Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, đoạn lời thoại nào thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật? Vì sao bạn xác định như vậy?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn tham khảo:
Vở chèo Kim Nham kể về câu chuyện hôn nhân của Kim Nham và Xúy Vân, một người thì chuyên tâm học hành, còn một người thì khao khát được yêu thương . Sự bất đồng tư tưởng đã dẫn đến bi kịch tình yêu giữa hai người. Đoạn trích: “Xúy Vân giả dại” tái hiện cảnh Xúy Vân giả điên mong thoát khỏi Kim Nham, nhưng ẩn chứa trong đó là nỗi niềm tâm sự đầy nước mắt của người phụ nữ thiếu vắng tình yêu. Đặt trong toàn bộ vở chèo, số phận Xuý Vân còn thể hiện những điểm đáng thương khác nữa. Xuý Vân không được lựa chọn hôn nhân, lấy Kim Nham là do cha mẹ sắp đặt, nàng phải chung sống với người mình không yêu. Xuý Vân đến với Trần Phương không giữ trọn tiết làm vợ là một hành động nên phê phán nhưng cũng là một hành động mạnh mẽ, dám vì tình yêu. Chính cái ước mơ chính đáng và tình cảnh bế tắc, cô đơn, lạc lõng giữa gia đình nhà chồng đã đẩy Xuý Vân đến sự lựa chọn tự do nhưng đầy bi kịch. Xúy Vân cô đơn hiu quạnh như người muốn sang sông nhưng không thấy đò. Hình ảnh con đò là hình ảnh ân dụ cho Kim Nham, chàng đã để nỡ chuyến, để nàng phải chờ đợi.Trong ca dao ta cũng bắt gặp hình ảnh con đò:
“Trăm năm đành lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa”
Tiếng hét của Xúy Vân xé tan không gian tĩnh lặng như một lời trách mắng Kim Nham. Phần cuối hình ảnh Xúy Vân đầu tóc rối bời, đôi mắt ngây dại khiến chúng ta chạnh lòng. Những thứ nghịch lý ngang trái đó thể hiện cuộc đời Xúy Vân chỉ toàn những bất hạnh khổ đau. Ở đây cũng có nét tương đồng với ca dao hài hước châm biếm. Phê phán nhưng cũng nói nên khát vọng được yêu thương, được hạnh phúc là chính đáng, đó là ước muốn muôn thuở của con người, không lửa nóng tro tàn nào hủy diệt nổi.
- Để có thể đến được với Trần Phương, Xúy Vân đã quyết định giả dại để làm lí do có thể li hôn với Kim Nhan.
- Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang và nàng lúc nào cũng mang trong mình khát khao hạnh phúc. Nhưng trong chế độ phong kiến xưa, Xúy Vân nói riêng mà những người con gái sống dưới chế độ ấy nói chung đều không có cái quyền tự định liệu cho hạnh phúc, lựa chọn cho mình tình yêu cũng như đối tượng mà mình cảm mến, mọi chuyện tình yêu, hôn nhân đều do cha mẹ sắp đặt theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Cuộc hôn nhân của Xúy Vân với Kim Nham đều do một tay của cha mẹ nàng sắp xếp, mà sự sắp đặt này cũng không hề được định liệu sẵn mà hết sức vội vàng, và điều tất yếu là giữa hai người không hề có tình yêu.
- Ước mơ của nàng thật bình dị và chính đáng. Khi về làm dâu nhà Kim Nham, Xúy Vân đã vô cùng thất vọng trước ước mơ gia đình hạnh phúc, “chồng cày vợ cấy”, hay “anh đi gặt…em mang cơm” với thực tại chồng mait mê đèn sách, thi cử, bỏ mặc nàng trong nỗi cô đơn, một mình thân đàn bà đảm đương những gánh nặng của gia đình. Cho nên lời hát: “Bông bông dắt, bông bông díu – xa xa lắc, xa xa líu” được lặp đi lặp lại mấy lần, đã phản ánh bằng hình ảnh cụ thể tâm trạng đó.
→ Vì tình yêu ấy, nàng bất chấp vượt ra khỏi lễ giáo phong kiến, những định kiến ngặt nghèo của xã hội về phẩm tiết của người phụ nữ.
Nếu ở thời điểm hiện tại, Thúy Vân có thể giải thoát bi kịch bằng cách: sau khi biết chuyện Trần Phương bội tình, Thúy Vân sẽ đến gặp mặt Kim Nham để nói rõ sự tình, không nhất thiết phải cầu xin níu kéo mà ở đây, đến để xin lỗi và xin được tha thứ. Sau đấy, cô sẽ về nhà cha mẹ mình, nói rõ câu chuyện, xin lỗi cha mẹ. Dù sao, lỗi lầm ở đây không thể nói một mình Thúy Vân được. Bố mẹ cô có lỗi sai khi sắp đặt hôn nhân không dựa trên tình cảm của con cái, Kim Nham vô tâm khi không quan tâm đến cảm xúc của vợ mình.
Theo em nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời điểm hiện đại có thể giải thoát bi kịch của bản thân như: Đầu tiên sẽ phải xin lỗi Kim Nham, cùng nhau ngồi nói chuyện để cả hai hiểu nhau, nói lí do tại sao mình lại làm như vậy chứ không nhất thiết phải giả điên để kết thúc cuộc hôn nhân này. Trước khi muốn kết thúc mối quan hệ vợ chồng với Kim Nham để chạy theo tình yêu của Trần Phương thì nàng phải tìm hiểu kĩ con người kia là như thế nào chứ không vì cảm xúc nhất thời mà buông bỏ mái ấm đang có.
- Ở phần mở đầu, Xúy Vân xuất hiện với những tiếng hát và hành động quay cuồng, tâm trạng nửa tỉnh nửa mê, nửa ngây nửa dại. Xúy Vân đã cất tiếng hát than thở với bà Nguyệt về tình duyên của mình, sau đó Xúy Vân đã mượn hình ảnh con đò tình duyên để nói về mình, một người phụ nữ mòng mỏi chờ chồng, hạnh phúc dang dở.
“Tôi là đò, đò nỏ có thưa
Tôi càng chờ, càng đợ, càng trưa chuyến đò”
- Tuy lời hát xuất phát từ trạng thái nửa tỉnh nửa ngây nhưng qua lời hát ấy vẫn thấy tâm trạng đầy đau khổ, day dứt của một cô gái đang lo lắng trước tuổi xuân đang trôi qua, hình ảnh của cô gái ấy như một người lữ khách đứng trên bến đò vắng nhưng chưa thấy bóng dáng con đò.
- Ở những câu hát tiếp theo, dưới hình thức của những câu thơ lục bát biến thể, Xúy Vân đã thể hiện được tâm trạng của một người con gái đã có chồng, tự do bị trói buộc, mọi thứ đều phải phụ thuộc vào chồng. Muốn qua sông lần nữa thì phải dứt bỏ tình duyên cũ với chồng:
“Chẳng nên gia thất thì về
Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười”
→ Luôn khát khao tình yêu và có một niềm tin mãnh liệt vào một tương lai đầy hạnh phúc với tình nhân mới củy mình.
“Gió giăng thì mặc gió giăng
Đôi ta chỉ quyết đạo hằng với nhau”
- Hình ảnh Xúy Vân mạnh mẽ tìm đến tình yêu của mình đã từng bị coi là hành vi phá bỏ những giá trị đạo đức phong kiến, phá vỡ đạo tam tòng tứ đức, trở thành một người nổi loạn chẳng quá cũng vì quá khát khao tình yêu và đắm chìm trong tình yêu ấy đến nỗi không thể thoát ra được.
- Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời điểm hiện đại có thể giải thoát bi kịch của bản thân như: Đầu tiên sẽ phải xin lỗi Kim Nham, cùng nhau ngồi nói chuyện để cả hai hiểu nhau, nói lí do tại sao mình lại làm như vậy chứ không nhất thiết phải giả điên để kết thúc cuộc hôn nhân này. Trước khi muốn kết thúc mối quan hệ vợ chồng với Kim Nham để chạy theo tình yêu của Trần Phương thì nàng phải tìm hiểu kĩ con người kia là như thế nào chứ không vì cảm xúc nhất thời mà buông bỏ mái ấm đang có.
a.
* Đối thoại:
- ĐỀ HẦU: Trộm của Trùm Sò đêm trước/ Vu cho Thị Hến đêm qua/ Bắt tới chốn huyện nha,/ Xin ngài ra xử đoán.
