K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

“Trang nam nhi” mà Phạm Ngũ Lão nhắc đến chính là một thể hiện hào khí Đông A thời Trần. Bởi ông cũng là một người dưới thời Trần, thời mà khí thế hào hùng với những con người luôn sôi sục nhiệt huyết, chí lớn trên mọi phương diện đặc biệt trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc. Những con người oai hùng, hào sảng, phóng khoáng đó, mang trong mình dòng máu của trang nam nhi, luôn theo đuổi giấc mộng lập công danh, đánh bại kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập và hòa bình của dân tộc. Đó là tấm lòng khi chưa làm gì được cho đất nước thì cảm thấy “thẹn”, làm được rồi thì mong muốn làm được nhiều hơn… Một tấm lòng tận trung, tận nghĩa không bao giờ dừng mang theo hào khí Đông A của cả một triều đại.

5 tháng 3 2023

Hình ảnh "trang nam nhi" trong bài thơ "Tỏ lòng" của Phạm Ngũ lão là hình ảnh biểu trưng cho hào khí Đông A dưới thời nhà Trần. Trang nam tử hiện lên vô cùng oai dũng với tư thế cầm ngang ngọn giáo "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu". Người tráng sĩ đã trấn giữ non sông vữa chẵn mấy thu cho thấy tinh thần chiến đấu luôn sục sôi, sẵn sàng bảo vệ đất nước ở mọi thời điểm. Sức mạnh của quân đội nhà Trần vì thế cũng được củng cố và nuôi dưỡng bởi những trang nam tử hào hùng. Người nam nhi tuy trẻ tuổi mà khí phách oai hùng tạo nên khí thế lấn át cả sao trời. Vẻ đẹp của "trang nam nhi" thời Trần còn hiện lên với hoài bão, lí tưởng cao đẹp. Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh sẽ cảm thấy luống thẹn khi lắng tai nghe chuyện Vũ Hầu. Hình ảnh của "trang nam nhi" đã cho ta thấy được hào khí Đông A sục sôi dưới thời nhà Trần.

14 tháng 12 2021

Trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam thì triều đại để lại nhiều dấu ấn nhất có lẽ là triều Trần. Không đạt được những thành tựu to lớn về mặt kinh tế, văn hóa mà thời Trần còn lừng lẫy sử sách với chiến thắng của ba lần chống quân Mông -Nguyên. Phải chăng chính những chiến thắng vang dội ấy đã tạo nên một hào khí vô cùng to lớn, mạnh mẽ, chỉ có ở thời Trần mà không phải bất kì một triều đại nào khác của Việt Nam - hào khí Đông A. Chỉ có ở thời Trần, người ta mới cảm được sức mạnh to lớn mà hào hùng vô cùng của hào khí này. Và nó đã nghiễm nhiên trở thành niềm cảm hứng đi vào không ít tác phẩm thơ ca nổi tiếng vào thời ấy, trong đó có tác phẩm thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão.

Nhắc về hào khí Đông A, hẳn không ít người đã từng nghe thấy rất nhiều lần nhưng vẫn luôn băn khoăn tự hỏi, hào khí Đông A là gì? Tại sao nó lại được phát huy mạnh mẽ nhất vào thời nhà Trần? Hào khí Đông A là hào khí của thời Trần, hai chữ Đông và A khi ghép lại trong nguyên văn chữ Hán sẽ tạo nên chữ Trần, vậy nên mới nói, hào khí này là hào khí của nhà Trần, của quân và dân đời Trần. Nó cũng là cái khí thế oai hùng, hào sảng của nhà Trần, khi mà ở thời kì này, chúng ta đã ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên - đội quân hung hãn nhất thế giới thời bấy giờ. Hào khí Đông A cũng chính là cái khí thế đầy nhiệt huyết, hừng hực trong niềm vui chiến thắng kẻ thù, là sự khát khao mang tính thời đại bởi đói ai cũng muốn góp một phần sức lực bảo vệ non sông, xây dựng Tổ quốc mình. Đồng thời, cũng phải nói rằng hào khí Đông A là kết tinh sâu sắc của lòng yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam ta thời đó.

