Hãy hoàn thành thông tin về các khu vực địa hình đồi núi theo địa hình đồi núi theo bảng gợi ý dưới đây vào vở:
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.
+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…
Tham khảo:
- Địa hình đồi núi ở nước ta có sự phân hoá đa dạng thành các khu vực: vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
* Khu vực Đông Bắc:
+ Phạm vi: nằm ở tả ngạn sông Hồng, từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
+ Đặc điểm địa hình: chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo. Ngoài ra, khu vực Đông Bắc còn có địa hình cac-xtơ (cao nguyên đá Đồng Văn; hệ thống đảo đá vôi trong vịnh Hạ Long).
* Khu vực Tây Bắc:
+ Phạm vi: từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
+ Đặc điểm địa hình: địa hình cao nhất nước ta, với các dãy núi lớn có hướng tây bắc - đông nam như Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao. Trong khu vực còn có các dãy núi thấp, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi; các cánh đồng thung lũng,...
* Khu vực Trường Sơn Bắc:
+ Phạm vi: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
+ Đặc điểm địa hình: là vùng núi thấp, hướng tây bắc - đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.
* Khu vực Trường Sơn Nam:
+ Phạm vi: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
+ Đặc điểm địa hình: gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.
- Ngoài ra còn dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng:
+ Ở Bắc Bộ có vùng đồi trung du;
+ Ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình bán bình nguyên.
Tham khảo
1.
- Vùng núi Đông Bắc: nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc.
- Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
- Vùng núi Trường Sơn Nam: nằm ở phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.
2.
- Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc:
+ Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.
+ Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m.
+ Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng.
+ Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long.
- Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc:
+ Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1 000 - 2 000 m, nhiều đỉnh cao trên 2 000 m. Trong vùng có nhiều dãy núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và những cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.
+ Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh. Xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ,...
- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc:
+ Gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.
+ Là vùng có độ cao trung bình khoảng 1.000 m, một số ít đỉnh cao trên 2.000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711 m), Rào Cỏ (2 235 m).
+ Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Nam.
+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc.
+ Địa hình có hướng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn Nam không đối xứng.
+ Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.
+ Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m như: Ngọc Linh (2 598 m), Chư Yang Sin (2 405 m), Lang Biang (2 167 m),...
+ Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ, có nơi cao tới 200 m.
Tham khảo!
Nhân tố | Thuận lợi | Khó khăn |
Địa hình | - Địa hình đồng bằng thuận lợi cho cư trú, sản xuất lúa, nuôi trồng thuỷ sản,... - Một số khu vực núi có cảnh quan đẹp tạo điều kiện để phát triển du lịch. | - Địa hình có nhiều ô trũng thường bị ngập úng vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. |
Sông ngòi | - Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phát triển giao thông vận tải và nuôi trồng thuỷ sản. | - Mùa khô, mực nước sông hạ thấp nên giao thông đường thuỷ, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn; - Mùa mưa, mực nước sông dâng cao, dễ gây ra tình trạng lũ lụt. |
Khí hậu | - Thuận lợi cho trồng trọt, đặc biệt trồng rau vụ đông. | - Khí hậu nóng ẩm làm cho sâu bệnh phát triển. |
- Địa hình Ô-xtray-li –a có thể chia làm thành bốn khu vực:
+ Đồng bằng ven biển, độ cao trung bình khoảng 100m.
+ Cao nguyên Tây Ô –xtray-li-a, cao trung bình từ 300-500 m
+ Đồng bằng trung tâm, cao trung bình khoảng 100-200 m
+ Dãy Đông Ô-xtray-li-a, cao trung bình từ 800-1000 m
- Địa hình núi cao nhất nằm ở dãy Đông Ô-xtray-li-a với đỉnh Rao-đơ-Mao cao khoảng 1500m
Các thành phần và cảnh quan địa lí | Sự phân bố theo chiều từ Xích đạo về hai cực |
a. Các vòng đai nhiệt | - Vòng đai nóng - Vòng đai ôn hòa - Vòng đai lạnh - Vòng đai băng giá vĩnh cửu |
b. Các đai khí áp | - Đai áp thấp xích đạo - Đai áp cao cận nhiệt đới - Đai áp thấp ôn đới - Đai áp cao địa cực |
c. Các đới gió chính | - Đới gió Mậu dịch - Đới gió Tây ôn đới - Đới gió Đông cực |
d. Các đới khí hậu | - Đới khí hậu Xích đạo - Đới khí hậu cận Xích đạo - Đới khí hậu nhiệt đới - Đới khí hậu cận nhiệt - Đới khí hậu ôn đới - Đới khí hậu cận cực - Đới khí hậu cực |
e. Các kiểu thảm thực vật | - Rừng nhiệt đới, xích đạo - Xavan, cây bụi - Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao - Hoang mạc, bán hoang mạc - Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt - Rừng cận nhiệt ẩm - Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới - Rừng lá kim - Đài nguyên - Hoang mạc lạnh |
f. Các nhóm đất chính | - Đất đỏ vàng (feralit) và đen nhiệt đới - Đất đỏ, nâu đỏ xavan - Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc - Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm - Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng - Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao - Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới - Đất pốt dôn - Đất đài nguyên - Băng tuyết |
- Địa hình Ô-xtray-li –a có thể chia làm thành bốn khu vực:
+ Đồng bằng ven biển, độ cao trung bình khoảng 100m.
+ Cao nguyên Tây Ô –xtray-li-a, cao trung bình từ 300-500 m
+ Đồng bằng trung tâm, cao trung bình khoảng 100-200 m
+ Dãy Đông Ô-xtray-li-a, cao trung bình từ 800-1000 m
- Địa hình núi cao nhất nằm ở dãy Đông Ô-xtray-li-a với đỉnh Rao-đơ-Mao cao khoảng 1500m
Em tham khảo nhé !
Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, khu vực đồi núi Tây Bắc theo lát cắt địa hình từ C đến D (C - D) có đặc điểm địa hình là: cao ở tây bắc (dãy Hoàng Liên Sơn) thấp dần về đông nam (sông Chu), có nhiều đỉnh núi cao, các cao nguyên xen các thung lũng sông.
Đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, khu vực đồi núi Tây Bắc theo lát cắt địa hình từ C đến D (C - D) có đặc điểm địa hình là: cao ở tây bắc (dãy Hoàng Liên Sơn) thấp dần về đông nam (sông Chu), có nhiều đỉnh núi cao, các cao nguyên xen các thung lũng sông
Tham khảo
Khu vực
Phạm vi
Đặc điểm hình thái
Tây Bắc
Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
- Địa hình cao nhất nước ta, với
các dãy núi lớn có hướng tây bắc - đông nam.
- Có các dãy núi thấp, sơn nguyên, cao nguyên đá vôi và các cánh
đồng thung lũng,...
Đông Bắc
Tả ngạn sông Hồng
đến biên giới phía
Bắc.
- Chủ yếu là đồi núi thấp.
- Có 4 dãy núi hình cánh cung
(Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo.
- Có địa hình cac-xtơ.
Trường Sơn Bắc
Phía nam sông Cả
đến dãy Bạch Mã.
- Là vùng núi thấp.
- Hướng tây bắc - đông nam.
- Gồm nhiều dãy núi song song,
so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.
Trường Sơn Nam
Phía nam dãy Bạch
Mã đến Đông Nam Bộ.
- Gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên
xếp tầng.