Dựa vào hình 3.1, hình 3.2 và thông tin trong bài, em hãy cho ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đồi núi hoặc địa hình đồng bằng và bờ biển đối với khai thác kinh tế.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
#Tham khảo
Ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở khu vực đồi núi
* Trình bày:
- Thế mạnh:
+ Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp: khu vực đồi núi nước ta có nguồn lâm sản phong phú, thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp; có các đồng cỏ tự nhiên tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn; thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…
+ Đối với công nghiệp: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản => cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp; Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
+ Đối với du lịch: khu vực đồi núi có khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng, tạo thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.
- Hạn chế:
+ Địa hình bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho giao thông
+ Phải đối mặt với nhiều thiên tai, như: lũ quét, sạt lở,…
3 lĩnh vực
1. Nông nghiệp và sản xuất nông sản:
- Đồng bằng: Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp chính của Việt Nam. Đất đai phẳng, những con sông mạch lạc, và khí hậu ấm áp làm cho đây trở thành một trong những vùng trồng lúa, cây ăn trái, và các loại cây thủy canh quan trọng nhất. Sản lượng nông sản từ đồng bằng này đóng góp lớn vào nền kinh tế Việt Nam.
- Đồi núi: Khu vực núi phía bắc như Sapa và núi phía nam như Đà Lạt có địa hình đồi núi và khí hậu mát mẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng cây chè, cây hồ tiêu, và cây điều. Điều này đã tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho các cộng đồng núi.
2. Du lịch:
- Đồi núi: Sapa ở vùng núi phía bắc và Đà Lạt ở vùng núi phía nam là những điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút hàng ngàn du khách hàng năm. Cảnh quan thiên nhiên độc đáo và khí hậu mát mẻ làm cho việc tham quan và nghỉ mát ở đây trở nên hấp dẫn.
- Đồng bằng: Bãi biển và các khu vực cận biển ở Việt Nam cũng là điểm đến du lịch quan trọng, với những bãi biển đẹp và hoạt động thể thao nước nhiều.
3. Khai thác tài nguyên:
- Đồi núi: Một số vùng núi có tiềm năng cho việc khai thác quặng và gỗ. Ví dụ, các tỉnh miền núi phía bắc như Lào Cai có khả năng khai thác quặng sắt và các loại quặng khác.
- Đồng bằng: Khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Bắc Bộ là các khu vực có nhiều cơ hội cho việc khai thác khoáng sản và tài nguyên tự nhiên khác.
Lựa chọn: ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở khu vực đồi núi
* Trình bày:
- Thế mạnh:
+ Đối với nông nghiệp, lâm nghiệp: khu vực đồi núi nước ta có nguồn lâm sản phong phú, thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp; có các đồng cỏ tự nhiên tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn; thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…
+ Đối với công nghiệp: Khu vực đồi núi tập trung nhiều loại khoáng sản => cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp; Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
+ Đối với du lịch: khu vực đồi núi có khí hậu mát mẻ, cảnh quan đa dạng, tạo thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.
- Hạn chế:
+ Địa hình bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho giao thông
+ Phải đối mặt với nhiều thiên tai, như: lũ quét, sạt lở,
tham khảo:
Ví dụ:
Khu vực đồi núi: Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà (Đà Nẵng) nằm trên núi Chúa, thuộc dãy Trường Sơn, ở độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển => mát mẻ quanh năm, thích hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.Khu vực đồng bằng: thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và cư trú => hình thành nhiều trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM,...Vùng biển và thềm lục địa: Có nhiều vũng, vịnh để xây dựng các cảng nước sâu như Cái Lân, Chân Mây, Vân Phong,...Tham khảo
- Ví dụ 1 (Ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu và sinh vật):Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hoá giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:
+ Ở sườn đón gió: mưa nhiều, sinh vật phát triển;
+ Ở sườn khuất gió: mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn.
- Ví dụ 2 (Ảnh hưởng của địa hình đối với sông ngòi): ở khu vực miền Trung, do địa hình núi cao ăn lan sát ra biển nên sông ngòi chủ yếu có địa hình ngắn và dốc, với hướng chảy tây bắc - đông nam.
- Ví dụ 3 (Ảnh hưởng của địa hình đối với đất): đất phù sa phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung; đất feralit phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi.
- Thế mạnh:
+ Tập trung nhiều loại khoáng sản => nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Rừng và đất trồng: Tạo cơ sở phát triển nền lâm - nông nghiệp nhiệt đới.
+ Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
+ Tiềm năng du lịch: Có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng,... nhất là du lịch sinh thái.
- Hạn chế:
+ Địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
+ Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất,...
+ Tại các đứt gãy sâu còn có nguy cơ phát sinh động đất.
+ Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại,... thường gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống dân cư.
b) Khu vực đồng bằng
- Thế mạnh:
+ Cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản, mà nông sản chính là lúa gạo.
