K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2023

1.
Em đã đọc, đã nghe một số câu chuyện nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu như: Sự tích hồ Ba Bể, Người ăn xin,... 
2. 

1. Mở bài:

Tên truyện: Người ăn xin

Nhân vật: cậu bé và người ăn xi

2. Thân bài:

Cụ ăn xin co ro đưa bàn tay xin cậu giúp đỡ

Cậu bé muốn giúp cụ nhưng trong người không có gì cả

Cậu bé đành nắm lấy bàn tay xin lỗi cụ

Cụ già cảm ơn trong nỗi xúc động

3. Kết bài:

Chú bé và ông lão đều nhận được điều gì đó từ nhau.

Câu chuyện hết sức xúc động và có ý nghĩa giúp chúng ta thấy được tình yêu thương con người luôn quanh ta.

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.Lưu ý:– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?• Kể câu chuyện bằng lời của mình.• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập...
Đọc tiếp

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu.

1. Dựa vào dàn ý đã lập ở trang 17 (Tiếng Việt 4, tập một), viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe.

Lưu ý:

– Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?

– Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?

• Kể câu chuyện bằng lời của mình.

• Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập trung kể cụ thể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật.

• Có thể thêm vào sự việc chính lời nói, suy nghĩ, hành động... của nhân vật.

• Cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc chính.

– Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?

2. Đọc lại và chỉnh sửa bài viết của em.

Gợi ý:

1
26 tháng 11 2023

1.

Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.

Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.

Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.

Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:

-  Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:

-  Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!

Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.

Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương
2.

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

13 tháng 10 2023

Mở bài: Trong tất cả các câu chuyện cổ tích, em thích nhất đó là "Người ăn xin" với nhân vật chính bạn nhỏ và người đàn ông ăn xin già khụ giữa mùa đông lạnh lẽo trên đường phố.

Kết bài: Qua câu chuyện "Người ăn xin", em nhận thấy rằng thật ra lòng nhân ái và tình yêu thương không ai định nghĩa được, nhưng chúng ta vẫn có thể hiểu rằng chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông chính là những điều làm nên sự ấm áp trong mối quan hệ giữa người với người. Hãy sống, hãy cho đi, hãy nhân rộng tình yêu thương để thế giới này ngập tràn những bông hoa của tình thương.

13 tháng 10 2023

Học sinh tự chỉnh sửa lại bài viết của mình sau khi đã tiến hành các hoạt động 1, 2, 3 và viết lại mở bài, kết luận

28 tháng 11 2021

Mọi người tra lời giúp mình nha. Học tốt !!

26 tháng 2

1. Mở bài

- Giới thiệu nhân vật có tấm lòng nhân hậu mà em định kể.
- Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện về người đó.

2. Thân bài

- Trình bày diễn biến câu chuyện.

3. Kết bài

- Nêu kết thúc câu chuyện và cảm nghĩ của em về câu chuyện được kể.

24 tháng 11 2021

????????????????????////

24 tháng 11 2021

tớ ko giỏi văn đâu nhé

19 tháng 11 2023

Tk:

Hiếu thảo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay, con cái phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, bởi không có cha mẹ làm sao có chúng ta trên cuộc đời này. Em đã từng được nghe rất nhiều câu chuyện về lòng hiếu thảo và đã được tận mắt chứng kiến những người con hiếu thảo với cha mẹ của mình.

Chị Nga là con của hai bác Năm và bác Oanh, chị năm nay vừa tròn 18 tuổi, đã tốt nghiệp cấp ba nhưng không thể đi học đại học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Mẹ của chị mắc bệnh tim nên sức khỏe rất yếu, bố của chị làm thợ xây không may xảy ra tai nạn ngã giàn giáo nên đã mất đi một cánh tay, hiện tại chỉ ở nhà làm những việc nhẹ nhàng, gia đình chỉ còn mỗi chị là người khỏe mạnh nhất. Chị Nga nghỉ học đi làm thêm, ngày chị đi làm về rồi lại chăm sóc, cơm nước, giặt giũ, quét dọn, mọi việc nhà chị đều làm hết để cho bố mẹ được nghỉ ngơi. Chị đi làm kiếm được ít tiền nào lại lo mua thuốc thang cho mẹ, mua thức ăn bồi bổ cho bố mẹ, chị chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện mua gì cho bản thân. Bạn bè được đi học, được ăn diện chơi bời chị đều không để ý nữa, chỉ cố gắng làm sao kiếm được tiền về lo cho gia đình, phụ giúp bố mẹ.

