K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2023

Tham khảo:

- Diễn ra phong trào Cải cách tôn giáo vì:

+ Thời kì trung đại giai cấp phong kiến Tây Âu sử dụng Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo làm cơ sở tự tưởng chính thống. Tư tưởng này chi phối toàn bộ đời sống xã hội Tây Âu.

+ Đến cuối thời trung đại, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại sự phát triển tiến bộ của văn hoá, khoa học.

+ Giáo hội Thiên Chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của giai cấp tư sản.

=> Do đó, giai cấp tư sản đang lên đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức, giáo lí của Giáo hội Thiên Chúa giáo.

- Nội dung của các cuộc Cải cách tôn giáo:

+ Kịch liệt phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng, phủ nhận sự thống trị của Giáo hội.

+ Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.

+ Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.

+ Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.

- Tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội phong kiến Tây Âu:

+ Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo cũ) và Tân giáo (tôn giáo cải cách).

 + Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức (cuộc “chiến tranh nông dân Đức”).

20 tháng 9 2023

- Trong thời kì trung đại, Thiên Chúa giáo chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, tuy nhiên đến thời kì Phục hưng, Giáo hội lại đàn áp những tư tưởng tiến bộ. Vì thế, giai cấp tư sản muốn “cải cách” lại tổ chức giáo hội.

- Các nhà cải cách đã phê phán những hành vi sai trái của giáo hội, dẫn đến sự phân chia đạo Ki-tô thành hai giáo phái là Thiên Chúa Giáo và Tân giáo. Phong trảo Cải cách tôn giáo đã tác động thuận lợi đến sự phát triển kinh tế của giai cấp tư sản.

Nhà toán học vĩ đại người Nga Lôbachepxki sinh năm 1792 . Thời thơ ấu bằng \(\frac{1}{8}\)cuộc đời ; ông sống ở quận Nigiegơrốt. Rồi thì \(\frac{1}{4}\)cuộc đời không ngừng học tập và lao động đã mang lại cho ông danh hiệu giáo sư Trường đại học Kadan . Sau đó , \(\frac{5}{32}\)cuộc đời , ông đã nghiên cứu và đạt được một phát minh vĩ đại về môn hình học mới mà ngày nay mang tên ông ....
Đọc tiếp

Nhà toán học vĩ đại người Nga Lôbachepxki sinh năm 1792 . Thời thơ ấu bằng \(\frac{1}{8}\)cuộc đời ; ông sống ở quận Nigiegơrốt. Rồi thì \(\frac{1}{4}\)cuộc đời không ngừng học tập và lao động đã mang lại cho ông danh hiệu giáo sư Trường đại học Kadan . Sau đó , \(\frac{5}{32}\)cuộc đời , ông đã nghiên cứu và đạt được một phát minh vĩ đại về môn hình học mới mà ngày nay mang tên ông . Nhưng phải mất 3 năm sau , công trình ấy mới được công bố trong tờ báo " Thông tin khoa học của trường Đại học Kadan ." . Tiếp theo là 27 năm còn lại của đời mình , nhà bác học đã kiên trì làm việc và tiếp tục phát triển và hoàn thiện những tư tưởng của mình .

Hãy tính xem phát minh ra hình học mới của Lôbachepxki đã được công bố trên báo chí vào năm nào ?

