãi biển đẹp nhất vào những buổi bình minh.
Trời còn sớm, se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động hàng phi lao đẻ lộ những giọt sương đêm còn đọng lên kẽ lá. Phía trước em là cả một vùng trời nước mênh mông. Sau trận mưa dông ngày hôm qua, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi. Phóng tầm mắt ra xa, mặt biển mang trọn một màu lam biếc. Tiếng sóng biển rì rào như bài ca bất tận ca ngợi sự xinh đẹp, giàu có của thế giới đại dương. Những con sóng bạc đầu gối nhau đùa giỡn tạo nên những âm thanh, những khúc hát du dương. Mặt trời như một quả cầu lửa vĩ đại từ từ đội biển nhú dần lên. Đến lúc mặt trời thoát ra khỏi chân trời thì cũng là lúc nó nở một nụ cười rạng rỡ, tươi tắn, chào đón một ngày mới. Những tia nắng vàng được ban phát đi khắp nơi nơi. Nó tan chảy trên bờ cát trắng tô hồng những khuôn mặt rạng ngời. Nắng vỡ òa trong gió nâng cả bầu trời lên cao. Nắng nhảy nhót trên sóng nước hòa cùng bài ca bất tận của thiên nhiên. Bãi cát sau một đêm uống sương bây giờ trở nên ướt át màu nâu sẫm. Phải chăng vì lưu luyến những người con yêu dấu của quê hương, cát đã lưu giữ, in hình những đôi bàn chân trần của ai đó đã qua. Những hạt cát ngái ngủ bị sóng đánh thức nó giật mình chuyển động nhẹ rồi vươn vai thức dậy. Những hạt cát nhỏ li ti vàng óng như kim sa được xây thành một lâu đài lung linh, lộng lẫy. Vừng đông đã thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật thì mặt biển lóe sáng một màu trắng bạc. Ánh sáng ấy phủ lên mặt biển, lan tỏa rất đẹp. Màu xanh của trời, màu xanh của nước hòa lẫn với màu sắc của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển. Cảnh biển lúc này chẳng khác j` một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ !
Trong ánh sáng dịu dàng đầu buổi bình minh, những tiếng nói, tiếng cười vang rộn cả bãi biển xôn xao bàn luận về chuyện bác chài đánh cá về những con thuyền ra khơi. Ngoài xa, sóng trở nên phẳng lặng nằm im. Phải chăng nó cũng đang chạnh lòng buồn bã vì không được đùa giỡn với đám trẻ nhỏ. Hiểu được điều đó những con sóng sau khi đã rút ra xa thì nhường chỗ cho những làn sóng khác lan vào bờ để một lần nữa ca lên bản nhạc muôn thuở của biển khơi. Đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc ra khơi. Bỗng tháp thoáng những con thuyền giữa muôn ngàn sóng nước làm náo nức, xôn xao cả mặt biển. Những cánh buồm vút cao thon thả nhìn xa chẳng khác gì những con chim cổ trắng đang rướn cao như muốn cất tiếng hót. Chúng được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. . Cũng có những cánh buồm ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Mọi người dắt tay nhau dạo trên bãi biển, nói chuyện vui vẻ. Khuôn mặt rạng ngời, nở một nụ cười tươi tắn.
Những ngày nghỉ ở bãi biển Sầm Sơn trôi qua thật mau nhưng cảnh bình minh trên biển luôn mãi mãi in sâu vào tâm trí em, một vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kiêu kì muôn màu muôn sắc ấy do mây, trời, ánh sáng tạo nên.Trong mắt tôi, mỗi buôi bình minh trên biển trở nên thật hiền hòa. Trong mắt biển, tôi chỉ là một sinh linh nhỏ bé. Nếu như những làn sóng và bờ cát trên biển là người mẹ thì với tôi biển như một thiên thần.
"Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.
Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.
Tk nha!
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
hok tốt
Vùng đất Cần Thơ đã gắn bó với em rất nhiều năm, nó như một phần không thể thiếu trong tâm trí em. Cần Thơ có rất nhiều cảnh đẹp như Bến Ninh Kiều, cầu Cần Thơ, chợ nổi Cái Răng cùng với những đặc sản và quả chín thơm. Nhưng rất gần gũi nhất với những người dân Cần Thơ đó là hình ảnh con sông Hậu hiền hòa ở Bến Ninh Kiều.
