Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận về người mẹ qua bài thơ trên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.
Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đã góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hòa quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc họa rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thót.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi dém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng ngạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm....
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đức, chan hòa trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác
Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài đặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: "trời, non, nước".
Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. "Dừng chân đứng lại" để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của "trời, non, nước". Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có "Một mảnh tình riêng, ta với ta". “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khổ chốn đèo Ngang này vậy.
Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa. buồn tủi “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ.
Một buổi chiều, em đã được gặp hai người bạn mới đến từ phương xa, là mây và sóng. Hai bạn kể cho em nghe về những điều thú vị mà họ đã trải qua. Bạn mây đã rong chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bạn ấy chơi với bình minh vàng và cả vầng trăng bạc nữa. Còn bạn sóng thì ca hát từ sáng sớm cho đến tận hoàng hôn. Rồi lại ngao du nơi này nơi nọ, không biết từng đến nơi nao. Hai bạn ấy có rủ em cùng rong chơi khắp bốn bể, nhưng em đã từ chối. Bởi em tuy cũng rất thích được đi chơi khắp nơi, nhưng hơn cả điều đấy, em vẫn muốn được ở cạnh mẹ hơn. Chỉ cần được ở cùng mẹ, thì chơi gì, làm gì em cũng thấy vui và hạnh phúc.
Tình cảm gia đình luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ, nhà văn thỏa sức sáng tạo, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc và những bài học làm người quý giá. Nếu tình cha con thường được khắc họa một cách mạnh mẽ, hùng tráng, có phần đanh thép, cứng rắn, tình chị em máu mủ ruột rà sẻ chia, bao bọc giúp đỡ nhau thì tình mẫu tử luôn mang màu sắc thiêng liêng, cao quý mà gần gũi, thân thương. Với đại thi hào Ta - go, tình mẫu tử của ông xuất phát từ tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp, trước quê hương, con người trong cuộc sống. “Mây và sóng”, một kiệt tác trong sự nghiệp văn chương của ông chính là bản hòa ca ngọt ngào, là lời tâm sự thủ thỉ của một em bé với mẹ, qua đó thể hiện cái hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ, đồng thời là tình cảm thắm thiết, mặn nồng của người con dành cho mẹ.
Bài thơ mang giai điệu trữ tình, ngọt ngào như một bài hát về vùng đất thần tiên mơ mộng, sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú dưới suy nghĩ non nớt của trẻ thơ. Những sự vật xuất hiện trong tác phẩm đều mang hình hài, sắc thái của con người, mang đến cảm giác trong trẻo, đáng yêu.
Tác giả xây dựng bài thơ dưới hình thức một cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con, là lời em bé kể cho mẹ về sóng nước, mây trời mà em đã gặp khi đi chơi. Dưới góc nhìn non nớt và trí tưởng tượng phong phú của em, mây trời biết nói, biết cười, biết rủ em tham gia những cuộc vui bất tận.
Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao.
Họ bảo: “Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”
Con hỏi: “Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được?”