2
5 tháng 9 2016

năm 1829

26 tháng 6 2020

năm 1829

Tiểu sử Phriđơrich Ăngghen Phriđơrich Ăngghen (Friedrich Engels) là nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Các Mác (Karl Marx) đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I. Ph. Ăngghen (1820 - 1895) Phriđơrich Ăngghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820, ở thành phố Barmen, tỉnh Rhein,...
Đọc tiếp
Tiểu sử Phriđơrich Ăngghen Phriđơrich Ăngghen (Friedrich Engels) là nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Các Mác (Karl Marx) đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I. Ph. Ăngghen (1820 - 1895) Phriđơrich Ăngghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820, ở thành phố Barmen, tỉnh Rhein, Vương quốc Phổ trong một gia đình chủ xưởng dệt. Cha ông là người rất sùng đạo, song trong công việc là người có nghị lực, tháo vát, về chính kiến là người bảo thủ. Mẹ Ăngghen xuất thân từ môi trường trí thức, một phụ nữ nhạy cảm, đôn hậu, hoạt bát, đặc biệt thích hài hước và yêu văn học nghệ thuật. Ông ngoại Ăngghen là nhà ngôn ngữ học cũng có ảnh hưởng lớn đến Ăngghen. Ăngghen có tám anh chị em. Các em trai của Ăngghen đều đi theo con đường đã vạch sẵn của người cha, trở thành những chủ xưởng. Sống ở một trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh Rhein, ngay từ thời thơ ấu Ăngghen đã nhìn thấy bức tranh đa dạng sự bần cùng không lối thoát của người dân lao động. Từ nhỏ Ăngghen đã bộc lộ tính cách độc lập. Những lời dạy bảo nghiêm khắc và những sự đe doạ trừng phạt của cha không thể làm cho ông đi đến chỗ phải phục tùng mù quáng. Cho đến năm 14 tuổi, Ăngghen học tại thành phố Barmen. Tháng Mười 1834, Ăngghen chuyển sang học ở trường trung học Elberfelder, một trường tốt nhất ở Phổ thời bấy giờ. Ngay khi còn học ở Trường trung học, Ăngghen đã căm thù chế độ chuyên chế và sự chuyên quyền của bọn quan lại. Những tâm trạng đối lập với chế độ chuyên chế Phổ đã góp phần thức tỉnh rất sớm ý thức chính trị ở Ph. Ăngghen. Năm 1837, theo yêu cầu của bố, Ăngghen buộc phải rời khỏi trường trung học khi chưa tốt nghiệp để bắt đầu công việc buôn bán ở văn phòng của bố. Công việc kinh doanh không mấy hấp dẫn Ăngghen song Ăngghen có thể sử dụng được nhiều thời giờ rỗi vào việc tự học và nghiên cứu trong các lĩnh vực sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ và thơ ca những môn rất hấp dẫn đối với Ăngghen. Tháng 6 năm 1838, theo yêu cầu của bố, Ăngghen đến làm việc tại văn phòng thương mại lớn của một thương nhân ở thành phố cảng Barmen. Tại thành phố cảng lớn buôn bán với nhiều nơi trên thế giới, Ăngghen đã mở rộng tầm hiểu biết về nền văn học và báo chí nước ngoài. Tác động của cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã chín muồi ở Đức hồi bấy giờ đã thúc đẩy ở Ăngghen hình thành các quan điểm dân chủ - cách mạng. Gần như trùng hợp, cuối năm 1939 (hai năm sau so với Các Mác), Ăngghen bắt tay vào nghiên cứu các tác phẩm của Hêghen (Hégel). Cái hấp dẫn của Hêghen (trong cuốn Triết học lịch sử) đối với Ăngghen là tư tưởng về vận động tiến lên của lịch sử loài người đến những hình thái cao hơn. Trong hoạt động chính luận của Ăngghen, người ta thấy ảnh hưởng tư tưởng đó của Hêghen, song ở Ăngghen là quan điểm biện chứng đối với lịch sử loài người và các hiện tượng của đời sống xã hội, là sự vận dụng những tư tưởng cơ bản của phép biện chứng cuả Hêghen vào thực tiễn cuộc sống. Ăngghen quyết định không trở thành thương gia như ý chí của bố để hiến thân cho một sự nghiệp khác cao cả hơn. Tháng 9 năm 1841, Ăngghen đến Berlin và gia nhập binh đoàn pháo binh. Ở đây, Ăngghen được huấn luyện quân sự mà kiến thức thu lượm được trong những năm sau, ông rất cần đến nó. Thời gian này ông vẫn lui tới trường Đại học Tổng hợp Berlin nghe các bài giảng triết học, tham gia hội thảo về lịch sử tôn giáo. Những bước đi đầu tiên của Ăngghen đến với chủ nghĩa duy vật thể hiện ở chỗ Ăngghen đã phát triển và bảo vệ tư tưởng về sự thống nhất của thế giới, tư tưởng về sự tất yếu nội tại và tính quy luật. Mùa xuân năm 1842, Ăngghen bắt đầu cộng tác với tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh). Phái Hêghen trẻ tích cực tham gia tờ báo này, song từ tháng 10 – 1842, khi