Con sông chạy dài như bất tận,dáng uốn lượn quanh co, mềm mại như tấm vải khổng lồ. Buổi sáng, mặt hồ phẳng lặng, dòng sông thấp thoáng trong một vẻ yên tĩnh lạ thường. Hai hàng cây còn đang nghiêng mình chìm trong giấc ngủ. Sương mù giăng trên mặt nước làm dòng sông trở nên huyền ảo như đang ngủ trong tấm chăn sương êm ắm. Ông mặt trời thức dậy, phá tan màn sương sớm bằng những tia nắng sắc nhọn. Dòng sông bừng tỉnh. Nó đã thay chiếc áo ngủ bằng chiếc áo khoác màu hồng đào lấp lánh kim tuyến. Nước sông lại ánh lên những gợn màu hồng hồng bởi những tia nắng đang nhảy múa đâu đó trong không trung mà mất đà ngã xuống dòng sông tạo nên sắc màu ấy. Hàng dừa tỉnh giấc nghiêng mình xuống mặt nước để chải lại mái tóc của mình. Dòng sông cần cù chảy đưa thuyền bè xuôi ngược đi đến khắp các vùng miền trải dọc trên đất nước Việt Nam. Những chú chim hót ríu rít như đang vui cùng dòng sông. Buổi trưa nóng nực đã kéo đến, hàng vạn tia nắng nhảy nhót trên mặt sông. Sông thay chiếc áo màu hồng đào bằng chiếc áo vàng óng ánh như mật ong. Dòng sông trở nên phẳng lặng nằm im. Phải chăng nó cũng đang cảm thấy cô đơn vì không được đùa giỡn với đám trẻ nhỏ. Đâu đó chỉ nghe được tiếng tàu chạy. Mọi vật như đều nghỉ ngơi trong tiếng ru trầm ắm của gió. Bởi những tia nắng chói chang nên nếu nhìn từ xa con sông như một một dòng lửa đỏ rực. Buổi chiều đã vội vã đến, những tia nắng đã bắt đầu tắt, mặt trời đã lùi dần về phía xa. Sông có một vẻ đẹp rất diệu kì vào buổi chiều. Dòng sông như sẫm lại, những đám mây bồng bềnh trôi, chị gió dạo bước và cùng vui đùa trên sông như không biết mệt mỏi. Trên mặt sông, lục bình cùng với vài nhánh tre nhẹ nhàng trôi. Tiếng nói cười đã bắt đầu rộ lên làm dòng sông cảm thấy bớt cô đơn hơn. Tối đến, dòng sông êm ả khoác chiếc áo tím lấp lánh. Đây cũng là lúc vui sướng nhất của con sông Hậu. Mọi người cùng nhau đi ngắm dòng sông, thăm tượng Bác cùng với những ly nước hoặc một loại thức ăn nào đó. Khi có trăng lên con sông càng đẹp hơn. Trăng như một cái bát vàng thật to trôi trên mặt nước. Ánh sáng của đèn đường chiếu xuống mặt nước làm con sông trở nên huyền ảo. Đâu đó có vài chiếc du thuyền qua lại trên con sông. Bây giờ , ở Cần Thơ chắc sẽ không có nơi nào vui hơn Bến Ninh Kiều này. Mỗi mùa con sông đều có một vẻ đẹp riêng . Đối với em con sông Hậu đẹp nhất là vào buổi sáng mùa xuân . Vào những ngày mùa xuân, dòng sông chảy hiền hòa, từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới. Tiếng hò kéo lưới vang lên xáo động khắp cả mặt sông. Những ngư dân với khuôn mặt nhuộm màu năng gió, nhưng rạng ngời, hạnh phúc đang quay về với khoang thuyền chất đầy tôm cá sau một ngày làm việc vất vả. Dòng sông dịu dàng đưa những conthuyền trôi. Hai bên bờ những hàng cây vui tươi như đang vui cùng những đoàn thuyền chở đầy cá . Mọi thứ đều tươi hẳn lên vào ngày xuân . Con sông luôn giữ được cho mình màu xanh biếc. Nhưng tiếc thay, màu “xanh” của con sông nay dần biến mất. Những người hành động thản nhiên vứt rác của con người làm cho nước sông không còn một màu xanh trong mà là một màu xanh đen, không phải là phù sa mà là của chất độc hóa học đổ về. Rồi sự vô ý thức của con người khi xem dòng sông là một bãi chứa rác. Biết bao nguy hiểm do bệnh tật đang chực chờ con người khi dần không còn hưởng được dòng nước trong lành từ các dòng sông trong tương lai. Em đã tận mắt thấy một việc làm xả rác bừa bãi của mọi người. Vào một buổi chiều khoảng trước vài tuần, em cùng ba mẹ đi chơi ở Bến Ninh Kiều. Đi một hồi thì gia đình em nghỉ chân ở băng ghế đá. Trước mắt em là con sông Hậu hiền hòa chảy nhẹ nhàng , đột nhiên em thấy một bịt rác của ai đó trôi lơ lửng dưới sông. Gần chỗ em ngồi thì có các anh chị sinh viên đứng ở hàng rào chắn của sông. Các anh chị ăn, uống rồi thản nhiên vứt rác xuống sông rồi đi. Nhìn những hành động đó em cảm thấy con sông sẽ rất buồn. Em cứ tự nghĩ: “Có thùng rác mà sao mấy anh, chị đó không vứt mà vứt. Ngoài những việc làm vô ý thức đó ra, có những người còn tụ tập mua, bán ở lề đường. Mọi người kêu la gọi khách vào làm cho em cảm thấy nó đã làm mất mỹ quan của Bến Ninh Kiều. Em cảm thấy những tấm biển cấm buôn bán không có hiệu lệnh gì. Không biết con sông sẽ nghĩ sao về những hành động này?”
Con sông Hậu này như một người bạn của Cần Thơ. Con sông đã là một hình ảnh khongo thể thiếu khi nhắc đến Cần Thơ. Em yêu sông lắm, em mong mọi người sẽ có ý thức hơn trong việc xả rác bừa bãi cũng như những việc bán hàng lấn chiếm lề đường để trong tương lai con sông luôn là một dấu ấn trong lòng của những du khách khi đến thăm Cần Thơ
Tham khảo nha em:
"Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỉ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm... Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu.
Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: "ừ, chào sông nhé!". Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, đế xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thỏa thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bông hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!
Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cung vội vã trở về "nhà" bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.
Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh "dòng sông bạc" lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.
Tham khảo nha em:
Đã lâu lắm rồi em không về quê chơi, nhân dịp hè năm vừa rồi, bố mẹ đã dành tặng em một chuyến du lịch tại chính quê nội của em. Ở đó có biết bao nhiêu là cảnh đẹp nhưng đối với em hình ảnh dòng sông quê hương luôn khắc khoải mãi trong tâm trí em.
Sáng hôm ấy, em đã thức dậy thật sớm và ăn sáng để chuẩn bị ra bến xe đi về quê, suốt dọc đường đi em được ngắm biết bao nhiêu cảnh đẹp, được nhìn thấy rất nhiều thứ mới mẻ và thú vị. Trong lòng em cứ háo hức và hồi hộp mong cho xe lăn bánh lăn bánh thật nhanh để mau về quê nội. Vừa bước xuống xe, mùi thơm của lúa vàng như mang em vào một thế giới cổ tích, ngọt ngào, một mùi vị của tình quê không ở đâu em cảm nhận được như ở nơi này. Và xen lẫn vào đó là tiếng nước trôi nhẹ nhàng của dòng sông đủ làm nên một bức tranh trọn vẹn. Dòng sông quê nội được mệnh danh là hơi thở của cánh đồng, nó bao quanh quê hương em, cung cấp nước cho các bác nông dân vào mùa vụ, là tiếng nhạc du dương cổ vũ cho mọi người, tiếng ru trẻ thơ mỗi buổi trưa hè. Trên con sông quê, em không thể quên được những kỉ niệm một thời theo anh đi bắt cá, đi tắm, đi tổ chức những cuộc đua trâu, những trò đánh trận.