- HUYỆN TRÌA: Lão Đề lấy tờ khai,/ Đặng ta toan làm án/ Cứ mực thẳng, cung cho ngay, bày cho thiệt/ Kẻo hai đàng của nói có, vọ nói không
- THỊ HẾN: Trông ơn quan lớn/ Đoái xét phận hèn/ Phụ mẫu dân quyền quý ấy bề trên/ Ti tiện nữ đơn cô là phận dưới.
* Độc thoại:
- ĐỀ HẦU: Mụ đà nên tệ/ Ông Huyện cũng xằng,/ Phen này ông bày mặt thú lang/ Huếch với mục ắt râu trụi lủi.
* Bàng thoại:
HUYỆN TRÌA: Tri huyện Trìa là mỗ/ Nội hạt tiếng khen khen ta/ Cầm đường ngày tháng vào ra/ Hoa nguyệt hôm mai thong thả.
* Lời chỉ dẫn sân khấu: Hạ.
b. Nhân vật Huyện Trìa có số lượt lời nhiều nhất trong văn bản vì đây là một phiên xử án và thẩm quyền thuộc về Huyện Trìa.
c. Dấu hiệu cho thấy trong lời thoại của nhân vật trong văn bản mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần:
Đoạn: Nộ hát tiếng khen khen ta
Cầm đường ngày tháng vào ra
Hoa nguyệt hôm mai thong thả...
=> Đây là đoạn thuộc lời thoại của nhân vật Huyện Trìa và được gieo vần “a”. Đây là một trong những đặc điểm của thể loại thơ.
d. Trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ được tách riêng ra và đặt trong ngoặc đơn vì đó như đoạn đệm chuyển lời trong tuồng, nâng cảm xúc của nhân vật lên cao và phù hợp với đặc điểm của tuồng.
a.
- Đối thoại:
Đề Hầu : Bắt tới chốn huyện nha,
Xin ngài ra xử đoán..
Huyện Trìa: Thôi ,đây đã biết
Lựa đó phải thưa..
- Độc thoại:
Đế Hầu : -Mụ đà nên tệ
Ông Huyện cũng xằng,
Phen này ông bày mặt thú lang
Huếch với mụ ắt râu trụi lủi
- Bàng thoại: Tri huyện Trìa là mỗ/nội hạt tiếng khen khen ta/ Cầm đường ngày tháng vào ra/Hoa nguyệt hôm mai thong thả''
b. Nhân vật Huyện Trìa có số lượt lời nhiều nhất
- Vì: Huyện Trìa là người cầm cân nảy mực, vừa ba hoa, vừa muốn làm ra vẻ công minh vừa muốn tán tỉnh, lấy lòng Thị Hến, lấn át Đê Hầu, dọa dẫm Trùm Sò,…Huyện Trìa nắm giữ, thích nói gì thì nói, miệng nhà quan có gang có thép,…tác giả dân gian muốn lật tẩu bản chất của y,…Đó có thể là lí do khiến tác giả để nhân vật này nói nhiều nhất, dài nhất.
c. Chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy các lời thoại của nhân vật trong văn bản trên mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần
''Nội hạt tiếng khen khen ta
Cầm đường ngày tháng vào ra/
Hoa nguyệt hôm mai thong thả''
Đây là gieo vần ''a''. Cách gieo vần đặc trưng trong thơ ca
d. Đây như đoạn đệm chuyển lời trong tuồng, nâng cảm xúc của nhân vật lên cao
- Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, đoạn lời thoại thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật là đoạn cuối hát ngược từ “Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông” đến “cưỡi con gà mà đi đánh giặc”
- Vì dựa vào hình thức: chú thích hát ngược; và nội dung lời nói: những sự vật hiện tượng trong lời nàng được hiện lên một cách ngược đời:
+ Cái trứng gà – tha con quạ - ngồi trên cây
+ Trong đình – cái khuya – cái nhôi
+ Cái nón – cái kèo, cái cột
+ Dưới sông – bán bát
+ Trên biển – đốn gỗ - làm nhà
+ Cưỡi gà – đánh giặc
⇒ Những câu nói ngược, đầy những phi lí, nghịch dị khơi gợi về một thực trạng nội tâm xáo trộn, bất ổn, đầy trớ trêu. Nhân vật dường như rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại, rối bời, mất phương hướng.