Họ trả lời: “Con hãy đi đến hết cõi đất, rồi giơ tay lên trời con sẽ bay bổng lên mây”
Nhưng con nói: “Mẹ tôi đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi”
Họ bèn mỉm cười, và lơ lửng họ bay đi mất
Em bé gọi “Mẹ ơi” để bắt đầu kể chuyện nghe thật gần gũi, đáng yêu. Tiếng “Mẹ ơi” đầu đời chẳng cần uốn nắn, dạy bảo mà tự bộc phát như một sự hiển nhiên. Bên em luôn có mẹ, mẹ nghe em kể chuyện, mẹ bên em từ những bước chập chững đầu tiên, từ những lời ê a thuở ban đầu, từ những câu chuyện nhỏ nhặt trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Ánh mắt em ngước nhìn lên trời, bắt gặp những đám mây trắng bồng bềnh, mềm mại. Đám mây được nhân hóa mang những đặc điểm, tính cách, hành động giống như con người. Chúng gọi em đi chơi “từ tinh mơ đến hết ngày”, “giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”. Với một em bé thông minh, thích khám phá vạn vật mới lạ xung quanh thì lời mời gọi của mây quả thật hấp dẫn khó thể chối từ. Em bé muốn được đi chơi, đi đến những miền đất mới lạ để khám phá, đó cũng là một điều dễ hiểu cho câu hỏi “Nhưng làm thế nào mà tôi lên trên ấy được?”. Nhưng thật bất ngờ, em bé ngay lập tức từ chối lời mời ấy của mây khi biết rằng, để được đi chơi, em phải rời xa mẹ, phải để mẹ của em ở nhà. Em bé không đánh lòng “đi đến hết cõi đất” nếu mẹ em phải đợi em. “Tôi có lòng nào bỏ được mẹ”, câu nói xuất phát từ tình cảm thẳm sâu trong trái tim con người, tình mẫu tử cao quý không gì có thể chia cắt. Dường như, câu nói ấy không phải của một đứa trẻ ngây ngô đơn thuần mà là của một tâm hồn tràn đầy yêu thương, trân quý tình cảm gia đình bất diệt. Em bé sao nỡ đi đến nơi “tận cùng Trái Đất, đưa tay lên trời”, được “nhấc bổng lên tận tầng mây” khi mẹ tôi đợi tôi ở nhà”. Tình cảm đối với mẹ đã níu giữ em lại, em không thể rời xa mẹ dù hầu như đã hoàn toàn bị chinh phục bởi lời mời gọi hấp dẫn. Nhưng với em, chẳng cuộc vui nào, chẳng mây trời nào có thể so sánh với mẹ của em
“Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ
Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng,
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh”
Ta - go đã nâng tầm tình mẫu tử lên ngang hàng với vũ trụ, với mây gió. Hình ảnh mẹ trong mắt em giống như mặt trăng dịu hiền với luồng ánh sáng thanh mát, còn em là những đám mây nhỏ mềm mại quẩn quanh bên mẹ. Mẹ và em luôn luôn gắn liền với nhau. Mây và trăng không thể tách rời hay chính tình mẫu tử trong tim luôn tồn tại, chẳng khó khăn cách trở nào có thể chia rẽ tình cảm ấy. “Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà là trời xanh” gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ yên bình, quấn quýt bên mẹ hiền. Chỉ cần có mẹ bên cạnh thì mọi cuộc vui với em bé chẳng còn quan trọng nữa, em bé cảm thấy vui nhất, hạnh phúc nhất là khi được chơi cùng mẹ của mình. Tình mẫu tử dẫu có đơn sơ, giản dị thì vẫn luôn bỏng cháy và trường tồn.
Không chỉ có mây trời mà ngay cả những con sóng biển rì rào, dưới lăng kính của em bé cũng trở thành những người bạn đến từ đại dương mênh mông
Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con dưới sóng rì rào
“Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi, không biết là đi qua những đâu”
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào tôi đuổi được theo bây giờ?”
Họ bảo: “Cứ đi, con cứ đi đến bờ biển, đứng im, con nhắm mắt lại, sóng sẽ cuốn con đi”
Con trả lời: “Nhưng đến tối mẹ tôi nhớ thì sao? Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?”
Họ bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa
Ngắm mây trời, rồi em bé lại được nghe tiếng sóng hò reo bài ca của biển cả, sóng vẫy gọi em bé đi chơi thật xa. Lời thủ thỉ của sóng thật hấp dẫn với một đứa trẻ thông minh, tâm hồn phong phú như em, “ca hát sớm chiều”, “đi mãi mãi”, “không biết là đi qua những đâu”. Em bé cũng muốn chạy đi theo những cuộc chơi của sóng, những cuộc viễn du bất tận, nhưng em bỗng khựng lại vì nghĩ đến mẹ. “Nhưng đến tối mẹ tôi nhớ thì sao? Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?”. Nỗi lo của em là lo mẹ sẽ nhớ em khi em không về. Em sợ mẹ buồn, sợ mẹ nhớ em, sợ mẹ ở một mình, sợ phải rời bỏ mẹ. Tuy mộng mơ là thế, khao khát được đi khám phá thế giới mãnh liệt đến vậy, nhưng với em, chúng chẳng có nghĩa lý gì nếu em chỉ thực hiện những điều ấy một mình, phải để mẹ ở nhà. Chân trời góc bể hay những chuyến du ngoạn ngoài kia cũng chẳng thể lấp đầy khoảng trống thiếu mẹ trong tâm hồn em. Hạnh phúc của em là được ở bên mẹ, là nụ cười của mẹ. Những điều ấy tuy giản dị, đơn sơ, nhưng với em, có mẹ chính là có tất cả.
Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ
Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển,
Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ
Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu!
"Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển” không chỉ đơn thuần là câu nói của trẻ thơ mà còn mang tầng nghĩa sâu sắc. Thuận theo tạo hóa tự nhiên, không có biển sẽ chẳng có sóng, không có mẹ thì cũng chẳng thể nào có con. Vì thế mà mỗi bước chân con đi không thể thiếu ánh mắt dõi theo trìu mến của mẹ, niềm vui của con cũng không thể thiếu đi nụ cười hạnh phúc từ mẹ. Tiếng “con cười giòn tan vào gối mẹ” hay tiếng sóng biển rì rào vỗ rì rào bờ cát, đồng thời là lời gợi nhắc những kỉ niệm tuyệt đẹp thời ấu thơ của con bên mẹ. Tác giả rất khéo léo khi cả bài thơ không hề thốt ra một câu “con yêu mẹ” hay những lời thể hiện tình cảm trực tiếp, nhưng qua lời nói của em bé, người đọc dễ dàng cảm nhận được tình mẫu tử đến từ cả mẹ và em bé. Người mẹ cũng không xuất hiện trong bài thơ, nhưng trải dài cả tác phẩm là lời em bé tâm tình, kể chuyện cho mẹ nghe. Hai mẹ con chỉ cần có nhau để sống hạnh phúc, “không ai trên đời này biết được mẹ con ta đang ở đâu”, không có nỗi đau, không có buồn tủi gì chia cắt được hai mẹ con. CÓ lẽ, thứ tình cảm thiêng liêng ấy chẳng thể hiện ra bằng lời, nhưng đó là động lực, là lẽ sống, là nơi để mỗi người con trở về khi mệt mỏi thương trường.
Sử dụng cấu trúc lồng ghép lời thoại giữa em bé và mẹ, đồng thời là cuộc nói chuyện của em với mây, với sóng, dưới lăng kính ngây thơ trong sáng mà rực rỡ sắc màu, một thế giới cổ tích hiện ra một cách hài hòa, tinh tế. Nơi đó có em, có mẹ, có mây, có sóng, có mái nhà em yêu thương. Với trí tưởng tượng phong phú, tư duy thông minh cùng trái tim đong đầy tình yêu thương, qua lời nhà thơ, em bé đã thể hiện sự cao cả, bất diệt của tình mẫu tử, đồng thời bày tỏ ước mơ được khám phá thiên nhiên, chinh phục thế giới bao la rộng lớn.
Bằng ngòi bút nhạy cảm và tâm hồn dào dạt tình yêu thương, Ta - go đã viết nên một bài thơ thắm đượm tình người. Chẳng cần tìm kiếm hạnh phúc và niềm vui ở đâu xa xôi hào nhoáng, chỉ cần những điều chân phương, ở cạnh người mẹ thân yêu, sống một cuộc sống không lo âu giữa mây gió, biển cả, đó chính là định nghĩa của hạnh phúc. Lời của em bé cũng như lời của tác giả, rằng bản thân con người chỉ thật sự an nhàn khi được sống trong tình yêu thương của mẹ, tình mẫu tử nồng cháy, bất diệt.
Tham khảo
Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!
Tham khảo
Hoàng tử bé chính là một mảng tuổi trơ trong trẻo và mát lành. Hoàng tử yêu mến đóa hoa hồng lấp lánh, lung linh bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian, công sức, sự kiên nhẫn, dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó hơn.
Chị ơi bài thơ nào
ủa thơ ở đâu vậy bạn mk ko thấy đc ( = w = )