K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

Chọn C

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Thể thơ

Đặc điểm - Cách nhận biết

Thơ tự do

Là thể thơ hiện đại, thể hiện được sự cái tôi và sự phá cách, sáng tạo của người thi sĩ. Trong một bài thơ tự do, số chữ trong câu, số câu trong một khổ và số lượng khổ thơ của toàn bài đều không bị giới hạn. Các quy luật về hiệp vần, bằng trắc cũng vô cùng linh hoạt, tùy theo cảm xúc và chủ ý của người viết.

Thơ lục bát

- Là một trong những thể thơ lâu đời nhất của dân tộc. Thơ được đặc trưng bởi các cặp thơ gồm một câu thơ 6 chữ và một câu thơ 8 chữ, được sắp xếp nối tiếp và xen kẽ với nhau. Thông thường câu lục sẽ mở đầu bài thơ và câu bát dùng để kết bài. Một bài thơ lục bát không giới hạn số lượng câu. Thể lục bát xuất hiện nhiều nhất là ở các bài đồng dao, ca dao hay trong lời mẹ ru.

- Luật bằng trắc trong thể lục bát được thể hiện như sau:

+ Câu 1, 3 và 5: Tự do về thanh

+ Câu 2, 4 và 6: Câu lục tuân theo luật B – T – B, câu bát tuân theo luật B – T – B – B

- Cách gieo vần của thể thơ lục bát vô cùng linh hoạt. Có thể gieo vần bằng ở tiếng cuối câu lục, và tiếng cuối này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát nối tiếp. Sau đó tiếng cuối của câu bát này lại hiệp với tiếng cuối của câu lục tiếp theo… Cứ như vậy cho tới khi hết bài thơ.

Thơ bốn chữ

- Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 4 chữ, trong bài không giới hạn số lượng câu.

- Luật bằng – trắc trong thể thơ này là: chữ thứ 2 và chữ thứ 4 có sự luân phiên T – B hoặc B – T

- Cách gieo vần: Thể thơ bốn chữ có cách gieo vần khá linh hoạt, có thể hiệp vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng…

Thơ năm chữ

Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 5 chữ, trong bài số câu không bị giới hạn. Quy luật bằng trắc và cách gieo vần giống với thể thơ 4 chữ ở phía trên.

Thơ thất ngôn bát cú

Thể thất ngôn bát cú đường luật (gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ): Cấu trúc là 2 câu đầu (mở đề và vào đề), câu 3 và 4 (câu thực), câu 5 và 6 (câu luận), câu 7 và 8 (câu kết)

Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Thơ đường luật là một thể thơ cổ bắt nguồn từ Trung Quốc. Khi được du nhập vào Việt Nam, ông cha ta đã có sự kế thừa những tinh hoa của thể thơ này và kết hợp với những yếu tố thuần Việt.

- Tính quy luật của thể thơ này vô cùng nghiêm ngặt và không thể bị phá vỡ. Số chữ trong một câu và số câu trong cả bài thơ sẽ quyết định quy luật của bài thơ

- Thể thất ngôn tứ tuyệt (gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ)

6 tháng 12 2017

I. CÁCH LÀM THƠ LỤC BÁT


Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Bài thơ lục bát :

Thương sao mái ấm nhà em
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa
Mái nhà trú nắng sớm trưa
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn

7 tháng 12 2017

Cuộc đời bao nỗi đắng cay

Nhìn về cha mẹ, lệ cay nghẹn ngào

Hôm nay nước mắt tuôn trào

Nhớ ơn cha mẹ, cả đời cưu mang

Cho con cuộc sống vinh quang

Tương lai tươi sáng, muôn vàng mai sau

Tóc nay mẹ đã bạc màu

Vì bao khổ cực, dải dầu sớm trưa

Thương con không quảng nắng mưa

Thức khuya dậy sớm, mưa giông không màng

Gian lao khổ cực nào than

Cho con no đủ, hiên ngang với đời

Con đây chẳng nói nên lời

Nghẹn ngào nước mắt, lòng này khắc ghi

Lạy cha lạy mẹ con quỳ

Công ơn trời biển, đời đời không quên.

