K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài nói mẫu

Phòng GD & ĐT ….                                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường ……                                                               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Nội quy việc sử dụng thư viện ở lớp học

1. Bạn đọc của Thư viện

     Giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh trong lớp học đều có quyền sử dụng vốn tài liệu thư viện phù hợp với nội quy thư viện.

2. Trách nhiệm của bạn đọc

a) Khi vào thư viện: báo cáo với học sinh phụ trách và giáo viên chủ nhiệm lớp.

b) Trong thư viện

- Chấp hành đúng các quy định của Thư viện về việc sử dụng tài liệu Thư viện.

- Thực hiện nếp sống văn minh: Đi nhẹ, nói khẽ, không gây ồn, không có các hành vi thiếu văn hóa khác làm ảnh hưởng đến trật tự chung và môi trường, cảnh quan Thư viện.

- Bảo vệ tài sản của Thư viện:

+ Giữ gìn, bảo quản tài liệu: Không được đánh tráo, chiếm dụng, làm mất, cắt xén hoặc làm hư hại tài liệu;

+ Giữ gìn bàn ghế, giá, tủ, máy móc, trang thiết bị và các vật dụng khác của Thư viện.

c) Khi ra khỏi thư viện:

- Phải trả lại các tài liệu đã mượn (trừ những tài liệu được phép mượn về nhà theo quy định của Thư viện).

- Có nghĩa vụ cho kiểm tra tài liệu cũng như các vật dụng mang ra khỏi Thư viện khi có yêu cầu của người có trách nhiệm.

3. Sử dụng tài liệu Thư viện

     Để đọc tại chỗ hoặc mượn tài liệu về nhà, bạn đọc phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: Thẻ Thư viện, Chứng minh nhân dân, Giấy giới thiệu hoặc các giấy tờ tùy thân khác.

a) Đọc tại chỗ

- Mỗi lần chỉ được mượn tối đa 3 tài liệu; đối với phòng đọc tự chọn, bạn đọc được phép trực tiếp lựa chọn tài liệu trên giá sách;

- Không được phép tự ý mang tài liệu ra khỏi phòng đọc;

- Không sử dụng các thiết bị máy móc dành riêng cho bạn đọc quá thời gian quy định của Thư viện.

b) Mượn về nhà

     Mỗi lần được mượn tối đa 03 bản sách (trong đó sách văn học không quá 02 bản) với thời hạn 07 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, bạn đọc phải đến gia hạn; mỗi lần gia hạn được thêm 03 ngày và không quá 02 lần.

4. Xử lý vi phạm

     Những hành vi như làm hư hại, đánh tráo, chiếm dụng tài liệu và các tài sản khác của Thư viện; vi phạm nội quy Thư viện; … khi bị phát hiện sẽ xử lý theo quy định lớp học tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.

5. Tổ chức thực hiện

     Thư viện có trách nhiệm thông báo Nội quy tới tất cả bạn đọc. Bạn đọc có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định trong Nội quy này.

…, ngày … tháng … năm …

   Giáo viên chủ nhiệm                                                                        Cán bộ phụ trách thư viện

      (Ký tên, đóng dấu)                                                                           (Ký và ghi rõ họ tên)

30 tháng 8 2023

Dàn ý bài nói

Nội dung trong văn bản nội quy sử dụng thư viện lớp học.

- Bảo vệ tài sản của Thư viện:

+ Giữ gìn, bảo quản tài liệu: Không được đánh tráo, chiếm dụng, làm mất, cắt xén hoặc làm hư hại tài liệu;

+ Giữ gìn bàn ghế, giá, tủ, máy móc, trang thiết bị và các vật dụng khác của Thư viện.

- Phải trả lại các tài liệu đã mượn (trừ những tài liệu được phép mượn về nhà theo quy định của Thư viện).

- Mỗi lần được mượn tối đa 03 bản sách (trong đó sách văn học không quá 02 bản) với thời hạn 07 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, bạn đọc phải đến gia hạn; mỗi lần gia hạn được thêm 03 ngày và không quá 02 lần.

- Những hành vi như làm hư hại, đánh tráo, chiếm dụng tài liệu và các tài sản khác của Thư viện; vi phạm nội quy Thư viện; … khi bị phát hiện sẽ xử lý theo quy định lớp học tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.

 

Bài nói mẫu

Phòng GD & ĐT ….                                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường ……                                                               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Nội quy việc sử dụng thư viện ở lớp học

1. Bạn đọc của Thư viện

     Giáo viên chủ nhiệm và các em học sinh trong lớp học đều có quyền sử dụng vốn tài liệu thư viện phù hợp với nội quy thư viện.

2. Trách nhiệm của bạn đọc

a) Khi vào thư viện: báo cáo với học sinh phụ trách và giáo viên chủ nhiệm lớp.

b) Trong thư viện

- Chấp hành đúng các quy định của Thư viện về việc sử dụng tài liệu Thư viện.

- Thực hiện nếp sống văn minh: Đi nhẹ, nói khẽ, không gây ồn, không có các hành vi thiếu văn hóa khác làm ảnh hưởng đến trật tự chung và môi trường, cảnh quan Thư viện.

- Bảo vệ tài sản của Thư viện:

+ Giữ gìn, bảo quản tài liệu: Không được đánh tráo, chiếm dụng, làm mất, cắt xén hoặc làm hư hại tài liệu;

+ Giữ gìn bàn ghế, giá, tủ, máy móc, trang thiết bị và các vật dụng khác của Thư viện.

c) Khi ra khỏi thư viện:

- Phải trả lại các tài liệu đã mượn (trừ những tài liệu được phép mượn về nhà theo quy định của Thư viện).

- Có nghĩa vụ cho kiểm tra tài liệu cũng như các vật dụng mang ra khỏi Thư viện khi có yêu cầu của người có trách nhiệm.

1. Sử dụng tài liệu Thư viện

     Để đọc tại chỗ hoặc mượn tài liệu về nhà, bạn đọc phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: Thẻ Thư viện, Chứng minh nhân dân, Giấy giới thiệu hoặc các giấy tờ tùy thân khác.

a) Đọc tại chỗ

- Mỗi lần chỉ được mượn tối đa 3 tài liệu; đối với phòng đọc tự chọn, bạn đọc được phép trực tiếp lựa chọn tài liệu trên giá sách;

- Không được phép tự ý mang tài liệu ra khỏi phòng đọc;

- Không sử dụng các thiết bị máy móc dành riêng cho bạn đọc quá thời gian quy định của Thư viện.

b) Mượn về nhà

     Mỗi lần được mượn tối đa 03 bản sách (trong đó sách văn học không quá 02 bản) với thời hạn 07 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, bạn đọc phải đến gia hạn; mỗi lần gia hạn được thêm 03 ngày và không quá 02 lần.

2. Xử lý vi phạm

     Những hành vi như làm hư hại, đánh tráo, chiếm dụng tài liệu và các tài sản khác của Thư viện; vi phạm nội quy Thư viện; … khi bị phát hiện sẽ xử lý theo quy định lớp học tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.

3. Tổ chức thực hiện

     Thư viện có trách nhiệm thông báo Nội quy tới tất cả bạn đọc. Bạn đọc có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định trong Nội quy này.

…, ngày … tháng … năm …

   Giáo viên chủ nhiệm                                                                        Cán bộ phụ trách thư viện

      (Ký tên, đóng dấu)                                                                           (Ký và ghi rõ họ tên)

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học và đã tìm hiểu, tham khảo về cách viết văn bản nội quy để soạn thảo một văn bản nội quy về việc sử dụng thư viện của lớp/trường.

