K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự phong phú và đa dạng của sinh vật Việt Nam được thể hiện về thành phần loài gen di truyền và kiểu hệ sinh thái.

* Sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền:

Đa dạng về thành phần loài: Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới, trong đó nhiều loài thực vật quý hiếm (Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh,  nghiến, gỗ gụ…) và động vật quý hiếm (Sao la, voi, bò tót, trĩ…).

Đa dạng về gen di truyền: Số lượng các cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền,…

* Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái: Các hệ sinh thái ở nước ta song phú và đa dạng, bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, hệ sinh thái tự nhiên dưới nước và hệ sinh thái nhân tạo:

- Các hệ sinh thái trên cạn:

+ Gồm kiểu rừng sinh thái khác nhau, phổ biến nhất là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa với lớp phủ thực vật rậm rạp nhiều tầng, thành phần loài phong phú.

+ Ngoài ra, còn có: trảng cỏ cây bụi, rừng cận nhiệt, rừng ôn đới núi cao,…

- Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước bao gồm: hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt.

+ Các hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả các vùng nước lợ), điển hình là rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, đầm phá ven biển,… và hệ sinh thái biển chia thành các vùng nước theo độ sâu.

+ Các hệ sinh thái nước ngọt ở sông suối, ao, hồ đầm.

- Các hệ sinh thái nhân tạo hình thành do hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản rất đa dạng như:

+ Hệ sinh thái đồng ruộng, vùng chuyên canh,..

+ Hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản,…

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tính đa dạng sinh học ở Việt Nam ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng nên việc bảo tồn đa dạng sinh học trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay ở nước ta:

+ Suy giảm số lượng cá thể, loài sinh vật: số lượng cá thể, các loài thực vật, động vật hoang dã suy giảm nghiêm trọng. Một số loài thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng, ví dụ như: nhiều loài cây gỗ quý (đinh, lim, sến, táu,…); nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm (voi, hổ, bò tót, tê giác,…)

+ Suy giảm hệ sinh thái: Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh bị phá hoại gần hết, chỉ còn chủ yếu là rừng thứ sinh; các hệ sinh thái rừng ngập mặn, các hệ sinh thái biển cũng đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi con người.

+ Suy giảm nguồn gen: việc suy giảm số lượng cá thể cộng với suy giảm số lượng loài đã khiến nguồn gen suy giảm.

15 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

* Trạm Lào Cai

- Về nhiệt độ:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 280C).

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và tháng 1 (khoảng 150C).

+ Nhiệt độ trung bình năm: 22,40C.

- Về lượng mưa:

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 8 (khoảng 350mm).

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 1 (khoảng 35mm).

+ Tổng lượng mưa trong năm : 1765mm.

* Trạm Sa Pa

- Về nhiệt độ:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 200C).

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và 1 (khoảng 80C).

+ Nhiệt độ trung bình năm: 15,50C.

- Về lượng mưa:

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 7 và tháng 8 (khoảng 500mm).

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 2 (khoảng 80mm).

+ Tổng lượng mưa trong năm: 2674mm.
2. 

* Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Bắc - Nam:

- Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã trở ra:

+ Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 20°C.

+ Mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông tương đối khô và nửa cuối mùa đông ẩm ướt); Mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã trở vào:

+ Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 25°C và không có tháng nào dưới 20°C, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 9°C;

+ Khí hậu phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.

* Khí hậu nước ta phân hoá theo chiều Đông - Tây giữa vùng biển và đất liền, giữa vùng đồng bằng ở phía đông và vùng núi ở phía tây.

- Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.

- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

* Khí hậu phân hóa theo độ cao: Từ thấp lên cao, nước ta có ba đai khí hậu.

- Ở dưới thấp (miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1 000 m) có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.

- Lên cao hơn (đến dưới 2 600 m) có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa trên núi. Nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.

- Từ độ cao 2 600 m trở lên có khí hậu ôn đới gió mùa trên núi, tất cả các tháng có nhiệt độ trung bình dưới 15°C.

* Khí hậu phân hóa theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

15 tháng 8 2023

tham khảo:

* Trạm Lào Cai

- Về nhiệt độ:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 280C).

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và tháng 1 (khoảng 150C).

+ Nhiệt độ trung bình năm: 22,40C.

- Về lượng mưa:

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 8 (khoảng 350mm).

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 1 (khoảng 35mm).

+ Tổng lượng mưa trong năm : 1765mm.

* Trạm Sa Pa

- Về nhiệt độ:

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Tháng 6 (khoảng 200C).

+ Tháng có nhiệt độ thấp nhất: Tháng 12 và 1 (khoảng 80C).

+ Nhiệt độ trung bình năm: 15,50C.

- Về lượng mưa:

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 7 và tháng 8 (khoảng 500mm).

+ Tháng có lượng mưa lớn nhất: Tháng 2 (khoảng 80mm).

+ Tổng lượng mưa trong năm: 2674mm.

