K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chọn câu chủ đề cho từng đoạn văn và xác định vị trí đặt câu chủ đề cho mỗi đoạn.a. Mùa xuân đến, chim bắt đầu xây tổ.b. Cứ thế, cả nhà mỗi người một việc, hối hả mang Tết về trong khoảnh khắc chiều Ba mươi.Đoạn 1Bà vừa vớt bánh chưng vừa nướng chả trên đống than đỏ rực. Mẹ bận gói giò tai – món khoái khẩu của bố. Chị hái những nắm mùi già đun một nồi nước tắm tất niên...
Đọc tiếp

Chọn câu chủ đề cho từng đoạn văn và xác định vị trí đặt câu chủ đề cho mỗi đoạn.

a. Mùa xuân đến, chim bắt đầu xây tổ.

b. Cứ thế, cả nhà mỗi người một việc, hối hả mang Tết về trong khoảnh khắc chiều Ba mươi.

Đoạn 1

Bà vừa vớt bánh chưng vừa nướng chả trên đống than đỏ rực. Mẹ bận gói giò tai – món khoái khẩu của bố. Chị hái những nắm mùi già đun một nồi nước tắm tất niên thật to. Sóc quanh quẩn dọn dẹp, thỉnh thoảng lại chạy ra đảo giúp mẹ mẻ mứt gừng, mứt bí. Bố từ đơn vị về mang theo một cành đào. Cành đào nhỏ thôi nhưng chứa đựng cả mùa xuân của núi rừng Tây Bắc.

(Theo Vũ Thị Huyền Trang)

Đoạn 2

Bồ cát xây tổ trên cây sung cao chót vót. Tổ bồ cát xây ở đầu cành, trông trống trải. Chim ổ dộc xây tổ trên cành vòng, tổ như treo lơ lửng trên cành. Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị – nơi có nhiều mầm non vừa nhú. Lúc đầu quanh tổ trông trống trải, nhưng đến khi ấp trứng, những mầm non đã bật dậy tốt tươi, che chung quanh kín đáo.

(Theo Võ Quảng)

1
16 tháng 9 2023

Tham khảo

- Đoạn 1: Chọn câu chủ đề b, đặt ở cuối câu.

- Đoạn 2: Chọn câu chủ đề a, đặt ở đầu câu.

Chọn câu chủ đề phù hợp với mỗi đoạn văn và xác định vị trí của câu chủ đề đó.1. Thuở xưa, các cô tiên quàng khăn màu sắc khác nhau.2. Cánh đồng làng mùa xuân thật đẹp.3. Buổi tối ở làng thật vui.a. Lớp thanh niên ca hát nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ-rưng dìu dặt vang lên.Theo Đình Trungb. Chim én chao lượn từng đàn. Đây đó, trên cánh đồng đã xuất hiện những chú cò trắng phau phau nổi...
Đọc tiếp

Chọn câu chủ đề phù hợp với mỗi đoạn văn và xác định vị trí của câu chủ đề đó.

1. Thuở xưa, các cô tiên quàng khăn màu sắc khác nhau.

2. Cánh đồng làng mùa xuân thật đẹp.

3. Buổi tối ở làng thật vui.

a. Lớp thanh niên ca hát nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ-rưng dìu dặt vang lên.

Theo Đình Trung

b. Chim én chao lượn từng đàn. Đây đó, trên cánh đồng đã xuất hiện những chú cò trắng phau phau nổi bật trên nền lúa xuân đang thì con gái. Tiếng hót trong trẻo của chim sơn ca làm cho đất trời thêm sinh khí.

Theo Đặng Vương Hưng

c. Cô tiên quàng khăn màu vàng có nhiệm vụ rắc thóc vàng mỗi mùa lúa chín. Lửa đỏ nấu cơm trong bếp do cô tiên quàng khăn màu đỏ gửi tới mọi nhà. Bông trắng nõn nà để dệt vải được cô tiên quàng khăn màu trắng trao cho. Trời xanh ngăn ngát là màu khăn của cô tiên có khăn quàng xanh.

Theo Thy Ngọc

1
23 tháng 10 2023

a. Câu chủ đề: Buổi tối ở làng thật vui

Vị trí: cuối câu.

b. Câu chủ đề: Cánh đồng làng mùa xuân thật đẹp

Vị trí: cuối câu.

c. Câu chủ đề: Thuở xưa, các cô tiên quàng khăn màu sắc khác nhau

Vị trí: đầu câu.