Các Mác lãnh đạo Ban biên tập thì tờ báo ngày càng mang tính chất dân chủ cách mạng triệt để. Trong những bài báo in năm 1842, trên tờ Rheinische Zeitung cùng với Mác, Ăngghen đã lên tiếng phản kháng chế độ kiểm duyệt của Chính phủ Vương quốc Phổ, trật tự phong kiến ở Đức. Ngày 8 tháng 10 năm 1842, Ăngghen mãn hạn phục vụ trong quân đội. Từ Berlin ông trở về thành phố quê hương Barmen, một tháng sau, Ăngghen lên đường sang nước Anh thực tập buôn bán tại nhà máy kéo sợi bông thuộc công ty mà bố ông là đồng chủ nhân. Trên đường sang Anh, Ăngghen ghé thăm trụ sở tờ Rheinische Zeitung ở Koln (Kioln) và lần đầu tiên, Ăngghen có cuộc gặp gỡ với Các Mác, Tổng Biên tập tờ báo. Sang nước Anh, Ăngghen lưu lại hai năm. Thời gian đó là trường học tuyệt vời giúp Ăngghen trở thành nhà xã hội chủ nghĩa. Bài báo Tình cảnh của giai cấp công nhân ở Anh (1842) cùng với những bài báo khác của Ăngghen viết ra năm đó đã phân tích rõ sự phân chia xã hội thành ba giai cấp cơ bản: giai cấp quý tộc chiếm hữu ruộng đất, giai cấp tư sản công nghiệp và giai cấp vô sản. Ăngghen nhận định, không thể xoá bỏ được mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, ông đi đến kết luận đằng sau cuộc đấu tranh của các đảng phái ẩn giấu cuộc đấu tranh của các giai cấp. Thời gian này Ăngghen chưa hoàn toàn đoạn tuyệt với quan điểm của phái Hêghen trẻ. Tuy nhiên, thời gian sống ở Anh đã có ý nghĩa quyết định đối với Ăngghen trong việc dứt khoát từ bỏ những quan điểm duy tâm để trở thành nhà duy vật. Ăngghen tham gia viết báo cho tờ tạp chí Deutsch – Franzosische Jahrbucher (Niên giám Pháp – Đức) ra đời vào tháng 2 – 1844. Các bài báo của Ăngghen đăng trên tạp chí này là những bài báo đầu tiên đề cập đến việc áp dụng phương pháp biện chứng vào việc phân tích các quan hệ kinh tế của xã hội tư sản. Xem xét các hiện tượng kinh tế trong mối quan hệ qua lại và trong sự phát triển, Ăngghen đã chỉ ra sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, coi đó là cơ sở của sự phát triển. Tác phẩm Những phác thảo phê phán môn kinh tế chính trị học của Ăngghen có giá trị to lớn ở chỗ ông đã chỉ rõ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là cơ sở của toàn bộ sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội tư sản. Tháng 8 năm 1844, trên đường về Tổ quốc, Ăngghen ghé lại Paris gặp Các Mác. Từ đó bắt đầu sự cộng tác chặt chẽ giữa hai người. Tháng 2 năm 1845, cuốn sách Gia đình thánh của Mác và Ăngghen ra đời đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm chủ quan của phái Hêghen trẻ mà thực chất là phê phán toàn bộ chủ nghĩa duy tâm và phương pháp của nó, đồng thời nêu lên luận điểm hết sức quan trọng về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Hai ông cũng hợp sức viết công trình nổi tiếng Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846) phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm của Hêghen và phái Hêghen trẻ đồng thời phê phán chủ nghĩa duy vật không nhất quán của Luivich Phoiơbach (Ludwig Feuerbach) nêu ra những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tiếp sau đó, Đại hội II Liên đoàn những người cộng sản đã uỷ nhiệm Mác và Ăngghen cùng viết Tuyên ngôn của đảng cộng sản. Hai ông đã lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm thế giới quan của đảng vô sản. Năm 1848, ở nước Pháp, Mác và Ăngghen đã ra sức củng cố những mối liên hệ với các hoạt động phong trào dân chủ và cộng sản ở Pháp. Những năm tháng sống ở Paris, Ăngghen quan tâm nhiều đến hoạt động Ban Chấp hành Trung ương Liên đoàn những người cộng sản (LĐNNCS) và trở thành Uỷ viên của Ban lãnh đạo và là một trong những người lãnh đạo Câu lạc bộ công nhân Đức do Ban chấp hành Trung ương LĐNNCS sáng lập. Tháng 3 năm 1848 cùng với Mác, Ăngghen đã thảo ra Những yêu sách của Đảng cộng sản Đức được Ban Chấp hành Trung ương LĐNNCS thông qua như là văn kiện có tính chất cương lĩnh cho hành động của giai cấp vô sản Đức. Tháng 4 năm1848 cùng với Mác, Ăngghen trở về Đức tham gia trực tiếp vào cuộc cách mạng Đức. Ngày 20 tháng 5 năm 1848, Ăngghen đến Koln cùng Mác chuẩn bị xuất bản tờ báo Neue Rheinische Zeitung (Báo mới tỉnh Ranh) mà hai ông là linh hồn của tờ báo. Cuối tháng 8 năm 1848, khi Mác đi Berlin (Đức) và