Ở một trường trung học phổ thông X, có 19% học sinh học khá môn Ngữ văn, 32% học sinh học khá môn Toán, 7% học sinh học khá cả hai môn Ngữ văn và Toán. Chọn ngẫu nhiên một học sinh của trường X. Xét hai biến cố sau:
A: “Học sinh đó học khá môn Ngữ văn”;
B: “Học sinh đó học khá môn Toán”.
a) Hoàn thành các mệnh đề sau bằng cách tìm cụm từ thích hợp thay cho dấu “?”.
\(P\left( A \right)\) là tỉ lệ ...(?)...
\(P\left( {AB} \right)\) là...(?)...
\(P\left( B \right)\) là ...(?)...
\(P\left( {A \cup B} \right)\) là ...(?)...
b) Tại sao để tính \(P\left( {A \cup B} \right)\) ta không áp dụng được công thức \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)\)?
a) \(P\left( A \right)\) là tỉ lệ học sinh học khá môn Ngữ văn trong tổng số học sinh của trường X
\(P\left( B \right)\) là tỉ lệ học sinh học khá môn Toán trong tổng số học sinh của trường X
\(P\left( {AB} \right)\) là tỉ lệ học sinh học khá cả hai môn Ngữ văn và Toán trong tổng số học sinh của trường X
\(P\left( {A \cup B} \right)\) là tỉ lệ học sinh học khá ít nhất một trong hai môn Ngữ văn và Toán trong tổng số học sinh của trường X
b) Ta không áp dụng được công thức \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)\) vì hai biến cố A và B không độc lập với nhau do học sinh học khá môn Ngữ Văn có thể cũng học khá môn Toán (7% học sinh học khá cả hai môn Ngữ văn và Toán)