Những buổi sáng sớm tinh mơ, dòng sông quê nội càng trở nên thơ mộng bởi làn sương bao phủ, ẩn hiện xa xa là những cành cây trúc, cây liễu rũ xuống, hay trước mặt là cây đa cổ thụ in hình. Ôi, cảnh đẹp biết dường nào, nó như một bức tranh sơn mài đã được một nghệ nhân nào tô vẽ lên. Nước sông nhẹ nhàng trôi như vẫy chào mọi người ngày mới đến. Vào buổi trưa hè, sông lại hòa nhịp với những cơn gió nhẹ mang hơi mát vào làng em, khiến cái nắng trở nên dịu dàng hơn. Mọi người cũng thường tranh thủ nghỉ trưa ở trên những hàng cây rợp bóng mát cạnh dòng sông. Rồi chiều chiều, mọi người lại nô nức ra sông tắm rửa, ra sông nghỉ ngơi, tám chuyện hoặc theo những con thuyền lênh đênh để câu cá, cất vó, vớt những cây bèo đang trôi theo dòng nước.
Mỗi buổi chiều, em thường cùng các bạn dưới quê rủ nhau ra sông vớt rác để giúp sông trở nên sạch sẽ và đẹp đẽ hơn. Chúng em đang cố gắng làm những hành động nhỏ để góp phần giữ gìn dòng sông, mong rằng từ hành động nhỏ đó mọi người sẽ ý thức được việc xả rác vào dòng sông là không đúng, mọi người hãy ra sức giữ gìn cho nguồn nước trong xanh, sạch đẹp, cũng chính là giúp cho sức khỏe của mọi người tốt hơn, giúp cho làng quê thêm đẹp. Để dòng sông mát lạnh luôn là người bạn của làng quê.
Dòng sông ơi, dù sau này em lớn lên em cũng không bao giờ quên sông đâu, sông chính là người bạn, gắn liền với tuổi thơ em, với kỉ niệm. Dù bây giờ, em đã rời xa sông, nhưng những hình ảnh về sông, về con người nơi này em mãi giữ trong tim mình. Hãy luôn mãi đẹp, mãi xanh sông nhé.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
I - Bài tập nhận thức kiến thức mới
Bài tập 1 (trang 85 VBT Sinh học 8): Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
Trả lời:
- Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai...
- Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe con người
Bài tập 2 (trang 85 VBT Sinh học 8): Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Ở cơ thể khỏe mạnh, thân nhiệt ở mức 37ºC và dao động không quá 0,5ºC.
Bài tập 3 (trang 85-86 VBT Sinh học 8):
1.Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đi đâu và để làm gì?
2.Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
3.Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào; còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?
4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?
5.Từ những ý kiến trả lời trên, hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt.
Trả lời:
1.Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra, được máu đưa đi khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.
2.Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hoạt động hô hấp, qua da và qua ra mồ hôi.
3.- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.
- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.
4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.
5.Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt và giữ nhiệt.
Bài tập 4 (trang 86-87 VBT Sinh học 8):
1.Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
2.Vào mùa hè, chúng ta cần làm gì để chống nóng?
3.Để chống rét, chúng ta phải làm gì?
4.Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?
5.Việc xây nhà ở, công sở … cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?
6.Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?
Trả lời:
1.Chế độ ăn uống:
- Vào mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước, nhiều vitamin như: rau, hoa quả…
- Vào mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu prôtêin, thức ăn nóng.
2.Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:
- Đội nón (mũ) khi ra nắng.
- Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.
- Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.
- Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng.
3.Trời lạnh cần:
- Giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.
- Bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió.
4.Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh vì rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
5.Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh sau: cần phải bố trí thoáng mát, phải trồng nhiều cây xanh, hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.
6.Trồng cây xanh cũng là một biện pháp chống nóng vì cây xanh hấp thụ ánh sáng mặt trời làm giảm nhiệt độ môi trường, làm mát môi trường xung quang bằng quá trình thoát hơi nước và tạo bóng mát.