Viên (Áo) để quyên tiền cho việc tiếp tục xuất bản tờ báo, Ăngghen thay thế cương vị Tổng Biên tập của Mác, đứng mũi chịu sào trước những truy bức không ngừng của vương quốc Phổ, ông đã thể hiện một nghị lực phi thường và tài năng tổ chức của một lãnh tụ cách mạng. Ngoài ra, Ăngghen còn tích cực tham gia vào phong trào quần chúng rộng lớn, đòi thành lập Uỷ ban an ninh bảo vệ quyền lợi của tầng lớp nhân dân bị pháp luật Phổ tước bỏ quyền đại diện ở Quốc hội. Tháng 10 năm 1848 Ăngghen vội vã rời Barmen lên đường đi Bỉ để tránh lệnh truy nã của chính quyền Phổ. Nhà đương cục Bỉ không cho Ăngghen cư trú chính trị và ngày 5 tháng 10 năm 1848, Ăngghen đến Paris lưu lại ít ngày sau đó, đi Thuỵ Sĩ tham gia Đại hội các liên đoàn công nhân Đức. Ăngghen được bầu vào Uỷ ban Trung ương của tổ chức này. Tháng Giêng năm 1849, khi không còn nguy cơ bị bắt ở Đức nữa, Ăngghen trở về Koln tiếp tục hoạt động cách mạng. Trên tờ báo Neue Rheinische Zeitung, Ăngghen đánh giá cao chiến thuật quân sự của quân đội cách mạng Hongrie. Họ biết dùng chiến tranh du kích để đánh bật kẻ địch ra khỏi vị trí của chúng. Nhận định của Ăngghen chứng tỏ ông còn là một nhà lý luận và nhà chiến lược quân sự. Khi cuộc đấu tranh bùng nổ ở Tây và Nam nước Đức (Tháng 5/1849), Ăngghen đã vạch ra một kế hoạch hoạt động quân sự, trong đó ông đã đề ra kế hoạch nghi binh thu hút đại bộ phận quân Phổ để có thời gian thành lập quân đội cách mạng ở hữu ngạn sông Rhein đồng thời với việc tổ chức các cuộc khởi nghĩa và những trận đánh ở chiến luỹ các thành phố nhỏ nằm bên tả ngạn. Nhờ thế mà cuộc khởi nghĩa được triển khai ra khắp nước. Ngày 10 tháng 5 năm1849, Ăngghen đến Elberfeld và được sung vào Ban quân sự trực tiếp lãnh đạo việc xây dựng công sự, trông coi tất cả các chiến luỹ trong thành phố đồng thời kiêm nhiệm phụ trách pháo binh. Sau cuộc khởi nghĩa ở Tây - Nam nước Đức, Ăngghen đưa ra một kế hoạch đã suy nghĩ kỹ để triển khai cuộc đấu tranh cách mạng và dấy lên thành phong trào toàn nước Đức. Trong thời kỳ này bản thân Ăngghen trực tiếp tham gia bốn trận đánh lớn, trong đo có trận Rastatt, một trận có ý nghĩa đặc biệt to lớn. Vì vậy mà sau đó, Ăngghen đã viết trước tác Luận văn quân sự nổi tiếng. Trước tác này đã nói lên khả năng thiên tài quân sự của ông. Tháng 11 năm 1849, Ăngghen đến Lơnđơn (London) của nước Anh và được bổ sung ngay vào BCH Trung ương LĐNNCS mà Các Mác đã cải tổ sau khi đến đây. Ăngghen sống ở London một năm, trong thời gian đó ông đã viết các tác phẩm Cách mạng và phản cách mạng ở Đức, Cuộc chiến tranh nông dân ở Đức. Tháng 11 năm 1850, Ăngghen buộc phải chuyển đến Manchester (Anh) và lại bắt đầu làm việc ở Văn phòng thương mại. Ăngghen đặc biệt chú ý nghiên cứu các môn khoa học tự nhiên, môn quân sự, chính sách quốc tế. Cùng với Các Mác, Ăngghen tham gia lãnh đạo Quốc tế I. Tháng 9 năm 1870, Ăngghen quay trở lại Lơnđơn và được đưa vào Tổng Hội đồng của Quốc tế I. Ở đó, Ăngghen kiên trì đấu tranh chống lại quan điểm cơ hội của Phái Bakunin, Proudhon, Lassalle. Năm 1872, Ăngghen tham gia vào việc tổ chức chiến dịch bảo vệ Công xã Paris. Trong thời gian này, Ăngghen viêt một số tác phẩm có giá trị lý luận, đặc biệt là cuốn Chống Đuyrinh (1878) góp phần to lớn cho việc hoàn thiện lý luận của chủ nghĩa Mác. Sau khi Các Mác qua đời (1883), Ăngghen là người lãnh đạo tổ chức những người theo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, hoàn thiện bản thảo và chuẩn bị cho in tập II và III của bộ Tư bản mà Mác chưa kịp hoàn thành. Ăngghen viết nhiều tác phẩm nổi tiếng vào những năm cuối đời: Ngồn gốc gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà nước (1884), Luivich Phoiơbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1866); Biện chứng tự nhiên; Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894). Những tác phẩm này của Ăngghen, ngoài ý nghĩa tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản khoa học, còn có ý nghĩa về mặt giá trị lý luận và thực tiễn cao, đồng thời làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác. Phriđơrich Ăngghen mất ngày 05 tháng 8 năm 1895 tại làng Yoking gần thủ đô Lơnđơn, thi hài ông sau đó được hỏa táng và thủy táng xuống biển./.
0
29 tháng 11 2021