30 tháng 10 2016

Theo mk hiểu 1 cách đơn giản nhất là có 8 câu mỗi câu 7 chữ

30 tháng 10 2016

* Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật là bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Gieo vần ở chữ cuối câu 1,2,4,6,8. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. Có luật bằng trắc.

13 tháng 9 2023

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.

+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh.

- Về luật bằng trắc: Bài thơ luật bằng. (Do chữ thứ 2 của câu thứ nhất “thu” thanh bằng).

- Vần và nhịp: Bài thơ gieo vần “eo” ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 (veo – teo – vèo – teo – bèo). Chủ yếu ngắt nhịp 4/3,… 

- Về đối: Đối ở 2 câu thực (câu 3,4) và 2 câu luận (câu 5,6)

 

23 tháng 11 2021

Tham khảo!

Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ.. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2,4,6,8, hiệp vần bằng với nhau. Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới. Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề. Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn. Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề. Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng. Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”. Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.  Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều.

23 tháng 11 2021

 

 

Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ.. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2,4,6,8, hiệp vần bằng với nhau. Bài thơ gồm bốn phần đề - thực - luận - kết.Phần đề gồm hai câu đầu, giới thiệu chung về vấn đề cần nói tới. Hai câu 3-4 gọi là phần thực, có nhiệm vụ tả thực vấn đề. Hai câu 5-6 gọi là phần luận. Phần này cũng đối nhau, có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng vấn đề, làm cho ý thơ sâu sắc hơn. Hai câu cuối gọi là phần kết, với nhiệm vụ kết thúc, tổng kết vấn đề. Bài thơ Đường luật gieo vần ở tiếng cuối câu 1 - 2 - 4 - 6 - 8 và là vần bằng. Bài thơ còn có niêm, câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc: “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”. Thông thường, thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3, đôi khi ngắt nhịp theo 2/2/3 hoặc 3/2/2 tùy theo mỗi bài.  Thơ thất ngôn bát cú Đường luật ngắn gọn; hàm súc, cô đọng; giàu nhạc điệu; lời ít, ý nhiều.

 
13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Nhịp

Đối

1

-B-T-B-

B

veo

4/3

-

2

-T-B-T-

T

leo

4/3

-

3

-T-B-T-

T

-

4/3

Đối

4

-B-T-B-

B

vèo

4/3

Đối

5

-B-T-B-

B

-

4/3

Đối

6

-T-B-T-

T

teo

4/3

Đối

7

-T-B-T-

T

-

2/2/3

-

8

-B-T-B-

B

bèo

4/3

-

27 tháng 12 2023

Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:

- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát

- Về cách gieo vần:

+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ

+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy

- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

Nối nội dung ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B:AB1. Thơ thất ngôn bát cú luật Đườnga. là một bộ phận của văn học trào phúng, dùng tiếng cười để châm biếm, phê phán xã hội hoặc tự phê bình bản thân2. Thơ thất ngôn tứ tuyệt luận Đườngb. thuộc kiểu văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp các thông tin về một cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình...
Đọc tiếp

Nối nội dung ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B:

A

B

1. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường

a. là một bộ phận của văn học trào phúng, dùng tiếng cười để châm biếm, phê phán xã hội hoặc tự phê bình bản thân

2. Thơ thất ngôn tứ tuyệt luận Đường

b. thuộc kiểu văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp các thông tin về một cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó.

3. Truyện lịch sử

c. là thể thơ mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ

4. Bài văn giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim

d. là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân,…) làm nội dung chính.

5. Thơ trào phúng

đ. Là thể thơ mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ

1
16 tháng 9 2023

1 – đ; 2 – c; 3 – d; 4 – b; 5 - a

15 tháng 9 2023

Tham khảo

* Giống nhau:

- Có hệ thống quy tắc phức tạp: luật, niêm, vần, đối và bố cục.

- Về hình thức: Mỗi câu đều có 7 chữ.

* Khác nhau:

- Thơ thất ngôn bát cú:

+ Có 8 câu thơ

+ Gieo vần cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

+ Bố cục được triển khai là đề, thực, luận, kết

- Thơ thất ngôn tứ tuyệt:

+ Có 4 câu thơ

+ Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

+ Bốn câu trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo thứ tự là các câu khai, thừa, chuyển và hợp.