Lời giải chi tiết:

Phòng GD & ĐT ….                                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường ……                                                               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc  

 

Nội quy việc sử dụng thư viện ở trường học

1. Bạn đọc của Thư viện

     Các thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường, các em học sinh trong toàn trường đều có quyền sử dụng vốn tài liệu thư viện phù hợp với nội quy thư viện.

2. Trách nhiệm của bạn đọc

a) Khi vào Thư viện:

- Báo cáo với cán bộ phụ trách thư viện lớp đang theo học, họ và tên của giáo viên chủ nhiệm trước khi vào thư viện.

- Gửi, để cặp, túi, vật dụng cá nhân khác và phương tiện đi lại vào đúng nơi quy định. Bạn đọc có trách nhiệm tự quản lý tiền, các tư trang và các giấy tờ cá nhân có giá trị khác.

b) Trong Thư viện:

- Chấp hành đúng các quy định của Thư viện về việc sử dụng tài liệu Thư viện.

- Thực hiện nếp sống văn minh: Đi nhẹ, nói khẽ, không gây ồn, không có các hành vi thiếu văn hóa khác làm ảnh hưởng đến trật tự chung và môi trường, cảnh quan Thư viện.

- Bảo vệ tài sản của Thư viện:

+ Giữ gìn, bảo quản tài liệu: Không được đánh tráo, chiếm dụng, làm mất, cắt xén hoặc làm hư hại tài liệu;

+ Giữ gìn bàn ghế, giá, tủ, máy móc, trang thiết bị và các vật dụng khác của Thư viện.

- Không được vào các khu vực dành riêng cho nhân viên Thư viện nếu không có nhiệm vụ.

c) Khi ra khỏi thư viện:

- Phải trả lại các tài liệu đã mượn (trừ những tài liệu được phép mượn về nhà theo quy định của Thư viện).

- Có nghĩa vụ cho kiểm tra tài liệu cũng như các vật dụng mang ra khỏi Thư viện khi có yêu cầu của người có trách nhiệm.

3. Sử dụng tài liệu Thư viện

     Để đọc tại chỗ hoặc mượn tài liệu về nhà, bạn đọc phải xuất trình một trong các giấy tờ sau: Thẻ Thư viện, Chứng minh nhân dân, Giấy giới thiệu hoặc các giấy tờ tùy thân khác.

a) Đọc tại chỗ

- Mỗi lần chỉ được mượn tối đa 3 tài liệu; đối với phòng đọc tự chọn, bạn đọc được phép trực tiếp lựa chọn tài liệu trên giá sách;

- Không được phép tự ý mang tài liệu ra khỏi phòng đọc;

- Không sử dụng các thiết bị máy móc dành riêng cho bạn đọc quá thời gian quy định của Thư viện.

b) Mượn về nhà

     Mỗi lần được mượn tối đa 03 bản sách (trong đó sách văn học không quá 02 bản) với thời hạn 07 ngày. Quá thời hạn đó, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp tục, bạn đọc phải đến gia hạn; mỗi lần gia hạn được thêm 03 ngày và không quá 02 lần.

c) Sử dụng hệ thống tra cứu

- Bộ máy tra cứu của Thư viện gồm hệ thống mục lục truyền thống, các cơ sở dữ liệu, mục lục đọc máy công cộng trực tuyến;

- Khi sử dụng bộ máy tra cứu truyền thống như hệ thống mục lục, các hộp phích chuyên đề, bạn đọc không được xé phích, rút phích ra khỏi ô phích; Khi sử dụng bộ máy tra cứu hiện đại như các cơ sở dữ liệu, mục lục đọc máy công cộng trực tuyến, bạn đọc phải tuân theo chỉ dẫn, quy định của Thư viện; Không sử dụng máy tính tra tìm thông tin vào mục đích khác.

d) Sao chụp tài liệu trong thư viện

     Bạn đọc được phép sao chụp tài liệu theo quy định của Thư viện.