Năm 1829 

29 tháng 11 2021

cảm ơn rất nhiều, bạn giỏi ghia, cho mik kết bạn nha

Cho văn bản sau:NGƯỜI THẦY ĐỨC CAO ĐỨC TRỌNGÔng Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới...
Đọc tiếp

Cho văn bản sau:

NGƯỜI THẦY ĐỨC CAO ĐỨC TRỌNG

Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.

Học trò của ông, từ người làm qua to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất,mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

(Theo Phan Huy Chú)

Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó.

A. 3 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An


- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.


- Phần 3 (kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

B. 2 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài. Thầy lại là bậc trung thần, đức trọng


- Phần 2 ( kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

C. 2 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An


- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.

D. Cả A, B, C đều sai.

1
10 tháng 9 2017

Chọn đáp án: A

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được...
Đọc tiếp

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”

Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”

Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

1
4 tháng 6 2019

Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)

- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được

* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau

* Biểu hiện:

- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà

- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi

- Học trò lễ phép chào thầy cô

- Bạn bè chào nhau thân mật

- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp

* Nguyên nhân:

- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức

- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế

KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được...
Đọc tiếp

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”

    Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”

Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

1
26 tháng 12 2017

Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)

- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được

* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau

* Biểu hiện:

- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà

- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi

- Học trò lễ phép chào thầy cô

- Bạn bè chào nhau thân mật

- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp

* Nguyên nhân:

- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức

- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế

KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

Martin Luther (Martin Luder, Máttinô Lutêrô hay Martinus Lutherus; 10 tháng 11 năm 1483 – 18 tháng 2 năm 1546) là nhà thần học người Đức, tu sĩ Dòng Augustinô, và là nhà cải cách tôn giáo.

Vào ngày này năm 1517, linh mục và học giả Martin Luther đã đến gần cánh cửa nhà thờ Castle ở Wittenberg, Đức, và đóng vào đó một mảnh giấy chứa 95  ý kiến mang tính cách mạng vốn sẽ là khởi nguồn của Phong trào Kháng Cách. Trong các luận đề của mình, Luther lên án sự quá đà và tham nhũng của Giáo hội Công giáo La Mã, đặc biệt là việc Giáo hoàng đòi hỏi phải được trả tiền mua “giấy xá tội” (indulgence) để tha thứ tội lỗi cho kẻ khác.