II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản
1. Hãy giải thích cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người.
Thân nhiệt người luôn ổn định, vì cơ thể người có các cơ chế điều hòa thân nhiệt như tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi … để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.
2. Cần rèn luyện thân thể như thế nào để tăng khả năng chịu đựng nhiệt độ môi trường?
Cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng, lạnh một cách hợp lí.
III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức
Bài tập 1 (trang 87 VBT Sinh học 8): Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.
Trả lời:
- Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể.
- Khi trời oi bức, độ ẩm không khí thấp, mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, mồ hôi tiết nhiều, cơ thể khó chịu.
- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể.
Bài tập 2 (trang 88 VBT Sinh học 8): Hãy giải thích các câu:
- “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.
- “Rét run cầm cập”.
Trả lời:
- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời rét chóng đói.
Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chóng khát.
- Khi trời quá lạnh, các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.
Bài tập 3 (trang 88 VBT Sinh học 8): Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?
Trả lời:
- Đi nắng cần đội mũ nón.
- Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.
- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.
- Khi trời nóng không nên lao động nặng.
- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân ; không ngồi nơi hút gió.
- Không nên chơi thể thao vào những ngày trời rét.
- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
- Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.
Bài tập 4 (trang 88-89 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở câu trả lời đúng nhất.
Trả lời:
Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày để đề phòng:
1.Cảm nóng cần chú ý các điểm sau
a) Tắm ngay khi người đang nóng nực. | |
b) Nghỉ ngơi nơi có nhiều gió để mồ hôi khô nhanh, hạ nhiệt nhanh. | |
c) Hạ nhiệt một cách từ từ. | |
d) Tránh ngồi chỗ có gió lùa. | |
x | e) Gồm c và d. |
2.Cảm lạnh cần chú ý các điểm sau
a) Mặc thật nhiều quần áo. | |
b) Mặc đủ ấm. | |
c) Ngâm chân nước muối nóng khi thấy lạnh và uống nước gừng nóng. | |
x | d) Gồm b và c. |
e) Gồm a và c. |
1) Mở bài kiểu gián tiếp
Thời thơ ấu của tôi gắn liền với nhiều kỉ niệm. Con đường thơ mộng ngày hai buổi đưa tôi đến trường. Bãi cỏ ven làng, nơi tôi cùng các bạn nô đùa. Nhưng thân thiết nhất với tôi vẫn là con sông quê đã tắm mát những năm tháng tuổi thơ của tôi.
2) Kết bài kiểu mở rộng
Ôi dòng sông! Dòng sông của quê hương, của đất nước. Sông làm cho phong cảnh hữu tình. Sông ôm ấp làng quê. Sông làm xanh bãi mía, nương dâu. Sông gắn bó với cả thời thơ ấu của tôi. Tôi yêu tha thiết con sông, yêu bằng tình yêu muôn thuở, tình yêu quê hương.
XONG RÙI ĐÓ EASY!!!!!!!
Thị xã Sơn Tây quê em nhỏ xinh và êm đềm nằm bên phải bờ sông Hồng, chỉ cách một con đê. Gọi là sông Hồng vì màu nước của nó quanh năm đỏ sắc phù sa chứ không trong xanh hay đục nhờ nhờ như các dòng sông khác. Nhà em ở dãy phố gần bến cảng nên dòng sông ngày ngày hiện lên trước mắt và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của em. Tình yêu dòng sông thấm vào máu thịt em lúc nào chẳng rõ.
Sông Hồng đẹp nhất là vào khoảng cuối xuân đầu hạ. Buổi sớm, sương mù giăng giăng trên mặt nước. Bờ dâu, bãi mía bên kia sông thấp thoáng, mờ ảo một vệt xanh như khói kéo dài tít tắp. Dãy thuyền chài cặp sát chân kè đá đã lấp lóe ánh nửa nấu cơm sáng. Chuyến đò ngang đầu tiên chở khách từ phía Vĩnh Phúc sang đang từ từ cập bến. Mấy bà, mấy chị người gánh chuối, kẻ gánh ngô hay mấy bu gà vịt, mấy mẻ tôm tươi, cá tươi roi rói, hối hả nối đuôi nhau dọc phố Hậu Bình, Lê Lợi để vào chợ Nghệ. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng nước vỗ mạn thuyền róc rách, tiếng mái chèo gõ nhịp đuổi cá trên sông lan xa trong gió sớm tạo thành thứ âm thanh quen thuộc của cuộc sống yên bình.
