viết bài suy nghĩ của em về tinh thần tự học của học sinh ngắn gọn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Con người muốn thành tài thì phải học. Học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người tài giỏi hơn mình. Nhưng điều quan trọng nhất giúp con người giỏi giang hơn chính là ở tinh thần tự học. Tự học là quá trình mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc dựa vào chính khả năng của mình mà không nhờ vả hay trông chờ vào bất cứ ai. Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác và được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, việc tự học còn giúp con người có khả năng ghi nhớ tốt hơn, áp dụng kiến thức vào thực tiễn tốt hơn và những thành quả của việc tự học mang lại cho chúng ta sẽ ngọt ngào, rực rỡ hơn, bản thân ta sẽ tiến bộ vượt bậc hơn. Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, mỗi người cần có cho mình một phương pháp học tập hợp lí, tích cực tìm tòi những kiến thức hay ho ở xung quanh mình và tổng hợp chúng thành bài học cho riêng mình. Chúng ta phải giữ cho bản thân một sự tự giác, say mê trong học tập thì mới có thể đạt kết quả cao. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học; còn lười biếng trong học tập hoặc học tủ, học vẹt, học đối phó với thầy cô. Lại có những người chỉ mải mê học lí thuyết, học theo người khác mà không có định hướng rõ ràng cho bản thân,… Những người này cần xem xét lại thái độ và hành vi học tập của mình nếu muốn tiến bộ và tốt hơn. Chúng ta hãy tự giác học tập ngay từ hôm nay để trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.
Bạn tham khảo nhé !
Tinh thần tự học giúp ta tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hăng say thay vì thái độ ỷ nại, thụ động trông chờ vào người khác. Người có tinh thần tự học sẽ ý thức được cao hơn vai trò và trách nhiệm của sự học, từ đó tìm ra cho mình mục đích chân chính của tri thức. Khi có tinh thần tự học, bài học được tìm hiểu trước sẽ được chuẩn bị kĩ càng hơn, tăng nhiệt hứng và tinh thần hăng say trong học tập. Kiến thức tiếp thu được nhiều và phong phú, sinh động hơn hết so với việc học thụ động, mịt mờ. Tinh thần tự học phát huy được khả năng sáng tạo, năng lực suy nghĩ và phát triển tư duy của bản thân. Tinh thần tự học giúp ta quen dần với cách sống tự lập trong cuộc sống sau này, từ đó rèn luyện được bản lĩnh và tinh thần đối mặt với khó khăn. Trong cuộc sống nói chung chúng ta không thể lúc nào cũng trông chờ và ỷ nại vào người khác bởi nếu như thế thì khi đối mặt với khó khăn ta sẽ không tôi rèn được bản thân, nhất là trong học tập không ai có thể học thay ta, làm thay ta. Thầy cô có thể truyền thụ tri thức nhưng không thể ghi nhớ và học tập thay chúng ta, vì thế cần phải có thái độ học tập tự giác, tự lập và nghiêm túc trong tiếp thu tri
Học tốt nha ~
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người.Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành đến khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích". Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ". Hoặc: "Bất học bất tri lí" (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học suốt đời.Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.Tri thức loài người mênh mông như biển cả ("Bể học vô bờ"). Dầu chúng ta có miệt mãi học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ Bác Hồ dạy: "Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lênin cũng từng khuyên thanh niên: "Học! Học nữa! Học mãi!". Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Một tương lai không xa. Nếu ta không coi trọng việc học chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước, giai đoạn mới.
Lê-nin có nói “Học học nữa học mãi” để đề cao việc học tập trong cuộc sống. Một trong những phương pháp học tập đó là tự học. Vậy tinh thần tự học của học sinh hiện nay như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu vấn đề này?
Trước hết, chúng ta cần cắt nghĩa “tinh thần tự học” là gì? Theo như từ điển tiếng Việt thì học tương đường với học tập, học hành, học hỏi và đây là một quá trình mà con người tiếp thu cái mới hoặc trau dồi, bổ sung các kiến thức, kinh nghiệm, nhận thức, giá trị, kỹ năng hay sở thích cũng có khi là sẽ tổng hợp các loại thông tin khác nhau để từ đó nâng cao trình độ. Do đó, tự học là một phương pháp học tập mà ở đó con người tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm… bằng cách không cần một ai thuyết giảng mà tự mình tìm tòi, thấu hiểu và khám phá. Tinh thần tự học chính là một phẩm chất tốt đẹp của con người khi biết tự mình nâng cao trình độ cá nhân mà không phải bị động tiếp nhận hoặc không có cơ hội được người khác trao cho. Nói chung, tinh thần tư học hội tụ ở vấn đề chủ động tiếp cận và tiếp nhận tri thức.
Nói thì khó hiểu, nhưng biểu hiện thực tế của nó lại rất dễ nhận biết. Ngược dòng lịch sử, “Thần đồng” học lỏm Nguyễn Quán Quang vì gia đình nghèo không có tiền gạo theo học nên thường lân la đứng ngoài cửa lớp nghe thầy dạy bọn học trò trong làng học sách rồi dùng gạch non viết chữ xuống nền gạch dưới sân. Cuối cùng ông đỗ Tam nguyên. Trên thế giới, ta vẫn nhắc đến những con người như Bill Gate không học đại học nhưng vẫn thành công và trở thành tỷ phú thế giới. Hồ Chí Minh – nhà chính trị, nhà lãnh đạo, nhà văn hóa vĩ đại của dân tộc bằng hai bàn tay trắng làm nên độc lập tự do dân tộc, để lại cho đời bài học về đạo đức và lối sống, lỗi nghĩ đúng đắn. Có được thành quả đó nếu không nhờ tự học thì không thể nào thành hiện thực.