Em rất yêu quý chị Nga, thật cảm động trước lòng hiếu thảo của chị đối với bố mẹ, đối với em chị là tấm gương sáng để nhìn vào đó mà hiếu thảo với bố mẹ của mình.

26 tháng 2

Bà Sáu năm nay ngoài bảy mươi tuổi, sức khỏe yếu đi nhiều. Chị Lan kể: bà Sáu có ba người con đều hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu "Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng". Một mình neo đơn sống ở tuổi xế chiều mà không có con cháu đỡ đần những lúc trái gió trở trời nên chị Lan thương bà lắm. Thường ngày chị Lan sang giúp bà dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, giặt giũ quần áo, … Không ruột rà máu mủ nhưng, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu bà sáu như bà ruột của mình.

Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân gọi nhưng không thấy bà trả lời. Chị bước vào và đẩy cửa ra. Thấy bà Sáu đang nằm, chị vội chạy đến và lay gọi bà. Bà mới trở mình thều thào nói: “Bà mệt quá, hai chân bà tê, không dậy được “.

Chị quay sang em và bảo em xoa dầu bóp chân cho bà để chị đi mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.

Em cảm động quá thấy trong lòng em dâng lên một tình thương và một sự cảm phục chị vô cùng. Chị mồ côi mẹ từ bé, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ, chị sống với ba. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn nên chị đem tình thương ấy sưởi ấm bà Sáu. Cả xóm ai cũng khen chị, quý chị.

Một lát sau chị quay lại với tô cháo trên tay, đến bên giường và đỡ bà Sáu dậy đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây mẹ đã chăm sóc nội như chị Lan bây giờ.

Thật tuyệt vời chị Lan là một tấm gương của lòng nhân ái và đức hạnh để cho em và các bạn noi theo.

19 tháng 11 2023

...

25 tháng 11 2021

tham khảo

Trong những ngày tháng, mà người dân ta đang phải cùng chung sống với đại dịch Covid-19, thì những tấm lòng nhân hậu là thứ vô cùng quý giá, và có ở khắp mọi nơi. Và ngày hôm qua em đã may mắn chứng kiến một tấm lòng nhân hậu như thế.

 

Hôm qua, em và mẹ cùng đi chợ để mua lương thực dự trữ cho một tuần tới. Lúc vào mua đồ, em có nhìn thấy một chú mua rất nhiều sữa, bánh và mì tôm. Chất đầy thành ngọn núi nhỏ trên hai chiếc xe đẩy. Nhìn thấy cảnh đó, nhiều người xì xào qua lại. Khiến em vô cùng khó hiểu. Sao chú ấy lại mua nhiều đến vậy. Chừng đấy mì tôm, sữa, bánh thì phải ăn đến bao giờ, rồi xếp trong nhà thì sẽ chật lắm. Mãi đến lúc tính tiền xong, ra khỏi siêu thị, em vẫn băn khoăn suy nghĩ ấy.

Trên đường về, em chờ mẹ ghé vào đổ xăng, thì lại tình cờ nhìn thấy chú vừa nãy đang đứng gỡ đồ đã mua xuống khỏi yên xe máy. Em cảm thấy rất lạ. Bởi sau chú không đi về nhà, mà dừng ở đầu ngõ như thế. Nhưng rồi, hành động của chú đã khiến em rất bất ngờ và cảm động. Chú ấy chia mì tôm, sữa bánh thành từng suất rồi phát cho những ngôi nhà trọ nhỏ ở trong con ngõ. Từ bên trong, những cụ già, cô cậu bé trạc tuổi em vui sướng đi ra nhận đồ và cảm ơn chú rối rít. Lúc này, em hiểu được rằng, chú ấy mua nhiều đồ như vậy, không phải cho bản thân mình, mà là để dành cho những người khó khăn đang sống trọ trong con hẻm nhỏ.

Về đến nhà, em vẫn nhớ mãi về hình ảnh mình vừa thấy. Chú ấy thực sự là một con người có trái tim nhân hậu, ấm áp. Nhờ những con người như chú ấy, mà mọi người không ai bị bỏ lại phía sau, cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19.

  
26 tháng 2

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay và ý nghĩa dạy cho con cháu những bài học về lối sống tốt đẹp. Trong đó, em rất yêu thích câu chuyện Ba chiếc rìu. Bởi đó chính là câu chuyện mà bà nội kể cho em nghe lúc còn nhỏ, để dạy em về lòng trung thức.