Nắng đã lên cao, sương tan nhanh, mặt nước lấp lánh, xôn xao. Sông Hồng mải miết tải phù sa từ thượng nguồn về bồi đắp cho vùng đồng bằng châu thổ thêm màu mỡ. Dọc hai bên triền sông là những xóm làng trù phú, tốt tươi. Nhịp điệu làm việc trên bến cảng càng lúc càng nhộn nhịp. Một dãy sà lan chở đầy than và xi măng được giở lớp bạt phủ ngoài cho hàng trăm người xuống chuyển lên bến. Các bác, các chú làm nghề bốc xếp da nâu bóng, bắp chân bắp tay săn chắc , vác trên vai bao xi măng nửa tạ mà vẫn bước vững chắc như người làm xiếc trên những tấm ván dài nối từ sà lan vào bờ. Bốn năm chiếc cần cẩu cần mẫn xúc từng gầu than đầy ắp đổ vào thùng những chiếc xe tải đang chờ sẵn. Không khí làm việc náo nhiệt, rộn ràng, tiếng động cơ hòa lẫn tiếng nói cười rộn rã. Trên sông, tàu thủy, ca nô, thuyền bè… xuôi ngược làm cho khung cảnh càng thêm sinh động.
Lúc chiều tà, ánh hoàng hôn đỏ sẫm phía trời Tây, in dáng núi Ba Vì sừng sững. Từ trong phố, từng tốp người lớn, trẻ con đổ ra bến để được thỏa thích bơi lội, ngụp lặn giữa dòng nước mát lạnh của sông Hồng. Đã bao đời nay, dòng sông bao dung mở rộng vòng tay vỗ về, ôm ấp, đem lại niềm sảng khoái cho con người sau một ngày lao động vất vả. Riêng đối với tuổi thơ chúng em, còn gì sung sướng hơn được túm năm túm bảy vui đùa trong sóng nước hay rủ nhu thuê một chuyến đò ngang sang bên kia sông bắt dế, bắt bướm hay mua ngô non về đốt lửa nướng ngay dưới chân đê, chia nhau vừa ăn vừa nô giỡn. Mùi ngô nướng thơm ngọt lan xa trong cơn gió lồng lộng thổi dọc triền sông, vấn vít trong những mái tóc trẻ thơ hoe vàng vì dãi nắng. Trời tối dần,mặt sông như rộng thêm ra, cảnh vật nhòa dần. Trên đầu, vòm trời bát ngát điểm muôn vạn ngôi sao li ti, nhấp nháy. Sông Hồng vẫn thức, vẫn mải miết trôi xuôi để hòa vào biển lớn.
Từ trên chiếc loa phóng thanh gắn ở cột điện ven đường, bài hát Trở về dòng sông tuổi thơ của nhạc sĩ Hoàng Hiệp đang vang lên: Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi… Con sông tôi tắm mát. Con sông tôi đã hát. Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà… Ôi những con thuyền giấy, những năm tháng tuổi thơ đã đi về đâu? Để mình tôi nhớ nhung bây giờ… Tiếng hát đằm thắm, tha thiết của ca sĩ Mỹ Trang như đang bày tỏ giùm em tình yêu sông Hồng, dòng sông làm nên vẻ đẹp khó quên của mảnh đất này.
mỗi lần về quê , em lại nhớ đến dòng sông sông mùa xuân ngày nào .
Tuổi thơ của tôi gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương từ lúc sinh ra đến tận bây giờ.Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi.Từ những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen thuộc của tôi mỗi lần đi học về .... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng tôi mỗi buổi chiều hè và có lẽ đẹp nhất là quang cảnh dòng sông lúc mùa xuân về.
NHỚ TK MK NHA