K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giá trị tư tưởng của tác phẩm là:

- Lời ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương ở các khái cạnh khác nhau. Dòng sông Hương trữ tình đầy chất thơ khi ở thượng nguồn đến khi về với thành phố Huế.  Và trong mỗi bước di chuyển của sông Hương, dòng sông dần trưởng thành, thay đổi để từ một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại rồi trở thành một bà mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở bồi đắp tâm hồn bao thế hệ sống bên dòng sông ấy. 

- Tình yêu, niềm tự hào tha thiết mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương và cũng chính là dành cho xứ Huế đầy thương mến và dải đất hình chữ S nơi ta đang sống. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Chủ đề: Phản ánh đời sống của những con người bần cùng, lương thiện, trong cảnh đói kém khủng khiếp do thực dân phong kiến gây ra.

- Giá trị tư tưởng:

+ Thể hiện lòng xót xa, thương cảm với những người dân nghèo trong nạn đói năm 1945.

+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta.

+ Trân trọng những khát vọng nhân văn của con người và hướng đến những điều tốt đẹp hơn trong tương lai.

3 tháng 3 2016

- Lên án xã hội thực dân phong kiến tàn bạo đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp nam 1945, biến con người thành vật vô giá trị, người ta có thể nhặt bất cứ lúc nào.

- Phát hiện và diễn tả khát vọng của người lao động. Cho dù bị đẩy vào tình cảnh bi đát, phải sống trong sự đe dọa của cái chết, vẫn khao khát tình thương, khao khát hạnh phúc gia đình, hướng về sự sống, tin tưởng tương lai (mà tương lai gắn liền với cách mạng).

3 tháng 3 2016

Lên án xã hội thực dân phong kiến tàn bạo đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp nam 1945, biến con người thành vật vô giá trị, người ta có thể nhặt bất cứ lúc nào .

Phát hiện và diễn tả khát vọng của người lao động. Cho dù bị đẩy vào tình cảnh bi đát, phải sống trong sự đe dọa của cái chết, vẫn khao khát tình thương, khao khát hạnh phúc gia đình, hướng về sự sống, tin tưởng tương lai ( mà tương lai gắn liền với cách mạng ).

5 tháng 9 2016
+ Về nội dung tư tưởng:  -  Tắt đèn giàu giá trị hiện thực. Tác giả đã tố cáo và lên án chế độ sưu thuế da man của thưc dân Pháp, đã bần cùng hoá nhân dân ta; sưu thuế đánh vào cả người chết; có biết bao nhiêu người phải bán vợ đợ con để trang trải '' món nợ Nhà nước''. Vụ thuế đến, xóm thôn, rùng rợn trong tiếng trống ngũ liên thúc liên hồi suốt ngày đêm, bon cường hào bắt trói, đánh đập tàn nhẫn những kẻ thiếu sưu, thiếu thuế. Cái sân đình xôi thịt đã trở thành trại giam hành hạ những ngưòi nông dân nghèo khổ, hiền lành vô tội. Có thể nói Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực, một bản án đanh thép kết tội chế độ thực dân nửa phong kiến đã áp bức bóc lột, đã bần cùng hoá nhân dân ta.   - Tắt đèn giàu giá trị nhân đạo. Tình vợ chồng, tình mẹ con, tình nghĩa xóm làng  giữa những con người cùng khổ được nói đến một cách chân thực. Số phận người phụ nữ, những em bé, những người cùng đinh được tác giả nêu lên với bao xót thương nhức nhói và đau lòng.  - Tắt đen đã xây dựng nhân vật chị Dậu - một hình tượng chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông thôn Việt Nam. Chị Dậu có bao phẩm chất tốt đẹp: cần ù, tần tảo, giàu tình thương, nhẫn nhục và dũng cảm chống cường hào, chống ap bức. Chị Dậu là hiện thân cảu người vợ, người mẹ vừa sắc sảo, vừa đôn hậu, trong sạch. + Về nghệ thuật:Tắt đèn, một cuốn tiểu thuyết quy mô khiếm tốn, trên dưới 200 trang, những có giá trị nghệ thuật đặc sắc. - Về kết cấu chặt chẽ, tập trung. Các chi tiết, tình tiết đan cài chặt chẽ, đầy ấn tượng làm nổi bật chủ đề. Hầu như nhân vật chị Dậu đã xuất hiện  trong tác phẩm từ đầu chí cuối. Tính xung đột, tính bi kịch cuốn hút, hấp dẫn.- Khắc hoạ thành công nhân vật. Các hạng người từ người càynghoè khổ đến địa chủ, từ bon cường hào đến quan lại đều có những nét riêng rất chân thực, sống động.- Ngôn ngữ trong Tắt đèn từ miêu tả, tự sự đến ngôn ngữ nhân vật đều nhuần nhuyễn, đậm đà. Câu văn xuôi thanh thoát. Tóm lại, Tắt đèn một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội hàon toàn phụ sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác ( Vũ Trọng Phụng).
16 tháng 6 2017

Đáp án B

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

a.