Vậy nên, khi viết "Thuật hoài", Phạm Ngũ Lão - người con của thời đại ấy đã mang vào trong những câu thơ của mình cái hào khí Đông A hào hùng đó. Nó vang vọng trong mỗi câu chữ của bài thơ.

Ở ngay những dòng đầu tiên của bài thơ, người đọc cũng có thể cảm thấy ngay cái hào khí Đông A toát ra từ việc miêu tả một người anh hùng, một người dũng sĩ thời Trần. Chắc hẳn, qua hình ảnh ấy, Phạm Ngũ Lão như muốn khẳng định rằng thời đại hào hùng sẽ được tạo nên bởi những con người hào hùng. Và chân dung vị anh hùng, con người hiên ngang ấy đã được ông khắc họa trong bức chân dung giữa không gian kì vĩ:

"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu"

Mới câu thơ đầu tiên thôi mà người đọc chúng ta đã cảm nhận được sự hùng dũng, lẫm liệt, vẻ đẹp của một tráng sĩ mang trong mình hào khí Đông A đang hiên ngang cầm ngang ngọn giáo dài, quyết tâm sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc của mình dù đã qua thu. Trong bản phiên âm, "hoành sóc" có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo, thể hiện một khí phách vừa có chút tĩnh tại, an nhiên, nhưng cũng không kém phần hiên ngang, khí phách, đó là tư thế của một người tráng sĩ chuẩn bị ra trận để chiến đấu. Tuy nhiên ở bản dịch thơ, người dịch đã dịch "hoành sóc" thành "múa giáo", đây là một hành động, một tư thế biểu diễn, nghe vừa ngang tàng, lại hơi phô trương. Tuy thế chúng ta đều có thể cảm nhận được hình ảnh của một vị tráng sĩ, tay cầm ngọn giáo dài, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Chúng ta cũng thấy được tư thế của người anh hùng ấy đang được đặt trong một không gian rộng lớn "giang sơn", trong khoảng thời gian dài vô tận "kháp kỉ thu". Cả một không gian thật hùng vĩ được tái hiện lại và in đậm trong đó là hình tượng của người tráng sĩ anh hùng. Không chỉ vậy, "kháp kỉ thu" còn nhấn mạnh sự dẻo dai, tinh thần chiến đấu bất khuất, quyết tâm cống hiến tận lực cho đất nước của một người binh thời Trần. m điệu vang vọng trong câu thơ cũng là một âm điệu khỏe khắn, hào hùng, đúng với cái hào khí Đông A mà Phạm Ngũ Lão đang muốn thể hiện.

Nếu như ở câu thơ đầu tiên, người đọc chỉ thấy hình ảnh của một chiến binh nhà Trần giữa giang sơn rộng lớn, thì bước sang câu thơ thứ hai, hình tượng người lính chẳng còn đơn lẻ nữa mà là cả một đoàn quân với một khí thế thật mãnh liệt:

"Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"

Hình ảnh một đoàn quân anh hùng hiện lên thật hùng vĩ, thật tráng lệ biết bao. So với câu thơ đầu, hình ảnh thơ được mở rộng ra thật to lớn, ở câu một, người ta chỉ thấy toát lên hình tượng của một người lính, thì ở đây là hẳn "tam quân" với tiền quân, trung quân, hậu quân với sức mạnh như vũ bão, có thể "khí thôn ngưu" - "nuốt trôi trâu". Phạm Ngũ Lão đã đặt ra ở trong câu thơ này một phép so sánh "tam quân tì hổ". Ông so sánh đội quân nhà Trần "tì hổ", phải chăng muốn khẳng định sức mạnh, sự mạnh mẽ, oai hùng của tam quân nhà Trần như là hổ, là báo. Phép cường điệu, ẩn dụ mà Phạm Ngũ Lão sử dụng đã cho thấy được sức mạnh thật to lớn của đoàn quân mang khí thế của cả một triều đại anh hùng. Với khí thế ấy, cùng sức mạnh phi thường, đội quân đó chắc hẳn có thể làm nên được những việc vô cùng lớn lao. Câu thơ miêu tả khái quát hình ảnh xung trận của những chiến binh nhà Trần, họ mang trong mình một sức mạnh to lớn, vĩ đại, một khí thế hào hùng, hào khí của thời đại Đông A.

Thế nhưng, khi đọc câu thơ này, người đọc không khỏi băn khoăn về hình ảnh "khí thôn ngưu"! Đây là hình ảnh tác giả Phạm Ngũ Lão đã dùng để miêu tả về khí thế của "tam quân" thời Trần. "Khí thôn ngưu" có thể là khí thế nuốt trôi trâu như bản dịch, đó là sự ước lệ của tác giả khi nói về những người chiến binh trẻ tuổi mang trong mình khí phách của đội quân nhà Trần. Hoặc cũng có thế "ngưu" ở đây là một vì sao trên trời, lúc này, câu thơ sẽ mang ý nghĩa về hào khí, khí thế của quân đội nhà Trần có thể át được cả sao Ngưu. Mặc dù ở đây có hai cách hiểu với hai hướng khác nhau, nhưng dù hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ cũng đều đạt được mục đích là làm nổi bật lên sức mạnh của đội quân nhà Trần, khí thế hào hùng mà họ dùng khi xung trận. Hai nghĩa này không những không mâu thuẫn mà còn bổ sung cho nhau, để chúng ta có thể hiểu được tại sao một đội quân của một đất nước nhỏ bé lại có thể ba lần đánh thắng giặc ngoại xâm Mông - Nguyên đang thống trị thế giới lúc bấy giờ.

Hào khí Đông A cứ vang vọng mãi lên, sục sôi trong mỗi chiến bình với khí thế xuất trận, thế nhưng đôi khi nó lại trầm lắng, thể hiện một cách thật nhẹ nhàng, kín đáo, trong suy tư của con người. Con người dù ở thời đại nào cũng đều mong có thể trở thành một người có thế giúp ích cho non sông đất nước. Vậy nên, những người con thời Trần mang hào khí Đông A ấy trong tâm tư của mình, luôn quyết tâm lập nên công danh báo đền ơn nước. Chí khí ấy thật đáng khâm phục, thật đáng tự hào biết mấy, và Phạm Ngũ Lão đã làm nổi bật cái khát vọng lớn lao ấy của những người con nhà Trần qua hai câu thơ:

"Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu".

Cái ý chí của thân nam nhi quyết tâm lập công báo đền nợ nước đã làm nổi bật lên chí khí cao cả, cái tâm cao cả của người tráng sĩ. Đã làm thân nam nhi ở đời, đứng trong trời đất, phải quyết tạo nên được "công danh", sự nghiệp cho thỏa cái chí làm trai ở đời. Đây là một trong những quan điểm vô cùng đúng đắn và tích cực của tư tưởng Nho giáo. Chẳng thế mà Nguyễn Trãi đã nói

"Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với non sông".

Chí làm trai ở đời, "công danh" chính là một món nợ mà thân trai phải mang, phải trả cả cuộc đời. Chính vì luôn luôn tâm niệm như vậy mà cả đời Phạm Ngũ Lão luôn cống hiến không ngừng cho sự nghiệp của nhà Trần. Ông đóng góp rất nhiều trong công cuộc chống giặc xâm lăng, bình định thiên hạ. Công lao xây dựng đất nước của ông cao vời vợi đến cả vua Trần Minh Tông cũng phải tỏ lòng ngưỡng mộ. Cả cuộc đời đã cống hiến hết mình như vậy mà Phạm Ngũ Lão vẫn thấy mình chưa "trả xong nợ công danh - vị liễu công danh trái", ông vẫn "thẹn" khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán. Ông luôn tâm niệm rằng những việc mình làm vẫn còn nhỏ bé, chưa thể sánh ngang với tiền nhân thiên cổ được. Tuy nhiên, cái "thẹn" ấy của người tráng sĩ chẳng những không làm ông nhỏ bé, thấp kém đi mà còn nâng tầm vị thế của ông lên với một nhân cách cao cả.

Hai câu thơ sau trùng xuống, thâm trầm như là lời kể, lời tự bộc bạch của tác giả với bao nỗi niềm ngổn ngang trong lòng. Tuy nó chỉ là một nỗi niềm riêng của ông, nhưng góp cùng với hai câu thơ đầu, chúng vẫn hòa mình để tạo nên một vẻ đẹp của khí thế thời đại, góp phần để hào khí anh hùng Đông A mãi còn vang vọng đến tận hôm nay.

