ai là người ra đi tìm đường cứu nước???
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bắt đầu từ Huế, tháng 5 năm 1909, Nguyễn Tất Thành xuất phát từ Huế và đi theo cha mình là Nguyễn Sinh Sắc vào huyện Bình Khê thuộc tỉnh Bình Định.
- Tháng 9 năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi đến Quy Nhơn để học thêm tiếng Pháp với thầy giáo Phạm Ngọc Thọ dạy tại Trường tiểu học Pháp - bản xứ Quy Nhơn theo chương trình lớp cao đẳng.
- Sau khi cha ông là Nguyễn Sinh Huy bị miễn nhiệm tại tỉnh Bình Định, Nguyễn Tất Thành buộc phải thôi học ở trường Quốc học Huế và trở thành thầy giáo tại Phan Thiết.[10]
- Vào một ngày trong tháng 8 năm 1910, Nguyễn Tất Thành rời Quy Nhơn, đi vào Sài Gòn. Từ nửa sau tháng 9 năm 1910 đến trước tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh thuộc tỉnh Phan Thiết.
- Có một mẫu chuyện về Hồ Chí Minh do Trần Dân Tiên (được nhiều học giả cho là một bút danh của chính Hồ Chí Minh) thuật lại[11] về Hồ Chí Minh liên quan đến việc Nguyễn Tất Thành bàn với một người bạn thân về chuyện ông muốn đi nước ngoài và rủ rê anh này đi theo. Nội dung câu chuyện được kể lại như sau:[8]
- Nguyễn Tất Thành: Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm... Anh muốn đi với tôi không?
- Anh bạn: Nhưng lấy đâu ra tiền mà đi??,
- Nguyễn Tất Thành (vừa nói vừa giơ hai bàn tay): Đây, tiền đây! Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi, anh cùng đi với tôi chứ?.
Anh bạn đó nhận lời nhưng sau này không tham gia chuyến đi.[12]
- Ngày 2 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs réunis), thường được gọi nôm na là hãng Nǎm Sao đang chuẩn bị rời Cảng Sài Gòn đi Marseille, Pháp. Lúc tàu này cập cảng Sài Gòn. Ông xuống tàu và gặp viên thuyền trưởng tên là: Lui E-du-a Mai-sen. Ông thuyền trưởng hỏi rằng anh có thể làm được việc gì? Ông trả lời: Tôi có thể làm bất cứ công việc gì. Sau đó thuyền trưởng nhận Thành vào làm phụ bếp.[12][13]
- Ngày 3 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành bắt đầu làm việc ở tàu Đô đốc Latouche-Tréville, nhận thẻ nhân viên của tàu với tên mới là Văn Ba. Lúc này trên tàu cũng có một người thủy thủ Việt Nam làm việc có tên gọi là Nguyễn Văn Ba. Lương của Hồ Chí Minh được lãnh là 50 franc Pháp, trong khi những người bồi bàn Pháp làm việc rất nhàn nhã lãnh lương gấp 3 lần lương của ông.[12]
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
=> Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
- Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.
- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.
* Phan Bội Châu:
- Đi theo con đường bạo động cách mạng, hướng về phương Đông, đưa học sinh sang du học tại Nhật Bản, đất nước có cuộc Duy tân Minh Trị.
- Nhưng sai lầm của cụ là quá tin và bị động vào Nhật Bản mà không nhận rõ bản chất của các nước đế quốc. Con đường cứu nước của cụ vì thế mà thất bại, không phù hợp với xu thế khách quan của thời đại.
- Người nhận xét về con đường cứu nước của Phan Bội Châu, dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau".
* Phan Châu Trinh:
- Khác với Phan Bội Châu, cụ theo con đường thương thuyết, kêu gọi hoà binh, cụ mang những tư duy rất mới mẻ của Phương Tây, cụ cho rằng “bất bạo động bạo động tắc tử, bất bạo động bạo động đại ngu”, ngược hoàn toàn với con đường cứu nước của cụ Phan Bội Châu. Tuy nhiên, con đường của cụ vẫn chưa phải là con đường đúng đắn nhất.
- Nguyễn Tất Thành nhận xét con đường của Phan Châu Trinh chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"
=> Các nhà yêu nước đi trước Nguyễn Tất Thành đều là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.
* Nguyễn Tất Thành:
Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:
- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
* Hoàn cảnh Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước:
Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên ở Đà Nẵng báo hiệu thời kì xâm lược nước ta. Triều Nguyễn đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác rồi lần lượt chấp nhận sự cai trị của thực dân Pháp trên đất nước ta.
Mặc dù vậy, nhân dân ta vẫn luôn đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược. Tiêu biểu cho những cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ là phong trào Cần vương thế kỉ XIX. Nhưng cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại, ngọn cờ cứu nước theo khuynh hướng phong kiến không còn phù hợp nữa.
Tiếp theo phong trào Cần vương là những cuộc đấu tranh của các văn thân, sĩ phu yêu nước từ đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhưng rồi cũng bị thất bại.
Cách mạng Việt Nam đang bị khủng hoảng về đường lối cứu nước.
Đứng trước hoàn cảnh trước mắt, nhà tan lại được chứng kiến những cuộc đấu tranh yêu nước của các bậc tiền bối bị thất bại. Tất cả đã hun đúc trong Nguyễn Ái Quốc quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
* Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác so với những người đi trước.
Các bậc sĩ phu và văn thân yêu nước trước đây đi tìm đường cứu nước chủ yếu là dựa vào các nước để giúp Việt Nam chống Pháp. Chẳng hạn, Phan Bội Châu sang Nhật Bản để dựa vào Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp, hay học tập những kinh nghiệm của Nhật để về lãnh đạo đồng bào ta chống Pháp.
Còn quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là quá trình khảo sát, quá trình lựa chọn.
+ Nguyễn Ái Quốc đến nhiều nước, tìm hiểu các cuộc Cách mạnh đã diễn ra trên thế giới.
+ Từ đó, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: Cách mạng tư sản Pháp, Cách mạng Mĩ là những cuộc cách mạng "chưa tới nơi". Người ta đã cách mạng hàng trăm năm rồi mà dân chúng vẫn còn khổ cực đang toan tính làm lại cách mạng khác.
+ Cuộc cách mạng "tới nơi" mà Nguyễn ái Quốc tìm kiếm là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời là giải phóng người lao động.
Đó là lí do để Người khẳng định Việt Nam phải đi theo Cách mạng tháng Mười Nga vào năm 1920, khi mà Người đọc sơ thảo, Luận cương của Lê-nin vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nc trong hòan cảnh:
Nhân dân ta bị Pháp nhiều lần đô hộ và đã có nhiều cuộc đấu tranh nổ ra nhưng đều thất bại nên Bác quyết định ra đi tìm đường cứu nc
Bác Hồ nhé
Bác Hồ <chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại>