K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2019

Chuyện giữa ông Hai với cậu con út hết sức cảm động:

- Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ, nhưng thực chất là tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng

- Qua lời trò chuyện, ta thấy:

    + Tình yêu làng của ông sâu nặng, muốn con ghi nhớ quê hương, nguồn cội của mình

    + Tình yêu nước, tấm lòng chung thủy với kháng chiến, cách mạng, với Bác Hồ. Tình cảm sâu nặng, bền vững, không thay đổi

- Tình yêu làng quê gắn chặt với dân tộc, với kháng chiến, cách mạng trở thành thứ tình cảm thiêng liêng, bền chặt

12 tháng 3 2017

●   Ông Hai trò chuyện với đứa con nhỏ thực chất là tự nhủ với chính mình, tự giãi bày nỗi lòng mình.

●   Ông mặc cảm với mọi người, hễ thấy ai trò chuyện cũng nghĩ họ đang nói về mình, về làng chợ Dầu. Với tâm trạng như vậy ông Hai không có đủ tự tin, dũng khí để nói chuyện với bất kì ai khác.

●   Nói chuyện với thằng con Út vì nó là một đứa con mà ông rất thương, cũng chỉ là một đứa nhỏ hồn nhiên. Quan trọng là ông cần một người lắng nghe ông lúc này. Với sự hồn nhiên của đứa trẻ, nó sẽ không có những suy nghĩ sâu xa, không có những lời nói mỉa mai.

●   Qua những lời trò chuyện ấy, ta thấy được trong những lúc đau xót bế tắc, bị ngờ oan thì trong thẳm sâu tấm lòng của người nông dân ấy vẫn hướng về cụ Hồ, hướng về kháng chiến. Tình yêu làng, yêu quê hương trong trái tim người nông dân ấy đã hoà quyện với tình yêu cách mạng, tình yêu cụ Hồ, yêu kháng chiến, yêu Tổ quốc.

13 tháng 12 2021

Em tham khảo:

I) Mở bài:

Kim Lân là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn.

Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư.

II) Thân bài:

* Luận cứ 1: tình yêu làng

- Niềm tự hào, kiêu hãnh của ông hai về làng của mình

- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:

Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em

Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ”

* Luận cứ 2: tâm trạng của ông hai khi nghe tin làng chợ dầu đi theo giặc:

Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.

Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.

Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: "Hà, nắng gớm, về nào… " rồi cúi mặt mà đi.

Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó thì trằn trọc không ngủ được.

Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng việt gian rồi khóc.

Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp việt gian.

III) Kết bài:

Ông hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình.

Hai điều trên đã được tác giả làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông Hai chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con nhỏ. Đoạn trò chuyện tưởng chừng ngô nghê, vẩn vơ với đứa trẻ con nhưng chứa nặng lòng yêu làng, yêu nước sâu nặng vô cùng. Nói với con mà thực ra là ông đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều  mà chắc rằng ông đã...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông Hai chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con nhỏ. Đoạn trò chuyện tưởng chừng ngô nghê, vẩn vơ với đứa trẻ con nhưng chứa nặng lòng yêu làng, yêu nước sâu nặng vô cùng. Nói với con mà thực ra là ông đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều  mà chắc rằng ông đã biết trước câu trả lời. Lời đứa con vang lên trong lòng ông thiêng liêng mà giản dị: “Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”… Đứa con như nói hộ những nỗi niềm khó nói trong lòng ông.  Những điều ấy ông đã biết nhưng vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm. Hình thức đối thoại nhưng mang tính chất độc thoại thể hiện lòng yêu sâu nặng của ông với làng, tấm lòng chung thủy với cách mạng, với kháng chiến, với Cụ Hồ. Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông … Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”...  Những suy nghĩ ấy như những lời nguyện thề son sắt. Ông xúc động, nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”. Tấm lòng của ông với làng, với nước thật sâu nặng, thiêng liêng”.

Xác định vấn đề nghị luận (luận điểm) trong đoạn văn trên.

 

Tìm những câu văn có chứa luận điểm

 

Đoạn văn nêu lên những sự việc nào có trong đoạn trích “Làng”?

 

Người viết đã nêu lên những ý kiến gì về những sự việc đó? Các ý kiến ấy giúp ta hiểu thêm điều gì về ông Hai?

 

0
17 tháng 2 2022

Em tham khảo: Lần sau ghi đúng đề nha, NV bé Thu và ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà nhé!