Bài 1: Đặt một câu có sử dụng phép tu từ nhân hóa theo nội dung của bức tranh dưới đây? Hãy cho biết phép nhân hóa đó thuộc kiểu nào?Bài 2: Em hãy xác định 1 phép nhân hóa trong đoạn văn sau? Nêu tác dụng của phép nhân hóa đó? “Cứ mỗi mùa hồng xiêm chín, lại có từng đàn chim chào mào bay về đậu trên cây hồng xiêm trước cửa nhà em, thản nhiên mổ những quả hồng xiêm trên những cành...
Đọc tiếp

Bài 1: Đặt một câu có sử dụng phép tu từ nhân hóa theo nội dung của bức tranh dưới đây? Hãy cho biết phép nhân hóa đó thuộc kiểu nào?

Bài 2: Em hãy xác định 1 phép nhân hóa trong đoạn văn sau? Nêu tác dụng của phép nhân hóa đó? “Cứ mỗi mùa hồng xiêm chín, lại có từng đàn chim chào mào bay về đậu trên cây hồng xiêm trước cửa nhà em, thản nhiên mổ những quả hồng xiêm trên những cành cao chót vót. Trong số những chú chim chào mào đang đậu hết trên cành cây, có một anh chào mào bạo dạn "dám" đứng dưới đất mổ quả hồng xiêm chín rụng.”

Bài 3: Theo em, khi nêu tác dụng của 1 phép tu từ nhân hóa, chúng ta cần tiến hành theo những bước nào? Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 câu), chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất 1 phép nhân hóa.

Bài 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 câu), chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất 1 phép nhân hóa.

 

2
21 tháng 4 2020

ơ đây là văn mà bn

This is an English subject
19 tháng 1 2017

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

10 tháng 2 2017

2. Tìm hiểu văn bản.

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng

20 tháng 7 2018

Tổ em chịu trách nhiệm trực nhật lớp vào sáng thứ năm. Hôm ấy, mọi người trong tổ đều phải đến trường sớm hơn thường lệ. Chúng em chia nhau, người thì lau bảng, người thì lau bàn ghế, người thì lau cửa kính, người thì quét lớp, người thì tưới luống hoa riêng của lớp. Khi chúng em làm xong mọi việc thì tiếng trống cũng vang lên gọi mọi người mau ngồi vào bàn học.

20 tháng 7 2018

Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy ! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy ! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không ? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười !

24 tháng 6 2018

Đâu có bài này trog Ngữ Văn 6 đâu 

I. Đọc hiểu     Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi    '' Lại một mùa xuân nữa đang đến rất gần cho mỗi người, mỗi nhà. Khoảnh khắc này tâm tưởng mỗi chúng ta đều hướng về nguồi cội, nơi có tổ tiên, ông bà, cha me, họ hàng, có kỷ niệm tuổi thơ và bao niềm tiếc nuối...       Người bảo Tết nay chơi là chính. Mấy ai còn để ý đến cái tục lệ mà trong những ngày Tết xưa được coi là quan...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu 

    Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi

    '' Lại một mùa xuân nữa đang đến rất gần cho mỗi người, mỗi nhà. Khoảnh khắc này tâm tưởng mỗi chúng ta đều hướng về nguồi cội, nơi có tổ tiên, ông bà, cha me, họ hàng, có kỷ niệm tuổi thơ và bao niềm tiếc nuối...

       Người bảo Tết nay chơi là chính. Mấy ai còn để ý đến cái tục lệ mà trong những ngày Tết xưa được coi là quan trọng nhất: luộc bánh chưng... nhưng đâu chỉ riêng vì mấy cái bánh chưng thờ Tết mà ta phải bận bụi việc này mà đó còn là cả một câu chuyện vô hồi kết về tình làng nghĩa xóm, về nghĩa mẹ, công cha, tình anh em, con, cháu...Nhớ hồi còn nhỏ mỗi độ Xuân về, Tết đến, vui nhất là những khi tôi luộc bánh chưng. Ấy là lúc không chỉ có họ hàng mà cả các bác, các cô bên hàng xóm cũng được dịp sang chơi. Những câu chuyện quanh nồi bánh chưng sao thân tình biết bao... Những ngày như tối nay, 29 Tết hoặc ngày mai, 30 Tết, mẹ tôi thường mới luộc bánh chưng, có năm nấu thông luôn cả Giao thừa. Cạnh nồi bánh chưng thường là những món xào nấu, bánh trái. Bên ngọn lửa hồng rừng rực, gương mặt ai cũng ánh lên niềm vui, hạnh phúc...