Cả bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão được bao trùm bởi lòng tự hào dân tộc, bởi hào khí của con người và thời đại nhà Trần. Được thể hiện thật cô đọng và súc tích, bài thơ đã toát lên cái hào khí oai thiêng của dân tộc Việt Nam, toát lên từ một tâm hồn cao đẹp, một tấm lòng yêu nước vô cùng sâu sắc. Đọc bài thơ, người đọc chúng ta càng cảm thấy tự hào về một triều đại hào hùng trong dòng lịch sử của dân tộc ta, mới có thể hiểu tại sao ở thời đại đó, chúng ta lại có thể ba lần đánh bại đội quân Mông - Nguyên đang tung hoành khắp thế giới. Cái hào khí mà thời đại ấy thể hiện, tuy nó đã trôi qua, nhưng cái tinh thần mà nó đã thể hiện thì còn vang vọng mãi tới tận ngày nay. Thế hệ chúng ta kế tiếp hào khí anh hùng ấy bằng những dấu son chói lọi trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Và chúng ta càng không thể quên hình ảnh người tráng sĩ chí lớn - Phạm Ngũ Lão, văn võ song toàn, biểu tượng cho bậc trai tráng, cho người chiến binh của thời đại mang hào khí Đông A quyết thắng ấy.

Bài thơ với thể thơ đường luật cổ, với những hình ảnh ước lệ, so sánh, ẩn dụ , giọng thơ thật hùng tráng, mạnh mẽ, mang phong vị của người chiến sĩ anh hùng. "Thuật hoài" sẽ mãi là bài ca, là tấm lòng của người tướng quân cả cuộc đời vì dân vì nước với lý tưởng và nhân cách cao cả. Thế hệ con cháu chúng ta phải luôn biết rèn luyện nhân cách sống có lý tưởng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lý tưởng để không thẹn với thế hệ đi trước, với hào khí anh hùng mà dân tộc ta đã thể hiện qua bao tháng năm qua.

14 tháng 12 2021

Phạm Ngũ Lão xuất thân bình dân nhưng có tài kiêm văn võ. Tương truyền, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trẩy quân dẹp giặc Nguyên - Mông đã gặp ông. Bấy giờ Phạm Ngũ Lão đang ngồi giữa đường đan sọt. Quân lính của Vương quát dẹp đường, ông vẫn không nghe thấy, lấy giáo đâm vào đùi chảy máu mới sực tỉnh. Bởi Phạm đang mãi nghĩ tới "nợ công danh", đem tài năng của mình ra thi thố dẹp giặc giúp nước. Được Hưng Đạo Vương thu nhận làm tì tướng, Phạm tỏ rõ tài năng, lập nhiều công trạng, là một trong những người anh hùng lừng lẫy thời Trần.

Thuật hoài là bài thơ tỏ lòng. Thơ tỏ lòng dưới các tên thuật hoài, ngôn chí, cảm hoài là lối thơ quen thuộc xưa. Nó tập trung bày tỏ chí hướng, khí phách của "chí làm trai". Ấy là cái "nợ công danh", cái nợ lập thân với nước, với vua để tự khẳng định mình.

Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm từng tuyên ngôn: "Chí làm trai dặm nghìn da ngựa...", Nguyễn Công Trứ cũng nói tới "Chí anh hùng", tỏ rõ "đã sinh ra ở trong trời đất ; phải có danh gì với núi sông"... Tuy nhiên căn cứ vào từng bài, ứng với từng người, từng thời, tác phẩm có thể chỉ là một kiểu cách sách vở, nói cho có "khẩu khí" vậy thôi. Một số khác thoạt nhìn cũng nằm trong khuôn khổ này nhưng chính là tâm sự thật, là niềm day dứt máu thịt, là khát vọng sống cao đẹp của một con người, một thế hệ ở thời đại mình. Vì thế, hình ảnh và khí phách của nhân vật trữ tình trong những tác phẩm cũng rất khác nhau, tạo nên ở người đọc sự rung cảm khác nhau. Chẳng hạn ở Đặng Dung (người cuối triều Trần) là vẻ bi tráng: "Thù nước chưa xong đầu vội bạc; Mấy độ mài gươm dưới bóng trăng". Nguyễn Công Trứ là sự cao ngạo nhưng xót xa thân phận, dẫu là thân phận anh hùng.

Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão - Chàng nam tử trong bài thơ này đặt trong hệ thống "tỏ lòng" có một vẻ đẹp, khí phách riêng. Đấy chính là cái lẽ làm bài thơ qua nghìn năm vẫn tồn tại, xúc động lòng người.

Điểm thứ nhất, bài thơ không phải là khẩu khí của một người mà là khẩu khí của cả một thời đại. Thời đại "Hào khí Đông A". Bằng cách này, cách khác nhiềungười trong thời Trần lúc bấy giờ đã nói như thế. Trần Thủ Độ: "Nếu bệ hạ muốn hàng thì trước hết phải chém đầu thần đã". Trần Quang Khải: "Chương Dương cương giáo giặc; Hàm tử bắt quân thù". Trần Nhân Tông: "Xã tắc hai phen bon ngựa đá; Non sông nghìn thủa vững âu vàng".

Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão là một tiếng nói, không phải tiếng nói của chủ soái mà tiếng nói của một người, của thế hệ tuổi trẻ sống trong sự nghiệp chống ngoại xâm, muốn đóng góp sức mình, để lại tuổi tên trong sự nghiệp ấy.

Điểm thứ hai, chí khí, khát vọng công danh của Phạm Ngũ Lão cất lên qua bài thơ là sự thúc dục từ sự nghiệp chung, oai hùng lừng lẫy. Nó được minh chứng bằng chiến công của chính bản thân ông. Đó không phải là thứ "khẩu khí hão", tỏ lòng theo công thức.

Sự hoà hợp, tương ứng giữa thời đại và cá nhân làm cho bài thơ hùng tráng mà chân thực.

Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh suốt sao ngưu.

Dẫu được hiểu "cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa mấy thu ; ba quân dũng mãnh như hổ báo, khí thế nuốt được cả trâu" hay "nuốt sao Ngưu" thì câu thơ cũng đều muốn dựng lại bối cảnh, hiện thực xã hội rộng lớn. Đó là hình ảnh, là bức tranh hoành tráng của sự nghiệp đánh giặc thời Trần. Phân tích bức tranh này, chúng ta thấy có nhiều tầng hình ảnh với cách thức "dựng tranh" rất nghệ thuật.

Cả hai câu thơ đầu này là cái nền rộng: hào khí đánh giặc của một dân tộc trong đó có người chiến sĩ và có cả đoàn quân. Hào khí ấy được tập trung miêu tả ở hình ảnh tiêu biểu nhất, thể hiện khí phách anh hùng nhất "múa giáo". "Múa giáo non sông trải mấy thu - Ba quân Như vậy, cả "ba quân" cùng múa giáo, cùng ra trận. Song thu lại thành điểm là hành động của người chiến sĩ. Câu thơ dựng lên trựớc mắt ta hình ảnh "một tráng sĩ múa gươm" xung trận trên cái nền "ba quân đậy hào khí giết giặc" kia. Câu thơ từ "điểm" mởrộng ra. Hoặc ngược lại, mở ra rất rộng, thu hẹp dần rồi thu thành một "điểm" (Tráng sĩ anh hùng - đội quân tráng sĩ - Ba quận, dân tộc hoặc Ba quân, dân tộc - đội quân tráng sĩ - tráng sĩ anh hùng) khiến cho chỉ hai câu thơ mà trường diễn tả rất rộng, trường cảm xúc rất mãnh liệt, sâu sắc. Câu thơ tượng trưng nhưng lại rất thực. Cái thực của thời đại ở thế hệ trẻ tuổi, ở mỗi cá nhân.

Hai câu thơ cuối cùng, hình ảnh Người tráng sĩ không còn hiện lên "trông thấy nữa". Nó được biểu hiện qua tâm sự, suy nghĩ:

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Ở đây có một quan niệm nhân sinh quen thuộc của những con người có chí khí thời phong kiến. Làm thân con trai cái nợ công danh là cái nợ phải trả. Công danh là sự nghiệp và tiếng thơm. Nó còn tỏ rõ sự phân biệt nam - nữ trong đó, song không phải là tiêu cực. Khi một thế hệ "lo" những điều như thế. Và nợ công danh có một khuôn mâu mà học theo, vươn tới: gương Vũ hầu - Gia Cát Lượng.