17 tháng 1 2023

– Châu Âu rất chú trọng bảo vệ đa dạng sinh học. Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đều được châu Âu bảo tồn tương đối tốt.

– Giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở châu Âu: ban hành chính sách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, giảm thiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất.

Từ 1995 khi gia nhập Asean, Việt Nam đã tham gia hợp tác tất cả các lĩnh vực của ASEAN như: kinh tế , văn hóa,...

Vai trò của Việt Nam trong ASEAN là: mở rộng khối thúc đẩy sự kết nạp các nước mở rộng quan hệ hợp tác nội khối và quan hệ quốc tế, thúc đẩy sự hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa,...

3 tháng 2 2023

- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, ánh sáng,…

+ Nhiệt độ: Loài cây ưa nhiệt phân bố ở vùng nhiệt đới, loài chịu lạnh phân bố ở vùng vĩ độ cao và các vùng núi cao lạnh giá.

+ Ánh sáng: Tác động đến quá trình quang hợp của cây xanh (Cây ưa sáng phát triển ở nơi có đầy đủ ánh sáng, cây ưa bóng sống trong bóng râm, dưới tán lá cây khác).

- Nước: Nguyên liệu cho cây quang hợp, phương tiện vận chuyển và trao đổi khoáng, chất hữu cơ, vận chuyển máu và chất dinh dưỡng ở động vật.

- Đất: Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.

- Địa hình: Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới phân bố thực vật ở vùng núi.

+ Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi nên thành phần thực vật cũng thay đổi, tạo thành các vành đai khác nhau.

+ Sườn đón gió, đón nắng và sườn khuất gió, khuất nắng cũng có sự khác biệt về nhiệt, ẩm, lượng mưa nên độ cao của các vành đai thực vật cũng khác nhau ở hai sườn.

- Sinh vật:

+ Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật.

+ Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật.

- Con người: Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phân bố sinh vật thông qua các hoạt động kinh tế.
18 tháng 1 2023

- Những nét đặc sắc của sinh vật ở Ô-xtrây-li-a:

+ Giới sinh vật tuy nghèo về thành phần loài nhưng có nhiều nét đặc sắc và mang tính địa phương cao.

+ Các loài thực vật bản địa nổi bật là keo và bạch đàn (600 loài khác nhau).

+ Giới động vật vô cùng độc đảo, đặc sắc nhất là hơn 100 loài thú có túi.

+ Các loài động vật mang tính biểu tượng quốc gia là gấu túi, đà điểu Ô-xtrây-li-a, thú mỏ vịt, chuột túi.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Đa dạng về thành phần loài:

- Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới.

- Ở nước ta đã phát hiện hơn 50.000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 20.000 loài thực vật, 10.500 loài động vật trên cạn. Ngoài ra, còn có rất nhiều loài động vật biển, vi sinh vật,…

* Đa dạng về nguồn gen di truyền: Trong mỗi loài lại có số lượng cá thể rất lớn, tạo nên sự đa dạng của nguồn gen di truyền.

* Đa dạng về hệ sinh thái:

 

Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn:

Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa chiếm phần lớn diện tích, bao gồm: rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng trên núi đá vôi,...

+ Ở một số nơi còn có các hệ sinh thái rừng ôn đới trên núi, trảng cỏ, cây bụi,...

- Trong hệ sinh thái tự nhiên dưới nước:

+ Hệ sinh thái nước mặn điển hình ở các vùng ven biển, cửa sông là rừng ngập mặn; ở các độ sâu khác nhau lại chia thành các vùng nước với nhiều loài sinh vật biển.

+ Hệ sinh thái nước ngọt có ở sông, suối, ao, hồ, đầm,...

- Các hệ sinh thái nông nghiệp:

+ Được hình thành do hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của con người.

+ Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng, chiếm dần diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm khí hậu:

- Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.

- Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.

* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm sinh vật và đất

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.

- Việt Nam có hệ sinh vật phong phú, đa dạng, do:

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật;

+ Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Nguyên nhân: do ảnh hưởng của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và địa hình nên khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng.

* Chứng minh:

- Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam:

+ Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã về phía bắc):khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng, ẩm và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào nam):khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ quanh năm cao và hầu như không thay đổi trong năm, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

Khí hậu nước ta phân hóa theo chiều Đông - Tây:

+ Khí hậu có sự phân hóa giữa hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn; Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn.

+ Vùng Biển Đông, khí hậu có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

Khí hậu nước ta phân hóa theo độ cao:ở những miền núi cao, khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu là: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

+ Đai nhiệt đới gió mùa trên núi:(miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1000 m); Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.

+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:(từ độ cao 600 - 700m, hoặc 900 - 1000 m đến dưới 2 600 m); Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: (từ độ cao 2600 m) quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông nhiệt độ dưới 5°C.

- Ngoài ra, khí hậu Việt Nam còn có sự phân hóa theo mùa:

Mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam.

+ Mùa đông có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.