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản.
+ Nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và các trung tâm thương mại.
+ Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
- Hạn chế:
Các thiên tai như bão, lụt, hạn hán…thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sản
Tham khảo:
- Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần. Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất.
- Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
Tham khảo
- Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần. Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất.
- Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên | Khai thác kinh tế ở khu vực biển và thềm lục địa |
- Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp nên tính nhiệt đới của thiên nhiên được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ: Ở các vùng núi, thiên nhiên có sự phân hoá theo đai cao: - Khu vực Đông Bắc: + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa + Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. Nhiệt độ mùa đông xuống thấp có thể xuống 0; mùa hè khí hậu mát mẻ. - Khu vực Tây Bắc: + Khí hậu phân hóa theo độ cao và được dãy Hoàng Liên Sơn ngăn không cho gió mùa Đông Bắc như khu vực Đông Bắc; nên nhiệt độ ấm hơn vùng Đông Bắc 2-3. + Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn ở một số tỉnh ở Tây Bắc. - Dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam: + Sườn đón gió mưa nhiều, sinh vật phát triển. + Sườn khuất gió mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn. Tự nhiên: - Đất: + Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao + Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. + Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần. + Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất. - Sông: Hướng nghiêng của địa hình ảnh hưởng đến dòng chảy sông ngòi: + Khu vực Tây Bắc, sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. + Khu vực Đông Bắc, sông chảy theo hướng vòng cung. Độ dốc địa hình ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy: + Ở vùng núi, sông thường chảy nhanh hơn. + Ở vùng đồng bằng, sông chảy chậm và điều hòa hơn. | - Điều kiện phát triển: + Có nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, với trữ lượng tương đối lớn + Có nhiều vũng, vịnh để xây dựng các cảng nước sâu + Có tiềm năng về dấu khí, năng lượng gió, thủy triều + Có nhiều bãi tắm đẹp; nhiều đảo có phong cảnh đẹp, không khí trong lành + Nghề làm muối có nhiều điều kiện phát triển. - Thuận lợi phát triển kinh tế biển và thềm lục địa: + Khai thác và nuôi trồng thủy sản + Làm muối + Giao thông vận tải biển + Khai thác năng lượng + Du lịch biển |
- Một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương:
+ Nuôi trồng và đánh bắt hải sản;
+ Khai thác dầu khí;
+ Làm muối,…
- Vai trò của biển và đại dương đối cới phát triển kinh tế - xã hội:
Đối với phát triển kinh tế
+ Cung cấp tài nguyên phong phú (sinh vật, khoáng sản,…);
+ Không gian phát triển các ngành kinh tế,…
Đối với xã hội
+ Tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới;
+ Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển,…
Tham khảo:
- Địa hình đồi núi ở nước ta có sự phân hoá đa dạng thành các khu vực: vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
* Khu vực Đông Bắc:
+ Phạm vi: nằm ở tả ngạn sông Hồng, từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
+ Đặc điểm địa hình: chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo. Ngoài ra, khu vực Đông Bắc còn có địa hình cac-xtơ (cao nguyên đá Đồng Văn; hệ thống đảo đá vôi trong vịnh Hạ Long).
* Khu vực Tây Bắc:
+ Phạm vi: từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
+ Đặc điểm địa hình: địa hình cao nhất nước ta, với các dãy núi lớn có hướng tây bắc - đông nam như Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao. Trong khu vực còn có các dãy núi thấp, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi; các cánh đồng thung lũng,...
* Khu vực Trường Sơn Bắc:
+ Phạm vi: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
+ Đặc điểm địa hình: là vùng núi thấp, hướng tây bắc - đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.
* Khu vực Trường Sơn Nam:
+ Phạm vi: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
+ Đặc điểm địa hình: gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.
- Ngoài ra còn dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng:
+ Ở Bắc Bộ có vùng đồi trung du;
+ Ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình bán bình nguyên.
Tham khảo
- Ví dụ 1 (ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến phát triển kinh tế):Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà (Đà Nẵng) nằm trên núi Chúa thuộc dãy Trường Sơn, ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, nên khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
- Ví dụ 2 (ảnh hưởng của địa hình bờ biển đến phát triển kinh tế): Vịnh Vân Phong nằm ở phía bắc tỉnh Khánh Hòa, thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là một trong những vịnh kín gió khi được bán đảo Hòn Gốm che chắn. Xét về địa hình, Vân Phong có điều kiện thuận lợi để phát triển cảng nước sâu khi có độ sâu tự nhiên lớn (khoảng 60 km bờ biển có độ sâu từ 15 - 22 m), không bị bồi lắng và luồng vào cảng ngắn với độ sâu trên 22 m. Với vị trí nằm gần đường hàng hải quốc tế, nơi đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế và phát triển kinh tế biển.