Trên cái nghĩa chung này là hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Phạm Ngũ Lão. Với nhà thơ - người anh hùng họ Phạm, công danh - chí làm trai - gắn vớisự đóng góp, xả thân cao nhất, ích lợi nhất, nhiều nhất cho đất nước, dân tộc trong công cuộc bảo vệ đất nước. Nỗi niềm canh cánh ấy, cái "thẹn" ấy làm cho con người vươn tới những cái cao đẹp, anh hùng. Nó cũng là sự khích lệ, một tuyên ngôn cho thế hệ và thời đại. Bản dịch nghĩa đã dịch "kẻ nam nhi... nên thẹn..." e là người đọc hiểu một ý là "chưa trả xong nợ nam nhi". Có lẽ phải dịch: "Nam nhi... thì thẹn" để rõ cái ý khuyến cáo, khích lệ, hướng tới cả một thế hệ lúc bấy giờ.

Hai câu thơ do vậy cỏ vẻ đẹp của khát vọng lập công, đóng góp, hi sinh cho dân tộc đất nước.

Bài thơ 4 câu 28 chữ đã dựng lên hào khí của cả một thời đại, một thế hệ và một con người. Nó là sự thể hiện cảm hứng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước mãnh liệt. Dung lượng nhỏ nhưng sức bao quát, hàm chứa trong đó thật lớn lao. Đây là bài thơ điển hình về nội dung, về hình thức của văn học trung đại.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Bài thơ để lại cho em cảm xúc buồn, đồng cảm, xót thương cho thận phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.  Đồng thời cho ta thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, những điều tưởng trừng vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội phong kiến xưa kia, trọng nam khinh nữ với những hủ tục lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa hình ảnh những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chi là những người thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ.

12 tháng 4 2021

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.

12 tháng 4 2021

Bác Hồ vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Đến với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, hình ảnh Bác hiện lên thật dung dị, đẹp đẽ và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Mở đầu bài thơ không phải chân dung hào nhoáng của một vị lãnh tụ, Bác hiện lên thật gần gũi, giản dị biết bao:

“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.

Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”

Hình ảnh Bác hiện lên trong một đêm mưa, giữa cái lạnh của núi rừng thật đẹp và đáng trân trọng. Đáng trân trọng hơn nữa, khi vị lãnh tụ ấy hòa mình vào nhịp sống chung của các chiến sĩ, cũng chịu biết bao rét mướt, khổ cực.

Không chỉ dừng lại ở đó, Bác còn là người chu đáo, ân cần khi sợ các cháu lạnh đã đi dém chăn từng người một, cẩn trọng và nhẹ nhàng để giấc ngủ của những chiến sĩ không bị gián đoạn. Ở đoạn này tác giả đã sử dụng vô cùng đắt giá hình ảnh so sánh: “Bóng bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng”. Trái tim ấm áp, sự quan tâm của Bác đối với các chiến sĩ chính là ngọn lửa thiêng liêng bất diệt, xua tan cái lạnh giá của mùa đông. Đồng thời qua hình ảnh đó ta cũng thấy Bác chẳng khác nào một người cha đang đi chăm sóc những đứa con thân yêu của mình. Sự vĩ đại của Bác không ồn ào, khoa trương mà luôn lặng lẽ, âm thầm.

Nguồn: https://lazi.vn/edu/exercise/622355/viet-mot-doan-van-tu-10-15-cau-mieu-ta-hinh-anh-cua-bac-trong-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu

Tính đến thời điểm này, ngoài bản Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc (2/9/1945) tại Quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, thì lịch sử Việt Nam còn ghi nhận có tới hai văn bản khác được coi là bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Bao gồm: "Nam quốc sơn hà" (tương truyền của Lý Thường) và "Bình Ngô đại cáo" (Nguyễn Trãi). Vậy một tác phẩm văn học như: "Nam quốc sơn hà" với bốn câu thơ ngắn ngủi có xứng đáng được coi là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam?