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Ông Sáu- (TPBL phụ chú) Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông trở về nhà trong sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Chắc hẳn (TPBL tình thái) cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha là bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

17 tháng 2 2022

đề này cô em ra chứ không phải trong sách ạ

 

26 tháng 11 2017

Lưu ý có sử dụng câu so sánh.≧◉◡◉≦

26 tháng 11 2017

Kim Lân là một nhà văn có sở trường về truyện ngắn. Các tác phẩm của ông thường viết về cảnh ngộ của người nông dân và cuộc sống sinh hoạt của làng quê. "Làng" là 1 tác phẩm tiêu biểu của ông viết về đề tài đó. Truyện được sáng tác năm 1948 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong truyện ngắn "Làng", nhà văn Kim Lân đã thể hiện 1 cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.

Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, ông Hai đau đớn tủi hổ vô cùng. Tác giả đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trước cái tin dữ đó. Thoạt đầu, nghe được tin đột ngột từ người đàn bà tản cư nói ra, ông Hai bàng hoàng đến sững sờ. "Cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như không thở được". "Ông snh ra nghi ngờ, cố chưa tin vào cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin". Từ lúc ấy, tâm trạng ông Hai bị ám ảnh, ray rứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông cúi gằm mặt xuống mà đi.
 
Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, tủi thân khi nhìn đàn con. "nước mắt ông lão cứ giàn ra". "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?" Ông giận lây và trách cứ những người trong làng phản bội. Tủi thân, ông Hai thương con, thương dân làng chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng là dân lang Việt gian.

Suốt mấy ngày hôm sau, ông Hai không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở xó nhà, nghe ngóng binh tình bên ngoài. Ông sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ và nhục nhã. Cứ thoáng nghe thấy Tây, Việt gian, cam-nhông là ông lại "lủi ra một góc nhà nín thít".

Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. Ông cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống: "Biết đi đâu bây giờ". Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đẩy đến đỉnh điểm. Ông nghĩ hay là quay về làng nhưng lại hiểu rõ thế là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ. Thế rồi ông đã dứt khoát theo cách của ông: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Rõ ràng, tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.

Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. Qua lời tâm sự với con, chúng ta thấy rõ 1 tình cảm sâu nặng và bền chặt với cái làng chợ Dầu, 1 tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng của con người ông Hai. Tình cảm đó là sâu nặng và thiêng liêng.
       
Khi nghe tin làng chợ Dầu không theo giặc, ông Hai sung sướng vô cùng. Cái nét mặt buồn thiu hàng ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Ông còn thay đổi thái độ với các con: mua bánh rán về chia cho các con. Sau đó ông chạy đi báo cho mọi người biết cái tin Tây nó đốt nhà mình rồi. Nhà bị giặc đốt mà ông không buồn không tiếc, lại lấy đó là niềm tự hào bởi đây là bằng chứng duy nhất chứng minh lòng trung thành của gia đình ông, của làng ông với kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn chặt với lòng yêu nước. Ông biết đặt tình yêu nước lên trên tình cảm cá nhân của mình. Phải chăng đó là nét đẹp tỏng con người ông Hai nói riêng và những người nông dân Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
       
Nhân vật ông Hai được khắc họa nhờ những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. Diến biến tâm trạng của nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính được miêu tả 1 cách cụ thể, gợi cảm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ. Ngôn ngữ nhân vật ông Hai mang đậm tính khởi ngữ, là lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động.
       
Tóm lại, truyện ngắn "Làng" của nhà văm Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai từ khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính. Qua diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai, ta thấy được 1 tình yêu làng yêu nước tha thiết gắn với tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai. Ông Hai chính là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân VN trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

26 tháng 10 2021

trong cuộc đời của mỗi con người không ai là chưa từng phạm sai lầm tôi cũng vậy . mỗi khi mắc lỗi nội tâm tôi như nóng lên vì xấu hổ . tôi sợ mọi người sẽ cười chê tôi . cũng sợ vì mình đã mắc phải lỗi không đáng có . mỗi lần như thế nội tâm tôi như có một phần nào đó cảm thấy tự ti .

26 tháng 10 2021

thanks ạ

21 tháng 10 2017

Chọn đáp án: C.

Giải thích: Đoạn tâm sự với thằng Húc là cách để ông Hai giãi bày tâm trạng, nỗi đau khổ buồn tủi khi nghe tin làng mình theo giặc.