Câu chuyện kể về một anh tiều phu có tính trung thực, thật thà. Tuy cuộc sống gia đình nghèo khó, cả gia tài chỉ có mỗi một chiếc rìu, nhưng anh vẫn luôn vui vẻ, chăm chỉ làm lụng chứ không hề có suy nghĩ xấu. Một hôm nọ, anh đi đốn củi ở sâu trong rừng. Khi đang ra sức chặt một cây khô ở gần hồ nước, thì chiếc rìu bị tuột khỏi tay anh và rơi xuống hồ. Thấy vậy, anh vô cùng hoảng hốt, bởi đó là thứ duy nhất để anh kiếm sống qua ngày. Anh định bụng nhảy xuống hồ vớt chiếc rìu lên, nhưng nước hồ sâu quá, mà anh lại không hề biết bơi. Trong khi anh đang vô cùng lo lắng, di chuyển vòng quanh mép hồ, thì có một xoáy nước lớn xuất hiện giữa mặt hồ. Khi anh chưa kịp phản ứng lại, thì từ trong xoáy nước xuất hiện một ông tiên với bộ râu trắng xóa. Anh tiều phu vội lùi về sau, kính cẩn cúi chào ông tiên. Nhìn anh lễ phép, ngoan ngoãn, ông cất lời chào:

- Chàng thanh niên trẻ tuổi kia, con đang tìm gì ở đây vậy?

- Dạ con đang tìm chiếc rìu của mình bị rơi xuống hồ nước ạ! - Anh tiều phu lễ phép trả lời.

- Được rồi, để ta tìm giúp con! - Nói rồi, ông tiên lặn xuống hồ nước trong ánh mắt vui mừng của anh tiều phụ.

Một vài phút sau, ông xuất hiện, với một chiếc rìu có lưỡi làm từ vàng tỏa sáng lấp lánh trên tay. Lưỡi rìu ấy nếu đổi thành tiền, thì có thể giúp một gia đình sống sung túc trong cả chục năm liền. Tuy nhiên, khi ông tiên đưa cho anh tiều phu, thì anh lại lắc đầu từ chối, và khẳng định đó không phải chiếc rìu của mình. Hành động ấy khiến ông tiên khá bất ngờ. Nhưng rồi, ông lại mỉm cười và lặn xuống nước. Ít phút sau, ông lại xuất hiện với một chiếc rìu có lưỡi bằng bạc. Cũng như lần trước, anh thanh niên lại từ chối chiếc rìu, vì nó không phải của mình. Cả hai lưỡi rìu mà ông tiên tìm ra đều rất có giá trị, đặc biệt là với một người có hoàn cảnh nghèo khó như anh tiều phu. Nhưng anh vẫn đều từ chối. Sự trung thực và thật thà ấy của anh khiến ông tiên rất hài lòng. Ông bật cười thật lớn, rồi hóa phép làm chiếc rìu sắt của anh tiều phu bay ra từ mặt nước. Anh sung sướng đón lấy và cảm ơn ông tiên rối rít. Khi anh định tạm biệt ông để tiếp tục làm việc, thì ông gọi anh lại và tặng cho anh hai chiếc rìu vàng, bạc lúc trước. Ông bảo đó là món quà cho người có lòng trung thực. Nói rồi, ông biến mất, để lại mặt hồ tĩnh lặng như chưa từng xuất hiện. Có hai lưỡi rìu ấy, anh tiều phu trở nên giàu có hơn trước. Cuộc sống sung sướng hơn, nhưng anh ấy vẫn chăm chỉ làm lụng và thường xuyên giúp đỡ bà con như trước. Thật là một người có phẩm chất cao quý.

Câu chuyện Ba chiếc rìu ấy đã khắc họa một người tiều phu nghèo có tính trung thực, không bị của cải làm mờ mắt hay nảy lòng tham. Nhờ vậy, anh có cuộc sống hạnh phúc và giàu sang. Từ đó, câu chuyện gửi gắm bài học người có phẩm chất trung thực thì sẽ được yêu quý và gặp may mắn trong cuộc sống. Bài học vừa ý nghĩa lại dễ nhớ, dễ hiểu nên em luôn ghi nhớ trong lòng.

5 tháng 12 2021

Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:

Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem tivi thì cái Hoa thốt lên:

- Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!

- Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?

- Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!

- Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.

Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:

- Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!

Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.

Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa,nói:

- Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.

Cái Hoa tươi cười:

- Con cảm ơn mẹ ạ!

Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn, suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?

Khi xem tivi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.

8 tháng 12 2021

Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.

Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận về sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện rồi giảng bài cho Lan.

Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.