Như chúng ta đã biết, Tuyên ngôn độc lập là văn bản chính luận được viết ra với mục đích tuyên bố với đồng bào trong nước và toàn thể nhân dân thế giới về nền độc lập và về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cần được tôn trọng. Bài thơ "Nam quốc sơn hà" được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta trước hết vì bài thơ là lời tuyên bố hùng hồn về nền độc lập chủ quyền của đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Nước Nam ta là một đất nước độc lập, có chủ quyền riêng và vua chính là đại diện tối cao cho dân tộc. Ranh giới bờ cõi của nước Nam không chỉ được ghi nhận qua những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn được ghi rõ ràng ở sách trời "tại thiên thư". Đó là một chân lý hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam, một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi . Trong lời tuyên bố về chủ quyền , tác giả còn thể hiện sâu sắc thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với nước Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc, qua việc sử dụng từ "đế" mà không dùng từ "vương" (chữ "đế" và chữ "vương" đều có nghĩa là vua, người đứng đầu 1 đất nước, đại diện cho nhân dân, nhưng trong các triều đại phong kiến Trung Quốc xưa, vua Trung Quốc tự xưng là "đế"( có thể hiểu là ông vua lớn) còn các ông vua đứng đầu ở các nước láng giềng thần phục chỉ phong "vương" (có thể hiểu là ông vua nhỏ). Với cách sử dụng ngôn từ sắc sảo như vậy, rõ ràng địa vị và tầm vóc của nước Nam ta đã được nâng lên một tầm cao mới.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên ấy, cha ông ta không chỉ khẳng định nền độc lập và chủ quyền của dân tộc mà còn thể hiện rõ ý chí quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập, chủ quyền ấy:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lý Thường Kiệt coi quân xâm lược là "nghịch lỗ" (kẻ đi ngược lại với lẽ phải, với đạo trời), bài thơ "Nam quốc sơn hà" đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép: Chúng mày dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền thiêng liêng của nước Nam, thì tự chúng mày sẽ chuốc lấy bại vong thảm hại! Đó là cái kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lý, lẽ phải! Câu thơ vừa là một đòn tấn công mạnh mẽ giành cho kẻ thù xâm lược vừa có ý nghĩa khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của nhân dân với Tổ quốc...

Có thể nói không cần phải sử dụng quá nhiều ngôn từ, nhưng "Nam quốc sơn hà" vẫn làm rõ được những vấn đề mang tính trọng đại, lớn lao của quốc gia, dân tộc. Đó là lời tuyên bố đanh thép khẳng định chủ quyền về cương vực lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ toàn vẹn nền độc lập dân tộc, quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Với ý nghĩa sâu sắc ấy, "Nam quốc sơn hà" hoàn toàn xứng đáng là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt nam ta!

9 tháng 11 2021

mình chụi

20 tháng 10 2021

Ở nước ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam"sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)
Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì

 

20 tháng 10 2021

em cảm ơn nhiều ạ em đang cần gấp😭

20 tháng 10 2021

mình là add mọi người giúp mình với gấp lắm r á

 

24 tháng 6 2020

Cậu có thể tham khảo ;

Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi. Dáng người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn và hoạt bát. Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc. Bộ quần áo của những người Liên lạc trong thời kì chiến đấu chống thực dân pháp . Cái Xắc xinh xinh luôn mang theo bên mình . Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mĩ trắng tnh khôi. Chú bé luôn yêu đời , Luôn huýt sáo vô cùng đáng yêu và tình nghịch  Lời nói của chú thật giản dị , chân thật . Dù là chú đã hi sinh trên đường liên lạc nhưng hình ảnh của chú sẽ luôn sáng mãi trong lòng người dân 

- Câu trần thuật đơn mình đã in đậm rồi nhé 

Nhờ k và kb vs mình nhé . Cảm ơn !

21 tháng 10 2021

Ở nước ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam"sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)
Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì

Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêuấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"(Giặc dữ cớ soa phạm đến đây)Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánhchiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"(C nhất định phải tan vỡ)Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nứơc Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù hung hãn để giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời nhữngchiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông A phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời nhữngchiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông A phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi... Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi...Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đ1o trứơc mọi kẻ thù xâm lược