K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2023

Hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đồng thời thấy rõ hơn tài năng của nhà thơ Lưu Trọng Lư.

15 tháng 9 2023

Một số văn bản nghị luận về tác phẩm Nắng mới:

https://www.qdnd.vn/van-hoa/sach/nang-moi-thi-pham-hay-ve-nguoi-me-709974

https://sachgiai.com/Toan-hoc/binh-giang-bai-tho-nang-moi-cua-luu-trong-lu-13976.html

15 tháng 9 2023

a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu:

Văn bản

Nội dung chính

Quang Trung đại phá quân Thanh

Kể về Quang Trung, một người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ tài năng của mình, ông đã định hình và phân tích một cách rất cụ thể về tình thế và về thời cuộc đem lại chiến thắng hiển hách trước quân Thanh.

Đánh nhau với cối xay gió

Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.

Bên bờ Thiên Mạc

Kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc.

=> Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử đều có nội dung liên quan đến các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

b.

- Nhận xét: truyện lịch sử có bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.

- Khi đọc truyện lịch sử cần chú ý:

+ Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?

+ Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.

+ Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).

+ Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.

15 tháng 9 2023

 

Cảm nhận của em

Trước khi đọc

Chưa có cảm nhận sau sắc về bài thơ Cảnh khuya bởi lẽ bài thơ này đã được sáng tác từ rất lâu trước đây

Sau khi đọc

Biết được đặc sắc trong nghệ thuật, hiểu sâu hơn về nội dung tác phẩm đồng thời cũng cảm nhận được rõ nét tâm hồn, tâm trạng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài thơ

Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt

- Xoáy sâu và nội dung vào từng từ ngữ

- Kết hợp với sự tưởng tượng đã tái hiện được hết vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cảnh khuya.

10 tháng 11 2016

Câu 1:Thể thơ:Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

Đặc điểm của thể thơ:

+Số câu:4 câu,mỗi câu 7 chữ,hiệp vần gieo vần câu 1,2,4,ngắt nhịp 4/3,3/4.....

Câu 2:Dù đã đi xa quê cả nửa cuộc đời thế nhưng những thanh âm thuộc về quê hương với những giọng nói của quê hương không hề có sự thay đổi. Những điều đó đi theo ông như luôn gợi nhớ tất cả những gì thuộc về quê hương của người đàn ông đã đi nơi xứ người bao nhiêu năm. Chỉ với hai câu thơ nhưng chúng ta đã cảm nhận được sự tự hào của tác giả khi nói về quê hương của mình và những mong đợi khi tác giả được trở về với quê hương vào nửa cuối cùng của cuộc đời con người.

Câu 3:

Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
(trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?)

Nếu như hai câu thơ đầu giọng thơ có chứa sự tự hào thì ở hai câu tiếp theo, giọng thơ lại mang theo sự chua xót khi tác giả thực sự trở lại quê hương của mình. Đặt chân lên mảnh đất của quê hương, tác giả đã được nhìn thấy những cảnh vật thân thương và gần gũi của quê hương mình. Thế những, lũ trẻ con nhìn thấy ông lại không hề biết ông là ai, còn hỏi rằng ông là khách ở chốn nào. Chua xót thay,, trở về quê hương, trở về nhà của chính mình nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên mà lại bị hỏi là khách ở chốn nào. Đó chính là nỗi buồn của những người xa quê lâu năm như chính tác giả vậy. Những hình ảnh đó có lẽ cũng giống như ông khi ông còn nhỏ. Lúc ấy, ông cũng cùng với những đứa trẻ khác cùng nhau chơi ở ngoài đình và cũng nhìn những người lạ mặt đi từ nơi khác tới. Nay khi tuổi đã già, mái tóc đã không còn đen, làn da không còn hồng hào khỏe mạnh và đôi mắt cũng không còn trong sáng nữa thì lại bị coi như những người lạ tới thăm quê hương.

10 tháng 11 2016

link: /hoi-dap/question/122955.html

Chúc bn học tốt

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
13 tháng 10 2016

      câu3   

      Mọi cái đều không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.

14 tháng 10 2016

2)Chi tiết:

Bác đến chơi đây ta với ta

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

->“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
3)Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Trong bài Qua đèo ngang thì ba từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ này trong bài “Bạn đến chơi nhà” là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khách trước hoàn cảnh bất ngờ, thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

4) Bài thơ này đã tạo nên một hình ảnh  tình bạn không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học, một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

 

 

11 tháng 2 2016

                                                             Bài làm

Câu 1 : 

+ Nội dung : Bài văn miêu tả Dế mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết kiểu căng, xốc nổi . Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và rút ra bài học đường đời đầu tiên 

+ Nghệ thuật : Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rẩ sinh động , cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên , hấp dẫn , ngôn ngữ chính xác , giàu tính tạo hình .

Câu 2 : 

+Thông điệp :Qua đoạn trích "bài học đường đời đầu tiên " tác giả muốn gửi đến thông điệp :  Ở đời sống mà cứ có thói hung hăng, không coi trời đất ra gì , sớm muộn cũng mang họa vào thân 

+Bài học : Không được hung hăng , kiêu ngạo với mọi người xung quanh 

Câu 3 : 

+Thiên nhiên vùng Cà Mau : Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ rộng lớn , hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã . Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập , trù phú, độc đáo ở vùng tận cùng phía nam của Tổ quốc.

+ Nét độc đáo của chợ Năm Căn :

*Giống các chợ bề bên vùng Nam Bộ , lều lá nằm cạnh nhà tầng , gỗ chất thành đống , nhiều thuyền , bè.

* Nhiều lì than , hầm gỗ , nhà bè như những khu phố nổi , bán đủ thứ , nhiều dân tộc như Khơ - me  ......

Mình cũng không chắc nữa . Nếu đúng tick cho mình mấy cái nha ^^

 

 

 

11 tháng 2 2016

2.Qua đoạn trích ''Bài học đường đời đầu tiên''tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp là:sống ở đời dù có khỏe mạnh nhưng lại kiêu căng về vẻ đẹp bề ngoài của mình mà bắt nạt mọi người và không biết suy nghĩ trước khi làm thì có ngày sẽ mang họa vào thân.khuyên mọi người không nên có tính kiêu căng khi sống trên đời.

 

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
14 tháng 9 2023

- Lí Bạch (701-762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Tam Cúc.

- Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc đời Đường

- Lí Bạch được mệnh danh là “Thi tiên”.