4. Xử lý vi phạm

     Nếu bạn đọc vi phạm các quy định trong Nội quy này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị một trong những hình thức xử lý sau:

a) Thu hồi thẻ Thư viện tạm thời hay vĩnh viễn; Xử lý hành chính và bồi thường thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền các trường hợp sau:

- Mượn tài liệu quá thời hạn quy định;

- Sao chụp trái phép tài liệu Thư viện;

- Làm hư hại, đánh tráo, chiếm dụng tài liệu và các tài sản khác của Thư viện;

- Vi phạm nội quy Thư viện;

     Mức phạt và bồi thường theo quy định của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa - Thông tin và các quy định khác của Pháp luật trong lĩnh vực này.

b) Trong trường hợp làm hư hại nghiêm trọng vốn tài liệu và các tài sản khác của Thư viện, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật.

5. Tổ chức thực hiện

     Thư viện có trách nhiệm thông báo Nội quy tới tất cả bạn đọc. Bạn đọc có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định trong Nội quy này.

…, ngày … tháng … năm …

            Hiệu trưởng                                                                            Cán bộ phụ trách thư viện

      (Ký tên, đóng dấu)                                                                            (Ký và ghi rõ họ tên)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Phòng GD và ĐT ....

Trường ....

                                                                   NỘI QUY THƯ VIỆN

Tất cả thành viên trong nhà trường đề là bạn đọc của thư viện, bạn đọc cần thực hiện đúng các quy định sau:

1.    Vào thư viện phải giữ gìn trật tự, im lặng và giữ vệ sinh chung, tư trang, cặp sách để đúng nơi quy định.

2.    Xuất trình thẻ thư viện thẻ bạn đọc để mượn sách, mỗi lần mượn không quá 02 bản. Thời hạn mượn sách là một tuần (trừ sách GV và sách GK), nếu chưa đọc xong bạn đọc đến thư viện xin gia hạn, chưa trả sách cũ không được mượn sách mới.

3.    Các loại từ điển, báo chí và sách quý hiếm chỉ được sử dụng tại chỗ.

4.    Bạn đọc phải gữi gìn sách, báo cẩn thận: khi mượn cần xem kỹ tình trạng sách, không làm rách, bẩn, viết, vẽ, đánh dấu vào sách.

5.    Bạn đọc làm mất sách phải đền sách mới, hoặc đền bằng tiền ngang với giá trị thực tế cuốn sách tại thời đểm xử lý bồi thường. Nếu làm hư hỏng sách, tùy múc độ bồi thường thỏa đáng.

6.    Nhà trường sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để đảm bảo các thành viên đều hiện đúng quy định trên.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

a. Chuẩn bị nói

- Lựa chọn đề tài

- Tìm ý và sắp xếp ý

- Xác định từ ngữ then chốt

b. Chuẩn bị nghe

- Tìm hiểu trước vấn đề thảo luận để có cơ sở nắm bắt đúng ý những người nói và đánh giá được chuẩn xác các ý kiến tham khảo thảo luận. Những điều cụ thể cần tìm hiểu trước: Vấn đề gì sẽ được thảo luận trong tiết học? Vấn đề đó lâu nay đã được bàn đến như thế nào? Có khía cạnh nào? Có khía cạnh gì cần được trao đổi lại và khơi sâu thêm?...

- Phác thảo trước trong sổ tay hay vở ghi chép những loại nội dung cần ghi lại khi theo dõi cuộc thảo luận.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

2. Thực hành nói và nghe 

Người nói

Người nghe

- Nêu sự hưởng ứng đối với đề tài của cuộc thảo luận.

- Tóm tắt và đánh giá các ý kiến đã có về vấn đề; nêu cách nhìn nhận của riêng mình và làm rõ căn cứ của cách nhìn nhận đó.

- Tóm tắt lại ý kiến của bản thân, nêu những điểm cần được đồng thuận, nhấn mạnh sự bổ ích của cuộc thảo luận.

- Nghe trên tinh thần chuẩn bị đưa ra ý kiến hồi đáp của mình để thúc đẩy cuộc thảo luận đạt kết quả tích cực.