1, Mở bài:

- Giới thiệu về đề tài sông Hương.

- Giới thiệu Hoàng Phủ Ngọc Tường và bài bút kí.

- Dẫn vào nhận định của nhà văn về dòng sông...

2, Thân bài

* Hoàn cảnh ra đời và nội dung tác phẩm

- Tác phẩm được sáng tác tại Huế năm 1981.

- Đánh giá nhận xét của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở câu mở đầu đoạn trích: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước….một thành phố duy nhất”

⇒ Nhận xét mang đậm tính chủ quan của nhà văn. Thể hiện nét độc đáo sông Hương, uyên bác, tự hào.

* Vẻ đẹp của Sông Hương

- Vẻ đẹp của sông Hương nơi thượng nguồn

+ Dữ dội, cuồn cuộn

+ Phóng khoáng và man dại như cô gái Di-gan.

⇒ Đó là vẻ đẹp của dòng sông nguyên thủy, mang theo sự hung hãn, hoang dại của tự nhiên như một con thú chưa được thuần hóa.

- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy qua vùng đồng bằng

+ Như một thiếu nữ nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại

+ Sông Hương uốn lượn, quanh co mềm mại như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới tương lai.

⇒ Sông Hương đã chuyển mình từ vẻ đẹp mạnh mẽ, dữ dội của tự nhiên sang vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng của người thiếu nữ.

- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy vào lòng thành phố

+ “Sông Hương vui tươi hẳn lên ... đông bắc” → nhà văn cảm nhận sông Hương như một thực thể sống động, có niềm vui, tâm trạng khi tìm lại được chính mình

+ “Chiếc cầu trắng ... lời của tình yêu”. → vẻ đẹp thoát tục của sông Hương và cầu Tràng Tiền được miêu tả qua nghệ thuật so sánh tài hoa.

+ “Không giống như sông Xen ... yêu quý của mình" -> niềm tự hào của tác giả khi so sánh sông Hương với các con sông nổi tiếng trên thế giới.

+ Sông Hương chảy chậm, điệu chảy lững lờ như quá yêu thành phố của mình.

⇒ Đó là vẻ đẹp của một dòng sông thơ mộng, mang trong mình những cảm xúc lạ thường, lưu luyến khó quên khi bước vào thành phố.

- Nghệ thuật:

+ Tác giả sử dụng trình tự kể từ xa đến gần.

+  Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhânn hóa, ẩn dụ ...

3, Kết bài

- Khẳng định lại vẻ đẹp của dòng sông Hương qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Khẳng định lại nhận định của tác giả về dòng sông Hương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

b. Viết đoạn văn

Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm được rút ra từ tập kí cùng tên, là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thể kí của ông luôn nổi bật ở chất tài hoa, lịch lãm; ở những suy tư sâu sắc về văn hóa, lịch sử ở ngôn từ mềm mại, tinh tế, đầy những liên tưởng bất ngờ, tạo được sự kết nối đa chiều với nhiều văn bản khác. Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? được tác giả lấy cảm hứng từ dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình nơi xứ Huế để ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, quê hương mình, từ đó bày tỏ tình yêu đất nước, con người nơi đây. Chính vì vậy, dưới con mắt của một nghệ sĩ với tâm hồn đa sầu, đa cảm, đứng trước dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình đến thế, tác giả nhận thấy “không bao giờ tự lặp mình trong cảm hứng của nghệ sĩ". Có khi nó đến một cách dồn dập, hồ hởi, nhưng có khi lại nhẹ nhàng, sâu lắng, tùy vào tâm trạng của người nghệ sĩ. Đó là thứ cảm xúc tinh tế của những người nghệ sĩ chân chính khi họ đứng trước cái đẹp.

23 tháng 10 2018

Làm nhanh giúp mk với, mai mk kiểm tra rồi 

25 tháng 10 2018

1. - các tác phẩm cùng đề tài là :Bản tuyên ngôn độc lập 

    - cùng chủ đề :........ko bít

    - nêu giá trị nội dung :khẳng định kẻ thù không được xâm lược, nếu còn không sẽ bị thất bại ê chề.

    -nêu nghệ thuật của bài :Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.

    +cảm xúc dồn nén trong hình thức nghị luận trình bày ý kiến
     +lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn,đanh thép, dõng dạc.
     Văn bản Sông Núi Nước Nam
      Nam Quốc Sơn Hà
     Lí Thường Kiệt

26 tháng 4 2021

Sông Hồng ( giá trị thủy lợi, cung cấp nước, bồi đắp phù sa...)

Sông Đà ( giá trị thủy điện, cung cấp nước....)

26 tháng 4 2021

Em cảm ơn