Vậy tự học như thế nào thì đúng đắn và hiệu quả. Theo tôi, tự học cần mấy điều chú ý sau. Thứ nhất, điều thành công khi tự học hay làm bất cứ điều gì là nỗ lực và cố gắng hết mình, kiên trì và đừng bao giờ dễ dàng từ bỏ. Thứ hai, tự học cần có một chiến lược thông minh. Muốn học đan len, bạn phải biết nên tìm thày dạy ở đâu hay điều gì sẽ giúp bạn thao tác. Cách đan phải từ dễ đến khó, từ cơ bản tới phức tạp và tới sáng tạo. Thứ ba, tự học là hoạt động có tính mục đích. Khi học bất cứ một tri thức nào, bạn cần có mục đích, tức là trả lời được câu hỏi mục đích của việc làm này là gì tránh học hỏi một cách quá vĩ mô dẫn đến loãng tri thức hoặc học tri thức vô bổ. Nếu học đan len, bạn muốn đan tặng mẹ nhân ngày 8-3 hay tự tay đan chiếc áo cho mình? Bạn nên nghĩ đến điều ấy hơn là nghĩ rằng biết đan thì sẽ không thua kém người khác. Thứ tư, tự học là sự chủ động và không phụ thuộc hay bị ràng buộc bởi bất cứ ai và bất cứ điều gì. Cuối cùng, tự học phải biết chọn lọc kiến thức. Bạn không thể tự học hỏi bừa bãi từ một ai đó hay một phương tiện nào đó. Ngày nay báo đài, vô tuyến, mạng xã hội hay internet rất phổ biến có thể học được vô vàn kiến thức nhưng hãy chọn cho mình một kênh học tập hiệu quả và thiết thực nhất.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.
tick cho mình nha linh cẩu
refer
Mỗi con người khi xây dựng cuộc sống của chính mình và phát triển bản thân cũng chính là xây dựng đất nước. Chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội nhất. Chính vì thế, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước hiện nay còn nhiều trăn trở.
Để hiểu được trách nhiệm của bản thân mình đối với quê hương đất nước, trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là trách nhiệm của tuổi trẻ. Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước chính trách nhiệm giữ gìn nền độc lập đang có, tích cực xây dựng một đất nước ngày càng vững mạnh, giàu đẹp, văn minh.
Chúng ta cần sống với lòng biết ơn thế hệ đi trước vì mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Hiểu một cách đơn giản, mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là đang cống hiến cho tổ quốc. Trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc còn là trách nhiệm yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Là một học sinh, để cống hiến cho nước nhà, trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô, rèn luyện cả về trí tuệ lẫn đạo đức để hoàn thiện bản thân mình một cách tốt nhất. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, hiểu rõ tầm quan trọng của đất nước đối với bản thân mình. Cần phải luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh… có như vậy mới xứng đáng là một công dân gương mẫu của nước nhà.
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi những công việc chung là việc của người khác, thờ ơ, vô trách nhiệm… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
Ai sinh ra cũng có cội nguồn, cũng có đất nước, quê hương. Chúng ta hãy sống và cống hiến hết mình để làm cho cuộc sống của mình tươi đẹp hơn cũng như góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
Concentration is a key factor in achieving success while studying. However, in today's fast-paced world filled with distractions, maintaining focus can be challenging. Fortunately, there are effective strategies that can help improve concentration and maximize study time. Firstly, creating a suitable study environment is crucial. Find a quiet and comfortable space where you can minimize interruptions. Remove any potential distractions such as electronic devices or noisy surroundings. Additionally, organizing your study materials and keeping them within reach will prevent unnecessary disruptions. Secondly, setting specific goals and breaking them down into smaller, manageable tasks can enhance concentration. By dividing your study session into smaller chunks, you can maintain focus and avoid feeling overwhelmed. Prioritize the most important tasks and allocate dedicated time slots for each one. Furthermore, practicing mindfulness techniques can significantly improve concentration. Engaging in activities such as deep breathing exercises or meditation before studying can help clear the mind and increase focus. Additionally, taking short breaks during study sessions can prevent mental fatigue and rejuvenate the mind. Lastly, maintaining a healthy lifestyle is essential for optimal concentration. Regular exercise, a balanced diet, and sufficient sleep contribute to overall brain function. Avoiding excessive caffeine and staying hydrated are also important factors in maintaining focus.
Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của tinh thần tự học của học sinh trong ngày hôm nay. Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Với tinh thần tự học, ta có thể học chủ động hơn đồng thời khắc sâu kiến thức và mở rộng tư duy của mình. Đồng thời khi có tinh thần tự học sẽ kích thích tư duy sáng tạo và khám phá thế giới xung quanh. Nhờ có sự tự học mà chúng ta có thể dễ dàng thích nghi, nắm bắt sự biến chuyển của thế giới để điều chỉnh bản thân phù hợp để phát triển. Kiến thức chính là vô hạn nếu chúng ta không có tinh thần học tập ta sẽ dần bị thụt lùi về phía sau. Những điều chúng ta học chỉ bó gọn trong cuốn sách giáo khoa khuôn mẫu. Lenin từng nói "Học, học nữa, học mãi" vì vậy chúng ta cần duy trì tinh thần tự học lâu dài để đạt được kết quả tốt nhất trên hành trình chiếm lĩnh tri thức.
( Nêu cần lấy dẫn chứng bạn có thể lấy dẫn chứng là chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác tự học các ngoại ngữ học ở bất kỳ nơi đâu, học ở bất kì người nào mà bác học được. Điều đó giúp Bác có cái nhìn sâu rộng, hiểu biết uyên thâm... )