- Ghi vắn tắt vào sổ tay hay vở ghi chép những điểm cần tranh luận với người nói.

 Bài nói mẫu tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là ............................................ học sinh lớp...........trường...................

Hôm nay, tôi rất vui khi được tham dự buổi thảo luận: “Học tập – trách nhiệm hay nghĩa vụ của người học sinh” . Chủ đề hôm nay tôi muốn bàn luận với các bạn đó là: Hãy từ bỏ thói quen không làm bài tập ở nhà. Có lẽ chủ đề này vô cùng gần gũi và thiết thực với các bạn phải không nào?

Henry Brooks Adams từng nói: “Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái”. Quả đúng là như vậy, phương pháp học tập đúng đắn sẽ tạo nên hiệu quả tích cực. Học tập là nhiệm vụ của học sinh. Để duy trì thành tích học tập tốt, bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, học tập trên lớp, thời gian tự học thông qua làm bài tập về nhà cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các học sinh có thói quen không làm bài tập ở nhà.

Vậy bạn có biết tại sao học sinh chúng ta ngày càng lười làm bài tập không? Với tôi, tôi cảm thấy bài tập về nhà rất khó và làm tốn rất nhiều thời gian, vì vậy tôi thường trì hoãn việc làm bài của mình. Vậy còn các bạn thì sao? Nhiều học sinh cho rằng học tập là một nhiệm vụ bắt buộc nên luôn thực hiện nó một cách đối phó. Cũng có nhiều học sinh cho rằng thời gian học tập trên lớp là đủ và không muốn phải tiếp tục học khi về nhà. Và cũng có những học sinh cảm thấy áp lực trong học tập, chán ghét và sợ hãi việc học. Đó là những lí do hình thành thói quen không làm bài tập về nhà ở phần lớn học sinh hiện nay. Sau mỗi buổi học trên lớp, giáo viên thường giao cho học sinh một số câu hỏi bài tập để củng cố thêm kiến thức. Tuy nhiên, chỉ cần bước chân ra khỏi lớp học, đôi khi chúng ta sẽ quên ngay mọi lời giáo viên nói. Và khi trở về nhà, chúng ta bị thu hút bởi những cuộc vui, bởi những trò chơi điện tử hay đơn giản là vì lười nên không muốn làm gì cả. Thói quen làm bài tập ở nhà của học sinh hiện nay chủ yếu là đối phó. Chúng ta thường tìm lời giải trên mạng rồi chép lại mang đến lớp nộp để giáo viên kiểm tra mà không hề tự cố gắng làm bài. Hoặc chăm hơn một chút, có những học sinh sẽ tự ngồi làm bài tập về nhà nhưng chỉ làm một cách qua loa, không đầu tư nhiều thời gian và công sức. Cũng có những bạn sẽ không làm ở nhà mà đến lớp, sát giờ học mở vở ra mới nhận ra có bài tập và vội vàng làm hoặc sẽ mượn bài của các bạn trong lớp chép. Và cũng sẽ có những bạn không quan tâm đến việc có bài tập, không làm và đến lớp học với một cái đầu trống rỗng. Có lẽ những biểu hiện trên đều đã từng xuất hiện trong chính chúng ta ít nhất một lần trong đời. 

Không làm bài tập ở nhà là một thói quen xấu. Vậy nếu không thể từ bỏ thói quen ấy, điều gì sẽ xảy ra? Chắc hẳn chúng ta đều biết bất kì thói quen xấu nào cũng hình thành nên những tính cách xấu. Nếu không làm bài tập ở nhà dần trở thành một thói quen, chúng ta sẽ trở thành một con người lười biếng, ì trệ, luôn phụ thuộc vào người khác. Không chỉ trong học tập mà trong bất kì công việc nào của cuộc sống, thói quen trì hoãn sẽ khiến ta không bao giờ hoàn thành được điều mình mong muốn. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.Câu nói ấy đến nay vẫn còn nguyên những giá trị. Học tập và tiếp nhận lí thuyết ở trên lớp thôi chưa đủ, quan trọng chúng ta cần phải biết vận dụng những kiến thức được học vào thực hành làm bài tập và áp dụng trong cuộc sống. Tự mình hoàn thành bài tập ở nhà chính là một cách giúp chúng ta rèn luyện thực hành. Nhờ đó, kiến thức tiếp thu được ở trên lớp sẽ được hiểu sâu và kĩ hơn. Ngược lại, nếu không làm bài tập ở nhà, kiến thức chúng ta tiếp thu sẽ nhanh chóng bị lãng quên, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Việc hằng ngày đến lớp mượn vở bạn bè để chép đôi khi còn gây phiền hà với bạn bè xung quanh, đánh mất niềm tin ở bạn bè. Hơn nữa, nếu tất cả các học sinh đều không cố gắng ôn luyện làm bài tập, giáo viên sẽ không thể có những bài học hiệu quả. Việc thiếu ý thức làm bài tập ở nhà của học sinh không chỉ khiến bố mẹ buồn phiền mà thầy cô, nhà trường cũng vô cùng lo lắng.  

Không làm bài tập ở nhà đang dần trở thành một thói quen xấu có ở mọi học sinh. Vậy chúng ta cần làm gì để loại bỏ thói quen ấy? Chúng ta biết rằng để từ bỏ một thói quen không phải là công việc dễ dàng. Vì vậy, hãy bắt đầu rèn luyện từ những điều nhỏ nhất. Trước hết, bạn hãy thiết kế cho mình một thời gian biểu hợp lý. Đối với bài tập về nhà, bạn đừng để khi hôm sau có tiết thì hôm nay mới làm, hãy hoàn thành nó vào ngay buổi tối mà các bạn học môn đó. Bởi đó là lúc kiến thức của bạn đang được lưu trữ tốt nhất và việc làm bài tập sẽ khiến bạn nhớ bài lâu hơn, học tập hiệu quả hơn. Như vậy, khi đến tiết học sau, bạn có thể chủ động và tự tin đến lớp khi tất cả các bài tập đã được hoàn thành. Bạn hãy tự tạo cho mình một không gian học tập hiệu quả bằng cách tách biệt với các thiết bị di động, những thứ có thể làm mình bị sao nhãng, ảnh hưởng. Trong một buổi tối, bạn có thể dành ra 1-2 tiếng để tự học và đặt thời gian nghỉ giữa giờ khoảng 10-15 phút. Với những bài tập khó, bạn có thể nhắn tin nhờ thầy cô hướng dẫn hoặc trao đổi với bạn bè. Một cách học hiệu quả đó chính là chúng ta học nhóm cùng với bạn bè của mình. Như vậy bạn vừa có thể tiếp thu kiến thức từ bạn bè, vừa có thể tự rèn luyện bản thân, nhận ra được những nhược điểm của mình và tìm cách khắc phục. Thay vì để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở làm bài tập, chúng ta nên chủ động và tự giác hoàn thành công việc của mình. Bởi học tập là nghĩa vụ của học sinh, chúng ta phải có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình. Tuy nhiên, đừng nghĩ việc hoàn thành bài tập ở nhà như một trách nhiệm nặng nề, hãy nghĩ đó là quá trình bạn đang hoàn thiện mình. Kiến thức khi chúng ta tự học và chủ động tiếp nhận là những kiến thức được chúng ta lưu giữ lâu và hiệu quả nhất. 

