em hãy hoá thân vào nhà văn và nghĩ ra một cái kết tốt đẹp hơn cho cô bé bán diêm
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trong khoảnh khắc que diêm cuối cùng dập tắt, em thấy người bà hiền từ của mình hiện lên. Em gọi theo:
- Bà ơi, cho cháu theo với!
Bà mỉm cười, sà xuống, nắm lấy bàn tay đang buốt giá của em đưa em bay lên trời. Trong thoáng chốc, em thấy mình nhẹ bẫng, em mỉm cười vì được nắm tay bà. Tâm hồn em trở nên ấm áp hơn bao giờ hết.
Em nhắm nghiền mắt lại, khi mở ra đã thấy mình ở một nơi tràn ngập ánh sáng, em thấy hào quang tỏa ra ở khắp mọi nơi. Em hỏi bà:
- Đây là đâu vậy ạ?
Bà nhìn em dịu dàng đáp:
- Thiên đường cháu ạ. Nơi bà cháu mình sẽ sống cùng nhau thật hạnh phúc?
- Thật sao ạ?- cô bé reo lên sung sướng
Không đáp lại nữa, bà dẫn cô bé đến một ngôi nhà khá khang trang. Ngay khi vừa bước vào, cô đã nhìn thấy một cây thông to lớn với quả chuông treo lủng lẳng và ở bên dưới là một đống quà chất đống. Cô bé chạy ngay vào cầm một vài túi quà và quay ra hỏi bà:
- Nó là của ai vậy ạ?
- Của cháu đấy. Ta đã định tặng cho cháu những món quà này từ rất lâu. Nhưng ở dưới trần gian ta không thể làm thế...
Cô bé ôm chầm lấy bà, rơm rớm nước mắt. Bà dẫn cô vào nhà bếp. Một bàn tiệc thịnh soạn đã bày ra trước mắt. Cô bé giờ đây đã không phải nhìn qua tấm kính nữa mà hoàn toàn có thể thưởng thích một con gà tây thơm ngon. Cô bé ăn một cách ngon lành vì em đã rất đói giữa giá rét. Người bà chỉ nhìn cháu ăn, thỉnh thoảng lại nói “Cháu của bà dễ thương quá!”.
Sau khi ăn xong, cô bé còn được bà đưa cho một bộ quần mới rất lộng lẫy. Khi khoác lên người, từ một cô bé mặt mày đen nhẻm, bộ quần áo rách rưới đã biến thành một nàng công chúa trắng trẻo và xinh đẹp. Bà kéo em ngồi xuống bên mình, vừa xoa đầu vừa khẽ hỏi:- Cháu có muốn ở đây với bà không? Cháu có muốn về với bố không?
Nụ cười trên môi cô bé vụt tắt. Cô cúi gằm mặt, lòng nặng trĩu suy tư.
- Cháu, cháu… Bố cháu tuy hay uống rượu, hay đánh đập cháu nhưng bố vẫn là bố của cháu. Bố không còn ai ngoài cháu cả. Nhưng sống ở đây bà có hạnh phúc không ạ?
Bà nhìn cô đầy cảm thông:
- Có chứ, và giờ có thêm cháu ta càng hạnh phúc. Ở đây cháu sẽ không bao giờ thấy mùa đông hay tuyết rơi cả mà nó luôn được sưởi ấm bằng tình yêu thương.
- Vậy ạ? Vậy cháu sẽ ở đây với bà. Nhưng cháu có thể gặp bố lần cuối không? Gặp trong giấc mơ ấy ạ.
Bà gật đầu đồng ý. Bà đưa cô bé thâm nhập vào giấc mơ của người cha đang trong men say. Cô bé nói với bố rằng:
- Bố à, giờ con không thể ở bên cạnh bố nữa nhưng con sẽ luôn dõi theo và cầu nguyện cho bố. Bố nhớ giữ gìn sức khỏe và đừng uống nhiều rượu nữa nhé! Con, bà và mẹ yêu bố!
Rồi cô bé biến mất. Hai bà cháu sống vui vẻ bên nhau. Trên thiên đường, cô còn được đi học, được vui chơi và có cả những bạn bè đồng trang lứa. Cuộc sống của cô tràn ngập tiếng cười.