4 tháng 2 2023

Martin Luther (Martin Luder, Máttinô Lutêrô hay Martinus Lutherus; 10 tháng 11 năm 1483 – 18 tháng 2 năm 1546) là nhà thần học người Đức, tu sĩ Dòng Augustinô, và là nhà cải cách tôn giáo.

Vào ngày này năm 1517, linh mục và học giả Martin Luther đã đến gần cánh cửa nhà thờ Castle ở Wittenberg, Đức, và đóng vào đó một mảnh giấy chứa 95  ý kiến mang tính cách mạng vốn sẽ là khởi nguồn của Phong trào Kháng Cách. Trong các luận đề của mình, Luther lên án sự quá đà và tham nhũng của Giáo hội Công giáo La Mã, đặc biệt là việc Giáo hoàng đòi hỏi phải được trả tiền mua “giấy xá tội” (indulgence) để tha thứ tội lỗi cho kẻ khác.

dịch việt-anhCó nên mạnh tay khi học trò 'cư xử không đúng mực'?Tại hội nghị thường niên của Hiệp hội giáo viên quốc gia (NUT) Anh mới đây, các giáo viên than phiền rằng việc ngày càng có nhiều trường học áp dụng chính sách "không dung thứ" dành cho những hành vi xấu ở trường đang "tạo nên một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần" trong học sinh.Nhiều đại biểu kể rằng các hiệu...
Đọc tiếp

dịch việt-anh

Có nên mạnh tay khi học trò 'cư xử không đúng mực'?

Tại hội nghị thường niên của Hiệp hội giáo viên quốc gia (NUT) Anh mới đây, các giáo viên than phiền rằng việc ngày càng có nhiều trường học áp dụng chính sách "không dung thứ" dành cho những hành vi xấu ở trường đang "tạo nên một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần" trong học sinh.Nhiều đại biểu kể rằng các hiệu trưởng đang dùng phương pháp "trừng phạt" càng ngày càng nhiều để giữ kỷ luật, như bắt ở lại trường sau khi tan học, cách ly khỏi lớp và đuổi học đối với các học sinh vi phạm nội quy. Jonathan Reddiford, một đại biểu đến từ North Somerset, cho rằng trong một số trường hợp, áp dụng chính sách "không dung thứ" đối với những hành vi chưa được ngoan của học sinh chẳng khác gì "lạm dụng trẻ em".Ông kể về trường hợp một học sinh nữ bị đuổi khỏi trường vì "tội" nói chuyện với mẹ mình qua điện thoại di động, vốn là điều bị cấm ở ngôi trường em đang theo học. "Lúc ấy cô bé nói chuyện với người mẹ đang phục vụ trong quân đội mà trước đó đã được chuyển quân tới Iraq. Đó là lần đầu tiên cô bé nói chuyện với mẹ mình sau 30 ngày không được trò chuyện và đã bị đuổi khỏi trường vì chuyện đó", ông Reddiford kể lại.

2
7 tháng 4 2018

At the annual meeting of the National Association of Teachers of Teachers (NUT) in the UK, teachers have complained that more and more schools are adopting a "zero tolerance" policy for bad behavior in schools. Many deputies said that principals were using more "punitive" methods to keep their discipline, such as leaving school after school. , quitting school and expulsion for students violating the rules. Jonathan Reddiford, a North Somerset delegate, argues that in some cases the "intolerant" policy of unacceptable behaviors is "child abuse." tells the story of a girl being kicked out of school for "talking" to her mother on her cell phone, which is prohibited at the school she is attending. "She was talking to a mother who was serving in the army who had been sent to Iraq for the first time," she said, "for the first time she talked to her mother after 30 days without chat and was kicked out. It's about that, "Reddiford said

7 tháng 4 2018

Strong hands when students behave improperly?

At the annual meeting of the National Association of Teachers Teachers (NUT) in the UK, teachers have complained that more and more schools are accepting "zero tolerance" policies for bad behavior in schools. Many delegates said the principal used more "punishment" methods to keep discipline, such as dropping out of school after school. , dropping out and deporting students violating the rules. Jonathan Reddiford, a North Somerset representative, argues that in some cases a "zero tolerance" policy for unacceptable behavior is "child abuse." tells the story of a girl being kicked out of school for "talking" to her mother on a cell phone, banned at her school. "She talked to a military mother who was sent to Iraq for the first time," she said, "the first time she talked to her mother after 30 days without talking and quitting." , Says Reddiford.