Có thể các bạn sẽ cho rằng thời gian học ở trên lớp là quá nhiều vậy còn học ở nhà làm gì? Hoặc các bạn sẽ cảm thấy việc học và làm bài tập liên tục như vậy sẽ giống như một con “mọt sách”. Cũng có những bạn cho rằng giáo viên giao quá nhiều bài tập khiến chúng ta cảm thấy áp lực và sợ hãi việc học. Những điều các bạn thắc mắc đều hợp lý với tâm lý của phần lớn học sinh hiện nay. Vậy bạn thử nghĩ mà xem, nếu một ngày giáo viên không giao cho các bạn những bài tập ôn luyện, nếu một ngày bạn đã lãng quên hoàn toàn việc tự học ở nhà và nếu một ngày, kiến thức của tất cả học sinh đều chỉ phụ thuộc vào những giờ phút học ít ỏi trên lớp, điều gì sẽ xảy ra? Kiến thức đến với con người nếu không được ôn tập và rèn luyện sẽ nhanh chóng tan biến. Như vậy, làm sao những học sinh có thể nắm vững tri thức để cống hiến cho cộng đồng? Làm sao nền giáo dục có thể phát triển? Làm sao con người và xã hội mới có thể trở nên văn minh? Việc không làm bài tập ở nhà có thể thấy chỉ là một thói quen rất nhỏ nhưng nếu không tìm cách từ bỏ, nó sẽ làm ảnh hưởng đến tính cách con người cũng như trình độ phát triển của xã hội. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng hệ thống giáo dục cần đổi mới phương pháp giao bài tập để học sinh cảm thấy hứng thú hơn với việc học. Thay vì giao bài tập về nhà, giáo viên có thể giao nhiệm vụ chuẩn bị kiến thức cho buổi học sau. Như vậy, học sinh sẽ có được tâm thế chủ động hơn khi đến lớp. Thay vì giao những bài tập viết, giáo viên có thể giao học sinh những bài tập thực hành, làm việc theo nhóm để học sinh phát huy khả năng tư duy, sáng tạo. Như vậy, dù học tập theo hình thức nào, ý thức tự giác, chủ động của học sinh vẫn luôn là yếu tố vô cùng quan trọng. 

Bài nói của tôi xin dừng lại tại đây. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Cuối cùng, tôi muốn gửi đến các bạn lời nhắn nhủ: Hãy rèn luyện cho bản thân sự tự giác, chủ động không chỉ trong học tập mà còn trong mọi mặt đời sống.

22 tháng 6 2017

Chọn đáp án: C

24 tháng 11 2023

Học sinh tự do trang trí bảng nội quy góc thư viện lớp học theo ý muốn.

Một số quy định đặt ra như:

- Vệ sinh góc thư viện lớp học theo phân công quy định.

- Không tô vẽ, làm hư hỏng vật chất của thư viện lớp học.

- Không làm rách, bẩn sách trong thư viện lớp học.

- Mượn, trả sách trong thư viện lớp học đúng thời gian, quy định.

- Tên các văn bản nhật dụng đã học lớp 6 :

+ Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử

+ Động Phong Nha

+ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

- Đặc điểm chung của văn bản nhật dụng : Đều là các văn bản nói về những vấn đề bức thiết , cần được giải quyết ngay trong xã hội ngày nay. Những vấn đề này được nhiều người quan tâm đến như : giáo dục, y tế, ma túy, ....

- Ý nghĩa của văn bản nhật dụng : Tạo điều kiện để con người nhìn vào đó và rút kinh nghiệm, phát triển xã hội.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Người kể chuyện: có hai người kể

+ Phần 1: chàng trai

+ Phần 2: lão Nhiệm Bình

Trong phần 1 có nhiều đoạn người kể chuyện là lão Nhiệm Bình. Vì vậy, văn bảo có nhiều người kể chuyện.

- Điểm nhìn:

+ Phần 1: chàng trai; lão Nhiệm Bình

+ Phần 2: lão Nhiệm Bình

Đôi khi, điểm nhìn dịch chuyển sang một số  người bạn chài khác.

=> Câu chuyện có nhiều người kể chuyện và nhiều điểm nhìn, đồng thời có sự dịch chuyển điểm nhìn. 

- Tác dụng: Giúp cho việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản được khách quan, mở rộng và đa diện hơn.