          Tết đang về. Những giờ phút cuối cùng đang được mỗi gia đình tận dụng tối đa để lo sửa sang, sắp xếp, trang hoàng nhà cửa, mua sắm, thăm hỏi các bậc cao niên, thân thuộc...Từ nồi bánh chưng, làn hương tỏa ra thơm nức, tôi lại bâng khuâng nhớ mẹ, nhớ cha...''

                                                                                      (Trích''Tùy bút Hoài niệm tết''-Trần Ngọc Kha)

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào 

A. Ngụ ngôn                                      B. Tùy bút

C. Thơ                                               D.Tản văn

Câu 2: Xá định 1 thuật ngữ có trong câu sau?

''Mấy ai còn để ý đến cái tục lệ mà trong những ngày Tết xưa được coi là quan trọng nhất: luộc bánh chưng...''

A. Ngày Tết                              B. Mấy ai

C. Tục lệ                                   D. Bánh chưng

Câu 3: Vì sao tác giả vui nhất là những khi cả nhà luộc bánh chưng?

A. Vì mọi người sẽ có được nhiều bánh chưng.

B. Vì mọi người cùng ngồi quây quần bên nhau, chia sẽ mọi câu chuyện.

C. Vì mọi người cùng ngồi quây quần bên nhau, thưởng thức món ngon. 

D. Vì nấu bánh chưng sẽ khiến mọi người vui vẻ.

Câu 4: Câu văn ''Bên ngọn lửa hồng rừng rực, gương mặt ai cũng ánh lên niềm vui, hạnh phúc...'' cho thấy?

A. Niềm vui, niềm hạnh phúc trước thềm năm mới.                    B. Sự bâng khuâng khi xuân về.

C. Ngọn lửa hồng khiến mọi người vui vẻ.                                  D. Cuộc sống hạnh phúc khi xuân về

Câu 5: Xác định 1 từ Hán - Việt và giải nghĩa trong câu văn sau?

   '' Những giờ phút cuối cùng đang được mỗi gia đình tận dụng tối đa lo sửa sang, sắp xếp, trang hoàng nhà cửa, mua sắm, thăm hỏi các bậc cao niên, thân thuộc...''

Câu 6: Vào mùa xuân, đặc biệt dịp lễ, Tết, nhân dân thường có tục lệ dâng những sản vật, thức quý lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Em có suy nghĩ về tục lệ này?

Câu 7: Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

1
4 tháng 1 2023

1,B

2, D

3, B

4, A

5, trang hoàng

Câu 6 : Em thấy đây là một tục lệ đẹp bởi vì nó thể hiện sự kính trọng của nhân dân đối với ông bà, tổ tiên. 

Câu 7 : Thông điệp : hãy trân trọng từng phút giây ở bên cạnh gia đình nhất là vào các dịp lễ Tết đồng thời sự trân trọng cuộc sống và tận hưởng nó. 

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
5 tháng 1 2023

Rất tốt nhé!

14 tháng 9 2016

2. Một văn bản thường có bố cục 3 phần.

Mở bài : gt về đối trượng tả, kể

Thân bài tả hoặc kể bao quát chi tiết chung về đối tượng ấy

Kết bài cảm xúc cảm nghĩ của mình về đối tượng

4. Đoạn văn là một đoạn diễn tả hàm ý của văn bản đó. Nói về ý chính của bài.

- Mỗi một ý ta có thể xuống dòng ( lưu ý: một ý chính ấy phải đầy đủ nghĩa )

- Hoặc tách đoạn của văn bản ra, để nó có thể thấy rõ được ý của văn bản

Chúc bạn học tốt!

 

 

14 tháng 9 2016

I Love You 

Cho mình nik face đi

yeu

13 tháng 1 2020

 Google

16 tháng 1 2017

phải có đoạn văn chứ

16 tháng 1 2017

Đây:

Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Dó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành 1 làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nc