Còn người bố, sau khi tỉnh dậy, tự thấy giấc mơ của mình kì lạ. Nhưng khi nhận được tin đứa con gái bé bỏng của mình qua đời trong đêm giao thừa rét mướt, người bố đã hiểu ra tất cả. Ông hối hận về những gì đã làm với con. Và ông khóc, khóc cho một linh hồn bé bỏng, khóc vì dằn vặt bản thân.
Sau này, ông quay lại con đường lương thiện, chăm chỉ làm ăn, gây dựng sự nghiệp và giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh như một cách chuộc lỗi với con gái mình.
Thay vì kết cục cô bé bán diêm chết cóng thì đổi lại cô ấy gặp được một gia đình nghèo khổ cứu sống ( vì tất cả mọi người giàu đều ngoảnh mặt làm ngơ) tuy sống trong gia đình nghèo vất vả nhưng cuộc sống của học rất hạnh phúc và đầm ấm//^_^//
Dàn ý:
1.Mở bài: - Chúng tôi là những que diêm nhỏ, hàng ngày đi theo một cô gái bất kể thời tiết.
- Chúng tôi ở bên cô rất lâu vì thường chẳng có ai mua diêm cho cô gái cả, và cũng vì thế mà tôi được chứng kiến nhiều chuyện về cuộc đời cô cũng như đêm giáng sinh năm ấy.
2.Thân bài:
- Số phận, cuộc đời của cô bé bán diêm
- Đêm giáng sinh năm ấy: đường phố, cảnh vật và mọi người xung quanh >< cô bé
- Cô nhìn thấy một ngôi nhà đang cùng đón giáng sinh và cô nhớ tới những ngày xưa cũ của mình – đã có những tháng ngày cô được như vậy
- Cô bắt đầu thấy lạnh và lấy bao diêm cuối cùng ra và bật chúng
+ Que diêm thứ nhất
+ Que diêm thứ hai
+ Que diêm thứ ba
+ Những que diêm khác lần lượt thắp lên, cô đang níu kéo hình ảnh của bà mình
=> Mỗi que diêm được thắp sáng như đưa cô đến với thế giới khác, thế giới cô hằng ao ước. Cuối cùng, hình ảnh bà cô hiện lên trùi mến, bà đã đưa cô đến với thế giới bên kia : nơi có bà, có tình yêu thương
- Tôi bị xót lại, nằm gọn trong bàn tay giá lạnh của cô, tôi ước mình được thắp lên ngọn lửa để cô ấy ấm hơn.
3. Kết bài: Người trên phố vẫn đi lại, mọi thứ vẫn nhộn nhịp trong không khí giáng sinh, nhưng cô gái ấy vẫn ở một mình trong góc phố nhỏ một mình chống chọi với cái lạnh. Cô bé đã đi xa mãi mãi…
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
THAM KHẢO:
m bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Khi cô bé bán diêm đang run rẩy trong góc tường. Sinh mệnh của cô bé giờ đây ngỡ như đèn treo trước gió. Chỉ cần một cơn gió vụt qua có thể lấy đi sự sống của cô bé bất cứ lúc nào. Bỗng một tiếng nói nghe rất quen thuộc vọng vào tai cô bé:
- Cháu à, cháu có sao không? Đừng ngồi đây nữa, lạnh lắm. Có muốn vào trong nhà cùng bà không?
Cô bé ngước mắt lên nhìn. Một khuôn mặt vô cùng hiền lành và phúc hậu giống hết với người bà đã khuất của cô bé. Cô bé vươn tay ra ôm chầm lấy bà khóc nức nở. Người bà dù không hiểu chuyện gì đã xảy ra nhưng vẫn vỗ nhẹ vào lưng cô bé nói những lời an ủi:
- Không sao rồi cháu. Chúng ta về nhà thôi.
Trong đêm Giáng Sinh năm ấy, phép màu thật sự đã xảy ra. Một sự sống được ở lại với trần thế, một tâm hồn đầy tổn thương được cứu rỗi.
Bao nhiêu lời chào hàng của em đã được nhận bởi một bà lão giàu có mua hết bao diêm, bà nhìn thấy em cũng cô đơn và lẻ loi giống mình nên bà đã nhận nuôi cô bé và hàng ngày nuôi cô trở thành một thiếu nữ xinh đẹp với cuộc sống sung túc với bà lão ấy.